Hà Nội: Mở rộng vùng phục vụ xe buýt về Thường Tín, Gia Lâm và Đại học Quốc gia tại Hòa Lạc
Đề xuất bổ sung hàng nghìn điểm dừng xe buýt, tăng tính tiếp cận Đề xuất mở mới và điều chỉnh lộ trình xe buýt qua địa bàn huyện Phú Xuyên |
Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở Giao thông vận tải về phương án hợp lý hóa luồng tuyến nhằm mở rộng vùng phục vụ của xe buýt tại các huyện Thường Tín và Gia Lâm, cũng như kết nối tuyến buýt vào dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc.
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Giao thông vận tải chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện đúng quy định; thường xuyên theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động.
![]() |
Hà Nội sẽ mở rộng vùng phục vụ xe buýt về các huyện ngoại thành và Đại học Quốc gia tại Hòa Lạc (Ảnh minh họa) |
Trước đó, UBND huyện Thường Tín đã kiến nghị UBND thành phố Hà Nội cho phép kéo dài các tuyến buýt số 08A và 21B về địa điểm cuối tại thôn Hạ Thái (xã Duyên Thái).
UBND huyện Gia Lâm kiến nghị UBND thành phố Hà Nội kéo dài tuyến buýt số 34 và 55 về trung tâm hành chính huyện.
Ngoài ra, Trung tâm Phát triển Đại học quốc gia Hà Nội cũng kiến nghị Thành phố kết nối các tuyến buýt hiện có gần khu vực dự án Đại học quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc nhằm chuẩn bị các điều kiện để đưa sinh viên lên học tập từ tháng 9/2022, với quy mô lên tới 15.000 sinh viên theo lộ trình đến năm 2025.
Hiện nay, thành phố Hà Nội đã triển khai 5 tuyến buýt lưu thông gần khu vực dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc gồm: Tuyến 107 (Kim Mã - Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam); tuyến 74 (Bến xe Mỹ Đình - Xuân Khanh); tuyến 88 (Bến xe Mỹ Đình - Hòa Lạc - Xuân Mai); tuyến 117 (Hòa Lạc - Nhổn); tuyến 119 (Hòa Lạc - Bất Bạt). Các tuyến trên chưa được kết nối vào khu đô thị Đại học quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc.
Sở Giao thông vận tải cũng đã đề xuất bổ sung từ 2.500 - 2.700 điểm dừng xe buýt, trong toàn Thành phố, nâng tổng số lên hơn 6.000 điểm nhằm phục vụ nhu cầu của hành khách tốt hơn.
Trong đó, riêng khu vực ngoại thành gồm 2.661 điểm (cự ly bình quân giữa các điểm dừng là 900m; 0,8 điểm/km2, các điểm dừng chủ yếu bố trí trên những đường trục chính quốc lộ, tỉnh lộ và đường liên huyện, đạt tỷ lệ người dân tiếp cận xe buýt trong phạm vi 500 m khoảng 30%.
Chủ trương này nhằm hướng tới mục tiêu phục vụ tốt công tác phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng, tăng khả năng tiếp cận xe buýt của người dân tạo thuận lợi trong sử dụng phương tiện công cộng.
Theo P.Ngân/laodongthudo.vn
Tin khác

Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách
Có thể bạn quan tâm

Các điểm thu gom rác, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải cách khu dân cư tối đa 1.000m

Gỡ “nút thắt” trong xây mới chung cư cũ

Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

Hà Nội lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch
