Mức xử phạt doanh nghiệp không trang bị các thiết bị đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
Luật sư Phạm Đức Phi, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời:
Khoản 3, Điều 21, Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định như sau: Phạt tiền từ 20.000.000 đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo quy định.
b) Không trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định.
c) Không xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố hoặc ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc.
d) Không lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
đ) Không điều tra tai nạn lao động thuộc trách nhiệm theo quy định của pháp luật; không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hoặc khai báo sai sự thật về tai nạn lao động; không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hoặc khai báo sai sự thật sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
e) Không bảo đảm đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
g) Không trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để đảm bảo ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng hoặc gây tai nạn lao động.
Như vậy, nếu công ty bạn đang làm việc không trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, có thể bị xử phạt theo các quy định nêu trên.
Tin khác

Đề xuất phạt tiền lên đến 6 tỷ đồng tội trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động

4 tháng đầu năm, gần 48.000 người đi làm việc ở nước ngoài

Tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tới hơn 100 đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Bộ Nội vụ đề xuất giao UBND cấp tỉnh quyết định lương tối thiểu vùng
Có thể bạn quan tâm

4 tháng đầu năm 2025, Hà Nội giải quyết việc làm cho 88.102 người lao động

600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

Đề xuất phạt tiền lên đến 6 tỷ đồng tội trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động

4 tháng đầu năm, gần 48.000 người đi làm việc ở nước ngoài

Tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tới hơn 100 đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Bộ Nội vụ đề xuất giao UBND cấp tỉnh quyết định lương tối thiểu vùng

Chuẩn bị tốt các nội dung đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Nâng cao phúc lợi, tạo niềm tin, gắn kết người lao động với tổ chức Công đoàn

Hưởng lương ra sao nếu đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5?

Đảm bảo công tác chăm lo cho người lao động

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động là do thay đổi cách tính lương, thưởng

Hà Nội: Chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 203.000 đối tượng

Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm
