Làng cổ Đường Lâm giữa những “giằng co” đô thị hóa

Đô thị 07:34 | 05/12/2022
Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội là ngôi làng cổ “độc nhất vô nhị” ở miền Bắc với những hình ảnh thân thuộc rất đỗi đặc trưng của làng quê Bắc Bộ, đồng thời là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia và từng thu hút đông đảo du khách.
Vốn hóa đất đai nhìn từ kinh nghiệm thế giới Cần công cụ loại bỏ các quy hoạch không có giá trị

Dù cơ quan quản lý đã nỗ lực xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, song lượng khách đến với làng cổ Đường Lâm vẫn chưa phục hồi sau dịch. Và không dừng lại ở đó, đang có những giằng co giữa phát triển với bảo tồn.

Chiều cuối tuần, cổng làng Mông Phụ, xã Đường Lâm náo nhiệt dòng xe đưa khách đến và đi. Nhưng vào sâu trong làng, không khí trầm lặng bao trùm, với chỉ đôi ba chục du khách lác đác trên những con đường dẫn vào nhà cổ.

lang co Duong lam giua nhung giang co do thi hoa hinh anh 1
Ảnh: Internet

Chị Hoàng Thị Lan Hương, một khách du lịch đến từ quận Hoàng Mai, hài lòng với chuyến đi nhưng có một chút nuối tiếc vì làng cổ không “cổ” như tưởng tượng:

"Xem TikTok thì thấy các bạn review làng cổ Đường Lâm rất đẹp. Quãng đường khá xa, nhưng đến đây khung cảnh tạo cho bọn em cảm giác rất là yên bình. Bên cạnh những ngôi nhà cổ và hoang sơ như ngày xưa, thì cũng có những ngôi nhà rất hiện đại, nó làm giảm một phần cảm nhận của du khách. Mong rằng những nét đẹp cổ vẫn sẽ được giữ lại".

Người thành phố có thể thích sự tĩnh lặng, nhưng với người dân địa phương làm dịch vụ du lịch, sôi động mới là niềm vui, mới mang đến thu nhập.

Ông Hà Hữu Thể, chủ nhân ngôi nhà cổ gần 400 năm, chủ cơ sở sản xuất tương truyền thống lâu đời, thở dài vì khách vắng hơn hẳn so với trước dịch, đặc biệt là khách nước ngoài. Cả làng hiện chỉ còn chưa đầy chục nhà cổ còn duy trì đón khách:

"Khai thác một số nghề truyền thống để lấy công ăn việc làm và một chút quà quê cho khách, phải có việc làm thì du lịch mới sống được. Ban quản lý bán vé dù nhiều hay ít cũng hỗ trợ được 350.000 đồng/tháng, tính ra mỗi ngày hơn chục nghìn.

Quỹ thời gian từ sáng đến tối, vệ sinh nhà cửa, quạt mát, nước,… tất cả kinh phí gia đình phải bỏ ra. Nhà nào không có nghề phụ thì họ đóng cửa, đi tìm nghề khác kiếm sống".

Những năm qua, Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm đã xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn để du khách tham quan và trải nghiệm cuộc sống nông thôn, gắn liền với những nét văn hóa, phong tục truyền thống, nổi bật như các chương trình: Mùa thu làng cổ, Tết làng Việt, Truy tìm kho báu,…

Ông Nguyễn Đăng Thạo, Trưởng Ban Quản lý di tích cho biết, làng cổ Đường Lâm đã đón tiếp hơn 60.000 khách trong hơn 8 tháng qua, bằng 50% so với thời điểm trước dịch. Lượng khách bắt đầu tăng mạnh trong 3 tháng gần đây:

"Chúng tôi cũng tổ chức triển khai các sản phẩm du lịch khác gắn với du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nghề truyền thống như làm kẹo, làm tương, các trò chơi dân gian, các lễ hội truyền thống, được du khách rất chào đón.

Chúng tôi cũng tập trung công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản Đường Lâm, cảnh quan môi trường, cũng như phát triển một số loại hình, cơ sở hạ tầng mới, công tác tuyên truyền, quảng bá".

Tuy nhiên, nếu du khách ghé chơi vào thời điểm không có sự kiện hay lễ hội, thì khó kiếm trải nghiệm nào khác việc chụp ảnh và mua một chút quà quê. Chưa kể, việc tìm địa chỉ nhà cổ khá khó khăn khi thiếu hệ thống biển báo, bản đồ chỉ dẫn.

Làng cổ Đường Lâm vốn nổi tiếng với những bức tường xây bằng đất, đá ong, mái ngói gạch nung, nhưng đến nay, nét cổ kính đang dần mất đi. Những ngôi nhà cổ lạc lõng giữa “vòng vây” của nhà cao tầng hiện đại.

Ông Phùng Quang Thắng, Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội cho rằng, làng cổ Đường Lâm và nhiều địa điểm du lịch nông thôn khác chưa được khai thác hết thế mạnh, dù tiềm năng là rất lớn, nên cần nhiều tâm huyết hơn nữa của cả cơ quan quản lý du lịch và nông thôn:

"Cốt lõi của du lịch nông thôn là sản phẩm du lịch. Vai trò của cơ quan quản lý, tìm nguồn kinh phí để tạo cơ hội cho mọi người giữ gìn văn hóa cổ của mình. Người dân phải thấy lợi ích thì người ta sẽ hưởng ứng một cách tự nguyện hơn.

Du lịch nông thôn mang tính chất cộng đồng, phải có người đứng ra tổ chức cái tổng thể. Điểm tiếp theo là cần những doanh nghiệp hiểu biết về du lịch nông thôn để hỗ trợ địa phương xây dựng sản phẩm du lịch, quảng bá, đưa khách đến"./.

Theo Minh Hiếu/vov.vn

https://vov.vn/du-lich/lang-co-duong-lam-giua-nhung-giang-co-do-thi-hoa-post988163.vov

Link gốc: https://vov.vn/du-lich/lang-co-duong-lam-giua-nhung-giang-co-do-thi-hoa-post988163.vov

Tin khác

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

Không chỉ là một gương mặt quen thuộc trên sân khấu và màn ảnh nhỏ, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Thanh Hương còn được công chúng yêu mến bởi lối sống tích cực và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.
Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Trong tổng 11.342,1m2 đất mà thành phố Hà Nội giao cho huyện Đông Anh, có hơn 5.106m2 đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất.
Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Thông tin từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng hàn khẩu "đóng" 4 lối đi tự mở giao cắt với đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc xử lý tận gốc nguồn gây ra ô nhiễm, hồi sinh các dòng sông, đặc biệt là sông Tô Lịch là rất cấp bách. Đồng thời yêu cầu Hà Nội quyết định và thực hiện dự án bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

Có thể bạn quan tâm

Gỡ “nút thắt” trong xây mới chung cư cũ

Gỡ “nút thắt” trong xây mới chung cư cũ

(LĐ&PL) Nhiều năm nay hàng loạt chung cư cũ ở Hà Nội được lên kế hoạch cải tạo, xây mới nhưng tiến độ rất chậm chạp. Để gỡ nút thắt này, Luật Thủ đô đã ra đời tạo hành lang pháp lý cho khâu lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết, đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng chung cư cũ.
Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

Cầu Vĩnh Tuy 1 được khánh thành và đưa vào khai thác năm 2009. Qua 13 năm, cầu đã xuất hiện một số hư hỏng. Bởi vậy, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông (đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải Hà Nội) đề xuất sửa chữa, xử lý nhằm bảo đảm an toàn giao thông.
NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

Không chỉ là một gương mặt quen thuộc trên sân khấu và màn ảnh nhỏ, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Thanh Hương còn được công chúng yêu mến bởi lối sống tích cực và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.
Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Trong tổng 11.342,1m2 đất mà thành phố Hà Nội giao cho huyện Đông Anh, có hơn 5.106m2 đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất.
Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Thông tin từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng hàn khẩu "đóng" 4 lối đi tự mở giao cắt với đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc xử lý tận gốc nguồn gây ra ô nhiễm, hồi sinh các dòng sông, đặc biệt là sông Tô Lịch là rất cấp bách. Đồng thời yêu cầu Hà Nội quyết định và thực hiện dự án bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Thời điểm này, tình hình giao thông những ngày cuối năm trên địa bàn Hà Nội diễn biến khá phức tạp, ùn tắc kéo dài vào nhiều khung giờ, tại nhiều nút giao thông. Thực tế đã chỉ ra, hiện diện tích đất dành cho giao thông tại Hà Nội chỉ tăng 0,3%/năm, nhưng xe cá nhân lại tăng 4 - 5%/năm. Vì vậy, áp lực giao thông của Hà Nội sẽ ngày càng lớn nếu không hạn chế được các loại xe cá nhân.
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Chiều 22/1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội triển khai lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024 tại 58 nút giao trên toàn Thành phố.
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

Sau gần một tuần điều chỉnh giao thông, tại nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển, các nút đèn tín hiệu đã được điều chỉnh lại hệ thống đèn cho phù hợp. Tại vòng xuyến giữa nút giao, lực lượng chức năng đã điều chỉnh lại các hướng lưu thông, chia tách các dòng phương tiện… nhờ các giải pháp này, nút giao đã từng bước trở nên thông thoáng.
Hà Nội lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông

Hà Nội lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông

Giai đoạn 2024 - 2025, Công an thành phố Hà Nội chủ trì và triển khai các nội dung, nhiệm vụ về nâng cấp Trung tâm thông tin chỉ huy và lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự, xử lý vi phạm cho phòng Cảnh sát giao thông.
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, có tầm vóc quốc tế, trước hết Thành phố phải xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và thông minh, kết nối thuận lợi, hiệu quả và an toàn, đồng thời phải phát triển hợp lý những phương thức vận tải hiện đại.
“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch

“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch

Đối với công tác bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã quyết định triển khai dự án khẩn cấp; giao Sở Xây dựng chủ trì với các sở, ngành, ban quản lý dự án và các địa phương đẩy nhanh tiến độ dự án. Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu đến 2/9/2025 phải hoàn thành, trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào. Quá trình thực hiện phải đặc biệt chú ý phương án bảo vệ môi trường sinh thái, hệ sinh thái Hồ Tây bổ cập nước hồ về sông Tô Lịch.
Tư duy toàn cầu để xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh

Tư duy toàn cầu để xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh

Ngày 2/12, trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á năm 2024, các đại biểu đã tham gia tọa đàm chia sẻ với chủ đề “Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”.
Sẽ có thêm 3 tuyến đường giao thông qua huyện Quốc Oai

Sẽ có thêm 3 tuyến đường giao thông qua huyện Quốc Oai

(LĐ&PL) Theo Quyết định số 6015/QĐ-UBND ngày 19/11/2024 của thành phố Hà Nội, 3 tuyến đường giao thông tại huyện Quốc Oai sẽ được triển khai xây dựng trong thời gian tới.
Xem thêm
Phiên bản di động