Nhanh chóng giải quyết chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân lao động

Chính sách 22:43 | 28/05/2022
Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động là chính sách đang thu hút sự quan tâm lớn của công nhân lao động. Bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu đã chia sẻ với báo chí về tiến độ triển khai chủ trương này.
Người lao động có thể nộp trực tuyến hồ sơ hỗ trợ tiền thuê nhà Tích cực giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động

Cần lọc bớt những thủ tục rườm rà

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) cho rằng, kinh phí đã có, đối tượng đã rõ, mục tiêu hỗ trợ cụ thể, hỗ trợ cho người lao động có quan hệ lao động. Nhưng các thủ tục triển khai thông qua lấy xác nhận, công chứng, xác nhận của doanh nghiệp và chính quyền địa phương… làm cho việc hỗ trợ đến tay người lao động chậm.

Theo đại biểu đoàn Đồng Nai, để triển khai nhanh chính sách này, các cơ quan, tổ chức thực hiện cần có giải pháp quyết liệt, lọc bớt những thủ tục rườm rà khiến khâu triển khai chậm. “Đây là vấn đề rất cần quan tâm, nếu hỗ trợ không kịp thời, mục tiêu và ý nghĩa chính sách sẽ không còn tính thời sự”, đại biểu Trịnh Xuân An nhấn mạnh.

Nhanh chóng giải quyết chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân lao động
Đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) nhìn nhận, nếu hỗ trợ không kịp thời, mục tiêu và ý nghĩa chính sách sẽ không còn tính thời sự. (Ảnh: QH)

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) cho rằng, quyết định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đã có gần 2 tháng nay, nhưng việc triển khai chi trả tiền hỗ trợ vẫn chưa đến tay người lao động.

Vướng mắc này chủ yếu có 2 nguyên nhân, đó là thủ tục từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, phê duyệt hồ sơ... còn chưa tối ưu, còn nhiều bước, chưa phân cấp, ủy quyền mà bước cuối cùng vẫn phải đến cấp tỉnh nên rất chậm. Mặt khác, năng lực tổ chức thực hiện ở các cấp còn nhiều hạn chế.

Theo đại biểu, khi xây dựng chính sách hỗ trợ là phải đơn giản, nhanh chóng, kịp thời, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ bởi khi người lao động đang gặp khó khăn thì sự hỗ trợ kịp thời là rất quan trọng. Thế nhưng hiện nay, quá trình triển khai thực hiện chính sách đang chậm. Do đó, cần đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, thực hiện chi trả cho người lao động.

Nhanh chóng giải quyết chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân lao động
Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) cho rằng cần đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, thực hiện chi trả cho người lao động. (Ảnh: QH)

Phải thúc đẩy một cách mạnh mẽ bằng nhiều cách khác nhau

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn Thái Nguyên) lại nhấn mạnh việc xác minh, rà soát đối tượng cần được tiến hành nhanh chóng. Theo đại biểu, chủ trương, chính sách và hướng dẫn thực hiện đều đã có. Triển khai chính sách này, nhiều địa phương cũng có những cách làm thận trọng để xác định đúng đối tượng, quá trình xác định, xác minh đối tượng và kiểm đếm có những khó khăn để tránh những sai sót có thể xảy ra. Đây cũng là một trong những lý do làm cho công tác triển khai bị chậm.

“Các địa phương phải thúc đẩy một cách mạnh mẽ bằng nhiều cách khác nhau để nhanh chóng triển khai chính sách này đến tay người lao động. Công tác xác minh, rà soát ở cơ sở cần được tiến hành nhanh chóng”, đại biểu nói.

Nhanh chóng giải quyết chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân lao động
Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn Thái Nguyên) cho rằng việc xác minh, rà soát đối tượng cần được tiến hành nhanh chóng. (Ảnh: M.T)

Ngày 27/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và phát triển bền vững”. Tại đây, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh đã trao đổi về chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.

Ông Thành cho biết, mục tiêu hỗ trợ để giữ chân người lao động, phục hồi kinh tế xã hội. Bởi sau làn sóng người lao động di dời khỏi các đô thị lớn do đại dịch Covid-19, chính sách hỗ trợ người lao động quay lại thị trường và giữ chân người lao động là rất cần thiết.

Khi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 diễn ra ở Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, có đến 2,2 triệu người từ thành phố, từ khu kinh tế trọng điểm về nông thôn. Nguyên nhân có nhiều, trong đó có việc người lao động sợ dịch bệnh, thu nhập bị giảm sút nhưng đặc biệt là nhà ở. Họ thiếu nhà và tiền thuê nhà chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu nhập của người lao động.

Theo Thứ trưởng Lê Văn Thanh, thủ tục hỗ trợ người lao động rất đơn giản. Người lao động có đơn có xác nhận của chủ trọ gửi cho doanh nghiệp lập danh sách, doanh nghiệp lập danh sách gửi Bảo hiểm xã hội xác nhận và sau đó Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định và phê duyệt chuyển tiền cho người lao động.

Nhanh chóng giải quyết chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân lao động
Một khu nhà trọ của công nhân lao động trên địa bàn xã Kim Chung, huyện Đông Anh. (Ảnh: Phương Ngân).

Qua kiểm tra, ông Thanh cho biết, hiện hầu hết các địa phương đã ban hành kế hoạch triển khai để hỗ trợ cho người lao động. Dự kiến có 3,4 triệu lao động với tổng kinh phí là 6.600 tỉ đồng. Tuy nhiên, việc triển khai này hơi chậm so với mong muốn, đến nay, các địa phương vẫn đang phê duyệt, một số địa phương đã tiến hành chi trả cho người lao động.

Quan tâm chính sách nhà ở cho công nhân

“Hiện nay, các địa phương đã phê duyệt gần 10.000 lao động với khoảng 33 tỉ đồng. Chúng tôi đang yêu cầu các địa phương thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, làm sao trong tháng 5, tháng 6 người lao động cơ bản nhận được số tiền này. Thời gian thực hiện đến 15/8 sẽ kết thúc, hoàn thành được việc này”, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết.

Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng cho rằng, người lao động phải chủ động hơn. Vì người lao động phải chủ động viết đơn, có xác nhận của nhà trọ gửi cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp mới có cơ sở lập danh sách.

Thứ trưởng Lê Văn Thanh cũng nhìn nhận, chính sách này chỉ là biện pháp hỗ trợ trong ngắn hạn. Về lâu dài, chúng ta phải quan tâm chính sách nhà ở cho công nhân. Trong Chương trình phục hồi phát triển kinh tế, Chính phủ đã dành khoảng 40.000 tỷ đồng, giao cho Bộ Xây dựng chủ trì để xây dựng nhà ở cho người lao động, giúp người lao động yên tâm làm việc với doanh nghiệp lâu dài hơn, cũng như giúp ổn định thị trường lao động trong thời gian tới.

Theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mức hỗ trợ cụ thể như sau: Hỗ trợ cho người lao động đang làm việc, đã thuê nhà từ ngày 1/2 đến tháng 6 mức 500.000 đồng/tháng, thời gian tối đa là 3 tháng.

Đối với những người quay trở lại thị trường lao động, thuê nhà từ ngày 1/4 đến hết 30/6 thì được hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng, thời gian tối đa là 3 tháng.

Theo Phương Thảo/laodongthudo.vn

https://laodongthudo.vn/nhanh-chong-giai-quyet-chinh-sach-ho-tro-tien-thue-nha-cho-cong-nhan-lao-dong-140758.html

Link gốc: https://laodongthudo.vn/nhanh-chong-giai-quyet-chinh-sach-ho-tro-tien-thue-nha-cho-cong-nhan-lao-dong-140758.html

Tin khác

Những điểm mới về nghĩa vụ quân sự từ 1/7: Người dân cần lưu ý điều gì?

Những điểm mới về nghĩa vụ quân sự từ 1/7: Người dân cần lưu ý điều gì?

Từ ngày 1/7/2025, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự chính thức có hiệu lực. Với nhiều quy định mới liên quan đến đăng ký nghĩa vụ quân sự (NVQS), gọi nhập ngũ và tổ chức khám sức khỏe, luật mới mang đến những thay đổi quan trọng mà công dân trong độ tuổi thực hiện NVQS cần đặc biệt lưu ý.
Từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ từ 20-50% mức đóng

Từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ từ 20-50% mức đóng

Từ 1/7/2025, mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện sẽ tăng lên, đặc biệt là đối với các nhóm yếu thế, được kỳ vọng sẽ là động lực lớn để nhiều người dân tham gia BHXH tự nguyện, góp phần mở rộng diện bao phủ an sinh xã hội tại Việt Nam.
Từ 1/7: Hàng loạt luật mới chính thức có hiệu lực - Tác động sâu rộng đời sống người dân

Từ 1/7: Hàng loạt luật mới chính thức có hiệu lực - Tác động sâu rộng đời sống người dân

Từ ngày 1/7/2025, chính thức áp dụng nhiều luật quan trọng, điều chỉnh sát sườn các lĩnh vực như bảo hiểm, thuế, công đoàn, dữ liệu cá nhân, y tế, di sản văn hóa… Đây là bước phát triển mạnh mẽ về hoàn thiện pháp luật và cải cách thiết chế Nhà nước, mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.
Đề xuất vi phạm chương trình đào tạo có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 18 tháng

Đề xuất vi phạm chương trình đào tạo có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 18 tháng

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, vốn đã được sửa đổi theo Nghị định số 127/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Từ 1/7, đơn vị phải nộp đủ tiền BHXH chậm đóng và xác nhận bổ sung quá trình cho người lao động

Từ 1/7, đơn vị phải nộp đủ tiền BHXH chậm đóng và xác nhận bổ sung quá trình cho người lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 với nhiều thay đổi trong quản lý sổ BHXH và trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động.

Có thể bạn quan tâm

Tăng cường số hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Tăng cường số hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025, quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Đây là bước tiến quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trong ngành bảo hiểm xã hội.
Mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế, nhiều đối tượng được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh

Mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế, nhiều đối tượng được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh

Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, bổ sung năm 2024 chính thức có hiệu lực, mở rộng đáng kể quyền lợi cho người tham gia BHYT, nhất là nhóm yếu thế và người có công. Điểm nổi bật của luật mới là nhiều nhóm đối tượng sẽ được Quỹ BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh, kể cả trong một số trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến, góp phần tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe.
Những điểm mới về nghĩa vụ quân sự từ 1/7: Người dân cần lưu ý điều gì?

Những điểm mới về nghĩa vụ quân sự từ 1/7: Người dân cần lưu ý điều gì?

Từ ngày 1/7/2025, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự chính thức có hiệu lực. Với nhiều quy định mới liên quan đến đăng ký nghĩa vụ quân sự (NVQS), gọi nhập ngũ và tổ chức khám sức khỏe, luật mới mang đến những thay đổi quan trọng mà công dân trong độ tuổi thực hiện NVQS cần đặc biệt lưu ý.
Từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ từ 20-50% mức đóng

Từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ từ 20-50% mức đóng

Từ 1/7/2025, mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện sẽ tăng lên, đặc biệt là đối với các nhóm yếu thế, được kỳ vọng sẽ là động lực lớn để nhiều người dân tham gia BHXH tự nguyện, góp phần mở rộng diện bao phủ an sinh xã hội tại Việt Nam.
Từ 1/7: Hàng loạt luật mới chính thức có hiệu lực - Tác động sâu rộng đời sống người dân

Từ 1/7: Hàng loạt luật mới chính thức có hiệu lực - Tác động sâu rộng đời sống người dân

Từ ngày 1/7/2025, chính thức áp dụng nhiều luật quan trọng, điều chỉnh sát sườn các lĩnh vực như bảo hiểm, thuế, công đoàn, dữ liệu cá nhân, y tế, di sản văn hóa… Đây là bước phát triển mạnh mẽ về hoàn thiện pháp luật và cải cách thiết chế Nhà nước, mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.
Đề xuất vi phạm chương trình đào tạo có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 18 tháng

Đề xuất vi phạm chương trình đào tạo có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 18 tháng

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, vốn đã được sửa đổi theo Nghị định số 127/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Từ 1/7, đơn vị phải nộp đủ tiền BHXH chậm đóng và xác nhận bổ sung quá trình cho người lao động

Từ 1/7, đơn vị phải nộp đủ tiền BHXH chậm đóng và xác nhận bổ sung quá trình cho người lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 với nhiều thay đổi trong quản lý sổ BHXH và trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động.
Chính thức miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông từ năm học 2025-2026

Chính thức miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông từ năm học 2025-2026

Ngày 26/6, với 440/441 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết miễn và hỗ trợ học phí cho toàn bộ trẻ mầm non, học sinh phổ thông và người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục công lập trên toàn quốc. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày ký và sẽ áp dụng từ năm học 2025-2026.
Chính sách công nghiệp hiện đại tạo động lực bứt phá cho khu vực tư nhân

Chính sách công nghiệp hiện đại tạo động lực bứt phá cho khu vực tư nhân

Chính sách công nghiệp hiện đại đang mở ra thời kỳ bứt phá cho khu vực tư nhân ở Việt Nam. Từ tư tưởng “Đổi mới - chủ động - sáng tạo”, tiếp cận công nghệ và mở rộng thị trường toàn cầu, đến cải cách hành chính cùng cắt giảm bộ máy, tất cả tạo nên một cơ chế thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân “dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới”.
Cán bộ, công chức được thanh toán tiền khi không nghỉ hết ngày phép năm: “Làm nhiều hưởng nhiều” chính thức vào Luật

Cán bộ, công chức được thanh toán tiền khi không nghỉ hết ngày phép năm: “Làm nhiều hưởng nhiều” chính thức vào Luật

Quốc hội đã thông qua Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), trong đó bổ sung quy định mới về quyền lợi tiền lương của cán bộ, công chức chưa nghỉ hết ngày phép năm. Luật gồm 7 chương, 45 điều, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Tập trung vào 4 nhóm đối tượng cần ưu tiên giải quyết chính sách trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Tập trung vào 4 nhóm đối tượng cần ưu tiên giải quyết chính sách trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Ngày 23/6, Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn số 4177 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ nhằm kịp thời giải quyết chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đây là bước triển khai cụ thể các kết luận, chỉ đạo mới nhất của Trung ương và Chính phủ về tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Từ 1/7, thêm bốn nhóm đối tượng được cấp miễn phí bảo hiểm y tế

Từ 1/7, thêm bốn nhóm đối tượng được cấp miễn phí bảo hiểm y tế

Bắt đầu từ ngày 1/7/2025, theo quy định mới, bốn nhóm đối tượng sẽ được ngân sách Nhà nước chi trả toàn bộ chi phí tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), nâng tổng số nhóm được hỗ trợ 100% lên 20 nhóm, theo Luật BHYT sửa đổi.
Từ 1/7: Người lao động theo hợp đồng không chính thức bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội

Từ 1/7: Người lao động theo hợp đồng không chính thức bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội

Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 chính thức có hiệu lực, trong đó điểm nổi bật là mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm cả những người lao động làm việc theo các loại hợp đồng không chính thức nhưng có yếu tố trả công và chịu sự quản lý, giám sát.
Từ 1/1/2026, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là 1% lương tháng

Từ 1/1/2026, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là 1% lương tháng

Theo Luật Việc làm sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, từ ngày 1/1/2026, người lao động và người sử dụng lao động sẽ áp dụng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp mới, với tỷ lệ tối đa là 1% tiền lương/tháng. Quy định này được kỳ vọng sẽ góp phần minh bạch hóa nghĩa vụ tài chính và đảm bảo tính bền vững của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Từ 1/7: Áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới tại 34 tỉnh, thành phố

Từ 1/7: Áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới tại 34 tỉnh, thành phố

Theo Nghị định số 128/2025/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, từ ngày 1/7/2025, mức lương tối thiểu vùng sẽ được áp dụng mới tại 34 tỉnh, thành phố trên cả nước. Cùng với đó, danh mục các địa bàn hành chính cấp xã được cập nhật để làm căn cứ tính mức lương tối thiểu theo từng vùng.
Xem thêm
Phiên bản di động