Nhiều ngành đang thiếu hụt lao động trầm trọng
Dấu hiệu phục hồi với lĩnh vực lao động đi làm việc ở nước ngoài Hỗ trợ người lao động nghèo đi làm việc ở nước ngoài Không để "tín dụng đen" tiếp cận công nhân, người lao động |
Trong báo cáo báo cáo “Tình hình thị trường lao động trong năm 2022: Thực trạng và hướng đi” vừa được công bố mới đây, VietnamWorks cho biết, có tới gần 87% doanh nghiệp tham gia khảo sát gặp khó khăn trong tuyển dụng mà nguyên nhân chủ yếu là do nhân viên chủ động xin việc.
Cụ thể, 12% doanh nghiệp có tỷ lệ nhân viên chủ động nghỉ việc lên tới 30% - 40%. Gần 41% doanh nghiệp có tỷ lệ nhân viên chủ động nghỉ việc là 10% - 20%. Có đến 40,8% doanh nghiệp có tỉ lệ nhân viên từ chức ở mức tăng 10 - 20%
Chính điều này khiến cho doanh nghiệp luôn trong trạng thái “khát” nhân sự ở mức báo động khi đã phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh. Những con số này cũng cho thấy rằng, thiếu hụt nhân sự khi tình hình kinh tế đang trên đà phục hồi và phát triển trở lại sẽ là bài toán nan giải cho những doanh nghiệp đang cần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cũng theo VietnamWorks, thị trường tuyển dụng đang mất cung cầu khi mưc thiếu hụt nhân lực tại các khu vực trọng điểm ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh tăng cao. Cụ thể, tỷ lệ thiếu hụt tại Thành phố Hồ Chí Minh là gần 23% và tại Hà Nội là gần 15%. Các ngành thiếu hụt nhân lực lớn nhất thuộc về ngành Dịch vụ - Xây dựng/Kiến trúc - Bất động sản - Bán buôn/Bán lẻ - Nhà hàng/Khách sạn/Du lịch - Công nghệ thông tin - Tài chính/Kế toán/Kiểm toán.
Nhiều ngành nghề đang thiếu hụt nhân lực chất lượng cao. Ảnh minh họa |
Trong khi đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cũng cho hay, đến nay, quy mô lao động đã dần phục hồi, với khoảng 51,4 triệu người. Đặc biệt, trong các lĩnh vực, địa bàn gặp khó khăn trong đại dịch thì hiện nay mức độ phục hồi tương đối tốt.
Riêng về ngành du lịch, dịch vụ có khoảng 19,2 triệu người, bình quân mỗi quý tăng 900.000 người lao động trong vòng 3 quý gần đây. Tỉ lệ thất nghiệp giảm đi, tỉ lệ có việc làm bền vững, việc làm thỏa đáng tăng lên.
Tuy nhiên, thị trường lao động chưa bền vững. Tỉ lệ người lao động có việc làm bền vững, việc làm thỏa đáng chưa cao, đời sống của một bộ phận người lao động, nhất là công nhân phải thuê nhà trọ, công nhân và những người lao động khu vực dịch vụ còn bấp bênh. Tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ đang diễn ra, nhất là những ngành, nghề, lĩnh vực yêu cầu trình độ cao.
Bộ LĐTBXH cho rằng, cần có các chính sách rất bài bản, căn cơ trong việc đào tạo nguồn lao động, xây dựng thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững, hội nhập.
Vì vậy, trong quý 3 và 4, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tổ chức nhiều hội nghị, diễn đàn, các cuộc đào tạo, tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo, tập trung đào tạo một cách căn bản, căn cơ ở trong một số ngành, lĩnh vực, nhất là ở một số ngành đang dự báo là sẽ thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, như lĩnh vực tài chính, công nghệ thông tin, logistic đồng thời tập trung chuyển dịch nhanh lực lượng lao động phi chính thức sang chính thức.