Khuyến khích tổ chức hội nghị người lao động năm 2023 trong quý I
Mới đây, UBND và LĐLĐ thành phố Hà Nội đã ban hành Hướng dẫn liên tịch số 285/HD-UBND-LĐLĐ về tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và hội nghị người lao động năm 2023.
Trong đó, đối với việc tổ chức hội nghị người lao động, Hướng dẫn nêu: Căn cứ Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ; Hướng dẫn số 41/HD-TLĐ ngày 11/11/2021 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về “Hướng dẫn Công đoàn tham gia đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc”, người sử dụng lao động phối hợp với Công đoàn cơ sở xây dựng quy chế và tổ chức hội nghị người lao động (doanh nghiệp có dưới 10 người lao động thì không bắt buộc phải tổ chức hội nghị).
Hội nghị người lao động được tổ chức mỗi năm một lần, khuyến khích tổ chức hội nghị vào quý I hàng năm để phát huy quyền dân chủ của người lao động trong việc đánh giá kết quả hoạt động của năm trước và đề xuất giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm công tác mới.
![]() |
Lãnh đạo LĐLĐ huyện Gia Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị người lao động Công ty cổ phần Môi trường đô thị Gia Lâm năm 2022. Ảnh minh họa. |
Về hình thức, căn cứ điều kiện thực tế, người sử dụng lao động thống nhất với Công đoàn cơ sở về thành phần dự hội nghị theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu. Hình thức tổ chức, nội dung, thành phần, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động thực hiện theo Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp (Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc thực hiện theo Điều 48 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ).
Hội nghị người lao động bao gồm các nội dung theo quy định tại Điều 64 Bộ luật Lao động, trong đó tập trung thảo luận về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc; điều kiện làm việc; yêu cầu của người lao động và Công đoàn cơ sở đối với người sử dụng lao động; các nội dung khác mà hai bên quan tâm…
Trong Hướng dẫn liên tịch, cùng với hướng dẫn chi tiết chương trình khung của hội nghị người lao động, UBND và LĐLĐ thành phố Hà Nội cũng đề nghị người sử dụng lao động phối hợp với Công đoàn cơ sở phổ biến, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết hội nghị đến toàn thể người lao động; định kỳ 06 tháng một lần phối hợp tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết và kết quả thực hiện kiến nghị của người lao động.
Tin khác

Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết 2025

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới

Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Những khoản tiền được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2024
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động là do thay đổi cách tính lương, thưởng

Hà Nội: Chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 203.000 đối tượng

Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm

Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp sớm công khai phương án thưởng Tết 2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết 2025

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới

Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Những khoản tiền được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2024

Nhiều thông tin mới về bảo hiểm thất nghiệp có lợi cho người lao động

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

Lương hưu tháng 9 trả trùng nghỉ lễ Quốc khánh, người dân sẽ nhận vào ngày nào?

Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

Cơ hội nào cho lao động tự do?

Trao hỗ trợ kinh phí sửa chữa “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn quận Ba Đình
