Hệ quả của biến đổi khí hậu nhìn từ bão miền Trung

Đô thị 07:23 | 21/10/2022
Những cơn bão và thời tiết cực đoan vừa qua gây ra nhiều thiệt hại cho các tỉnh miền Trung, đáng lo ngại hơn, các hiện tượng bất thường cho thấy dấu hiệu của sự biến đổi khí hậu.
Đợt lạnh sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc sẽ ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam

Các chuyên gia cho rằng cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp ứng phó, tránh bị động dẫn đến hệ quả

khó lường.

Những cơn bão đổ bộ vào miền Trung trong thời gian qua là do biến đổi khí hậu. Ảnh: Vũ Hạ  
Những cơn bão đổ bộ vào miền Trung trong thời gian qua là do biến đổi khí hậu. Ảnh: Vũ Hạ

Hiện tượng thời tiết bất thường

Theo nghiên cứu của Thạc sĩ Hoàng Thị Bình Minh, Viện nghiên cứu khoa học Miền Trung, biến đổi khí hậu là vấn đề mang tính toàn cầu, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh nhất. Có nguyên nhân bắt nguồn từ tự nhiên và nhân tạo nhưng con người là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu. Với sự hiện diện của 8 loại hình do thiên tai, hiểm họa gây ra bao gồm bão, lũ, lụt, hạn hán, sạt lở đất, lốc, xâm nhập mặc và xói lở bờ sông, miền Trung là nơi nhạy cảm và thể hiện rõ ràng nhất về vấn đề biến đổi khí hậu.

Nhiều năm qua, các hình thế thời tiết cực đoan, như bão và áp thấp nhiệt đới, gây hệ quả về sạt lở đất, xói mòn, trượt lở đất gây ra rất nhiều thiệt hại về người và của cho người dân địa phương. Đáng ngại hơn, hiện tượng hạn hán cũng xuất hiện tại miền Trung dù đây là nơi có mưa nhiều. Hạn hán kết hợp với nước biển dâng cao đã dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn gây thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, thực phẩm và khan hiếm nguồn nước cho các hoạt động.

Do đó, an ninh nguồn nước và lương thực ở khu vực bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Th.S Hoàng Thị Bình Minh cho rằng, hạn hán, bão lũ thất thường và nước biển dâng là ba vấn đề liên quan đến khí hậu cần phải nghiên cứu giải quyết để hạn chế thiệt hại đến con người và đời sống.

Cơn bão số 5 – Sonca vừa qua là một trong những ví dụ về hệ quả của hiện tượng thời tiết bất thường gây hậu quả nghiêm trọng về người, khiến hàng nghìn ngôi nhà chìm trong nước. Theo nhận định của chuyên gia, bão số 5 có hình thái đặc biệt, được hình thành ngay trên Biển Đông từ một vùng áp thấp, thay vì di chuyển từ Thái Bình Dương vào như nhiều cơn bão khác.

Đồng thời, Sonca chỉ duy trì hình thái là một cơn bão trong vài giờ, sau đó nhanh chóng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới nhưng lại gây ra lượng mưa lên tới trên 500mm trong suốt 6 tiếng đồng hồ. Nhiều người dân địa phương cho rằng đây là lượng mưa lịch sử, mức độ ngập cũng là chưa từng có.

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, từ nay đến tháng 4/2023, dự báo trên khu vực Biển Đông sẽ còn khoảng từ 3 - 5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng 2 hoặc 3 cơn tập trung chính ở các tỉnh Trung Bộ và Nam Bộ. Riêng trong tháng 11/2022, tổng lượng mưa ở nhiều khu vực tiếp tục có sự thay đổi, cao hơn so với trung bình nhiều năm, có nơi lên đến trên 70%.

Hầm chui Điện Biên Phủ ở Đà Nẵng nước ngập sau trận mưa vừa qua. Ảnh Quang Hải
Hầm chui Điện Biên Phủ ở Đà Nẵng nước ngập sau trận mưa vừa qua. Ảnh Quang Hải

Nâng cao năng lực ứng phó

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, GS.TS Hoàng Xuân Cơ cho biết: “Việc nhận định rõ ràng về vấn đề biến đổi khí hậu sẽ giúp cho chúng ta có các biện pháp ứng phó kịp thời, hạn chế những thiệt hại có thể gây ra bởi hiện tượng thời tiết cực đoan trước mắt và cả về lâu dài. Lấy ví dụ như trong những năm qua, tôi nhận thấy hiện tượng mưa bão đang dần giảm ở Miền Bắc và chuyển dịch về phía Nam. Đây có thể là dấu hiệu của hiện tượng biến đổi khí hậu nhưng lại rất ít được đề cập, đánh giá tác động”.

Khẳng định nếu chỉ đánh giá chủ quan từ một vài hiện tượng khí tượng thất thường để đưa ra hệ quả của biến đổi khí hậu là chưa đủ, GS.TS Hoàng Xuân Cơ cho rằng, cần dựa trên những công trình nghiên cứu, lưu trữ số liệu căn cơ trong nhiều năm để so sánh rồi mới đưa ra kết luận để tìm ra giải pháp hiệu quả ứng phó với mọi tác động. Tuy nhiên, hiện nay các phương pháp khoa học dường như chưa có sự quan tâm đúng mức.

Trước những nguy cơ liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu, nhằm chủ động thích ứng hiệu quả, giảm mức độ dễ bị tổn thương, tổn thất và thiệt hại, Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050”. Trong đó, đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như phải nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội, đảm bảo sinh kế bền vững.

Ngăn chặn tình trạng suy giảm, suy thoái, phục hồi các nguồn tài nguyên; xây dựng một nền nông nghiệp thông minh, hiện đại, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu và có giá trị gia tăng cao; quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt rừng tự nhiên hiện có; phát triển hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa mạng lưới giám sát biến đổi khí hậu, quan trắc khí tượng thủy văn, động đất, sóng thần, hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng, nhất là đối với bão, mưa, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển; nâng cấp, hiện đại hóa công nghệ giám sát, phân tích, dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai…

GS.TS Hoàng Xuân Cơ cho rằng để định hướng của Chính phủ đạt hiệu quả, giữa các bộ, ngành cần có sự gắn kết chặt chẽ, tạo ra kế hoạch đồng bộ để tích hợp rủi ro và các vấn đề biến đổi khí hậu vào trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Các chính sách và thông tư hướng dẫn phải được bộ, ngành phối hợp nhịp nhàng, tránh chồng chéo trong thực hiện chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu. Xây dựng cơ chế xử phạt đối với các hành vi phá hoại tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt là bổ sung nguồn lực tài chính phục vụ cho việc nghiên cứu, đo đạc, đánh giá về những thay đổi của hệ thống khí hậu.

Vấn đề nâng cao nhận thức của người dân địa phương được xem là một chiến lược bền vững cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, nhận thức của thế hệ trẻ có ý nghĩa định hình cho tương lai của khu vực cũng như định hình lối sống, đạo đức và lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ.

Thạc sĩ Hoàng Thị Mỹ Bình, Viện nghiên cứu Khoa học miền Trung

Theo Vũ Khoa/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/he-qua-cua-bien-doi-khi-hau-nhin-tu-bao-mien-trung.html

Link gốc: https://kinhtedothi.vn/he-qua-cua-bien-doi-khi-hau-nhin-tu-bao-mien-trung.html

Tin khác

Ba Vì: Chủ động ứng phó với bão số 3

Ba Vì: Chủ động ứng phó với bão số 3

(LĐ&PL) Trước những ảnh hưởng của cơn bão số 3, huyện Ba Vì yêu cầu tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với diễn biến phức tạp của thiên tai, mưa bão.
Phát động Giải báo chí chào mừng 80 năm ngành GTVT

Phát động Giải báo chí chào mừng 80 năm ngành GTVT

(LĐ&PL) Ngày 27/8, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức Lễ trao Giải "Báo chí viết về ngành GTVT lần thứ V năm 2023 - 2024" và phát động Giải "Báo chí chào mừng 80 năm Ngày truyền thống ngành GTVT 28/8/1945 - 28/8/2025".
Không để ùn tắc giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

Không để ùn tắc giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐ&PL) Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay diễn ra từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9, trong thời gian này, dự báo lượng người rời Hà Nội về các tỉnh, thành phố và ngược lại sẽ rất lớn, thường gây ùn tắc giao thông tại các khu vực cửa ngõ Thủ đô.
Metro Nhổn - Ga Hà Nội liên tục phá “kỷ lục” vận chuyển hành khách

Metro Nhổn - Ga Hà Nội liên tục phá “kỷ lục” vận chuyển hành khách

Vượt mọi dự đoán và mong đợi, đoạn trên cao, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội liên tục lập kỳ tích về vận chuyển hành khách. Sau 1 tuần vận hành thương mại (từ ngày 8 - 14/8), tuyến đã vận chuyển an toàn 393.168 hành khách.
Quy trình 10 bước xử lý tranh chấp tại dự án metro số 1

Quy trình 10 bước xử lý tranh chấp tại dự án metro số 1

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ liên quan việc thành lập Ban xử lý tranh chấp (DAB) và giải quyết khiếu nại, bất đồng thông qua DAB tại tuyến đường sắt đô thị metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Có thể bạn quan tâm

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội dọn vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả bão số 3

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội dọn vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐ&PL) Ngày 14/9, hưởng ứng chương trình của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường nhằm khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Phát triển văn hóa đọc, thúc đẩy học tập suốt đời

Phát triển văn hóa đọc, thúc đẩy học tập suốt đời

Với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 7/10, trong đó Lễ khai mạc Tuần lễ được tổ chức vào ngày 1/10.
Ba Vì: Chủ động ứng phó với bão số 3

Ba Vì: Chủ động ứng phó với bão số 3

(LĐ&PL) Trước những ảnh hưởng của cơn bão số 3, huyện Ba Vì yêu cầu tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với diễn biến phức tạp của thiên tai, mưa bão.
Phát động Giải báo chí chào mừng 80 năm ngành GTVT

Phát động Giải báo chí chào mừng 80 năm ngành GTVT

(LĐ&PL) Ngày 27/8, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức Lễ trao Giải "Báo chí viết về ngành GTVT lần thứ V năm 2023 - 2024" và phát động Giải "Báo chí chào mừng 80 năm Ngày truyền thống ngành GTVT 28/8/1945 - 28/8/2025".
Không để ùn tắc giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

Không để ùn tắc giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐ&PL) Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay diễn ra từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9, trong thời gian này, dự báo lượng người rời Hà Nội về các tỉnh, thành phố và ngược lại sẽ rất lớn, thường gây ùn tắc giao thông tại các khu vực cửa ngõ Thủ đô.
Metro Nhổn - Ga Hà Nội liên tục phá “kỷ lục” vận chuyển hành khách

Metro Nhổn - Ga Hà Nội liên tục phá “kỷ lục” vận chuyển hành khách

Vượt mọi dự đoán và mong đợi, đoạn trên cao, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội liên tục lập kỳ tích về vận chuyển hành khách. Sau 1 tuần vận hành thương mại (từ ngày 8 - 14/8), tuyến đã vận chuyển an toàn 393.168 hành khách.
Quy trình 10 bước xử lý tranh chấp tại dự án metro số 1

Quy trình 10 bước xử lý tranh chấp tại dự án metro số 1

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ liên quan việc thành lập Ban xử lý tranh chấp (DAB) và giải quyết khiếu nại, bất đồng thông qua DAB tại tuyến đường sắt đô thị metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Đồng bộ các tuyến buýt kết nối với metro Nhổn - Ga Hà Nội

Đồng bộ các tuyến buýt kết nối với metro Nhổn - Ga Hà Nội

Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đã chính thức vận hành thương mại. Đáng chú ý, để tạo thuận lợi và đáp ứng nhu cầu di chuyển người dân sao cho thuận tiện nhất, hàng chục tuyến buýt đã được kết nối với metro Nhổn - Ga Hà Nội.
Đề xuất chuyển chủ đầu tư nhiều dự án chỉnh trang đô thị Thành phố Hồ Chí Minh

Đề xuất chuyển chủ đầu tư nhiều dự án chỉnh trang đô thị Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐ&PL) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp (Ban Quản lý Dân dụng và Công nghiệp) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa đề xuất chuyển hàng chục dự án do Ban Quản lý này làm chủ đầu tư về cho các địa phương, đơn vị khác do hạn chế về năng lực cũng như để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công.
Hà Nội đặt tên 22 tuyến đường, phố mới

Hà Nội đặt tên 22 tuyến đường, phố mới

Theo Quyết định số 3967/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố năm 2024, Hà Nội sẽ có thêm 22 tuyến đường, phố mới được đặt tên.
Tai nạn giao thông có chiều hướng tăng

Tai nạn giao thông có chiều hướng tăng

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa công bố số liệu thống kê tình hình tai nạn giao thông tháng 7 và 7 tháng năm 2024, căn cứ báo cáo nhanh của Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an và Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam. Đáng chú ý, trong tháng 7 tháng đầu năm, số vụ tai nạn giao thông trong cả nước có xu hướng tăng.
Công chức có thu nhập không quá 15 triệu đồng được mua nhà ở xã hội

Công chức có thu nhập không quá 15 triệu đồng được mua nhà ở xã hội

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Trong đó, Nghị định quy định rõ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Thanh Trì: Khẩn trương xử lý sạt lở đê sông Hòa Bình

Thanh Trì: Khẩn trương xử lý sạt lở đê sông Hòa Bình

(LĐ&PL) Ngay sau sự cố sạt lở đê sông Hòa Bình đoạn đi qua huyện Thanh Trì, huyện đã huy động trên 200 cán bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang cùng phương tiện, máy móc, vật tư để kịp thời gia cố, bảo vệ đê.
Hà Nội: Dừng trông giữ xe dưới lòng đường trong thời gian Quốc tang

Hà Nội: Dừng trông giữ xe dưới lòng đường trong thời gian Quốc tang

Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự trên các tuyến đường từ Nhà tang lễ Quốc gia đến Nghĩa trang Mai Dịch, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội yêu cầu, trong ngày 26/7 từ 0h - 24h, các đơn vị được cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông sẽ tạm dừng hoạt động trông giữ phương tiện dưới lòng đường, trên các tuyến phố Lê Thánh Tông, Lê Đức Thọ.
Quận Đống Đa đề nghị sớm khắc phục sự cố sụt lún tại Trạm giếng H24

Quận Đống Đa đề nghị sớm khắc phục sự cố sụt lún tại Trạm giếng H24

Liên quan đến sự cố sụt lún giếng ở ngõ Văn Chương, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa đã có ý kiến gửi Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, yêu cầu sớm đánh giá nguyên nhân, kế hoạch, phương án khắc phục ngay sự cố này và thống nhất với UBND phường Văn Chương để đảm bảo an toàn cho người, tài sản.
Xem thêm
Phiên bản di động