Hoàn thiện giáo trình phòng cháy, chữa cháy đưa vào trường học
Nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy tại các hộ gia đình nằm trong ngõ sâu Những quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy |
![]() |
Các trường học đều chú trọng dạy kỹ năng sống phòng cháy chữa cháy cho học sinh |
Bộ GD-ĐT đang khẩn trương hoàn thiện giáo trình, bài giảng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng cháy chữa cháy ngay trong năm học 2022-2023.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh cho biết: Trong những năm qua, Bộ GD-ĐT thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, đặc biệt phối hợp với Bộ Công an trong công tác phòng cháy chữa cháy.
Ngày 11/5/2022, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục. Đến nay, đã có 30 tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch để triển khai.
Cùng với đó, ngành GD-ĐT đã biên soạn tài liệu lồng ghép kiến thức phòng cháy chữa cháy vào chương trình giảng dạy.
Để hoàn thiện các giáo trình phòng cháy chữa cháy trong trường học, Bộ GD-ĐT đang tập trung biên soạn để đưa xuống các địa phương, xuống hệ thống các trường học và sẽ đưa vào giảng dạy trong năm học 2022-2023. Bộ GD-ĐT đang đẩy mạnh việc thẩm định giáo trình, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành khác để triển khai vào năm học này.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho biết, hiện mới chỉ có khoảng 15.000 cán bộ, giáo viên được tập huấn về công tác phòng cháy chữa cháy mỗi năm. Do đó, Bộ yêu cầu các Sở GD-ĐT tăng cường phối hợp với công an địa phương để tập huấn cho đội ngũ làm công tác phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn trong các nhà trường.
Thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố, đề nghị có sự chỉ đạo sâu sắc hơn.
Theo Duy Anh/anninhthudo.vn
Tin khác

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường
Có thể bạn quan tâm

Thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Sẽ hoàn thiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trước ngày 25/5

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Sáp nhập cấp xã: Hiệu trưởng, hiệu phó trường học có bị cắt giảm?

Việt Nam giành 3 Huy chương Vàng tại Olympic Vật lý Châu Á 2025: Thành tích bứt phá ấn tượng

Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục
