Giữ phố “hàng” nơi phố cổ Hà Nội

Đô thị 07:32 | 18/04/2023
Việc chuyển đổi cơ chế thị trường và mở rộng giao lưu văn hóa, thương mại quốc tế đã khiến một số hộ dân kinh doanh trên các phố cổ của phường Hàng Gai (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chuyển đổi, thay thế dần mặt hàng từ sản phẩm nghề thủ công truyền thống sang các sản phẩm cao cấp đáp ứng nhu cầu thị trường. Nghề thủ công truyền thống lâu đời ở khu phố cổ vẫn còn được một số ít người gìn giữ, phát triển, gắn với đặc trưng tên gọi của phố “hàng”.
Lập lại trật tự, lấy lại vỉa hè cho người đi bộ trên các tuyến phố cổ Quận Hoàn Kiếm: Xử lý 14 trường hợp vi phạm về trông giữ xe ở phố cổ

“Phố hàng” không còn “vừa sản xuất vừa kinh doanh”

Phường Hàng Gai là một trong 10 phường thuộc phố cổ quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), toàn phường hiện có gần 500 hộ kinh doanh với nhiều ngành nghề thương mại - dịch vụ - du lịch xen kẽ trên 9 tuyến phố, 2 ngõ. Đặc biệt, những ngành nghề truyền thống thủ công lâu đời vẫn còn gìn giữ như: hàng tơ, lụa, thêu, may quần áo lễ hội, gò hàn tôn thiếc, gương kính… Trong đó có những ngành nghề truyền thống thủ công phát triển thịnh vượng.

Có những dòng họ xây dựng nên thương hiệu uy tín kể từ những thập niên trước và sau năm 1950, như ở phố Hàng Nón, Hàng Quạt có cửa hàng “Thọ Ninh - 6 Hàng Nón”, “Thọ Xương - 18 Hàng Quạt”, “Thọ Minh - 80 Hàng Quạt”, “Thọ Hưng Thành - 10 Hàng Nón”; sản phẩm như y phục áo tượng, trang phục thêu hầu đồng, quần áo lễ hội truyền thống, nghi môn, nón quai thao, mũ áo triều phục thương hiệu “Tân Mỹ”, “Lê Minh”; sản phẩm hàng tơ, lụa...

Giữ “phố hàng” cho phố cổ Hàng Gai
Phố Hàng Thiếc vẫn còn nhiều gia đình giữ được nghề truyền thống gò hàn tôn. (Ảnh: Bảo Thoa)

Ông Nguyễn Mạnh Linh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Hàng Gai cho biết, giai đoạn những năm 1960 - 1980, đất nước khó khăn và đang trong thời kỳ bao cấp, những mặt hàng này không được duy trì do những yếu tố khách quan, do vậy, chủ yếu còn lại những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống như gò hàn tôn phố Hàng Thiếc, gương kính Hàng Nón - Hàng Thiếc, đồ gỗ phố Tô Tịch - Hàng Quạt.

Thời kỳ Đổi mới cuối thập niên năm 1980 - 1990, việc chuyển đổi cơ chế thị trường và mở rộng giao lưu văn hóa, thương mại quốc tế đã tạo ra cơ hội, tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội địa phương và nhiều hộ dân cư, đặc biệt là các cá nhân, đã đón bắt xu thế phát triển của khu đô thị trung tâm thuộc khu phố cổ…

Vì vậy, một số hộ dân kinh doanh đã chuyển đổi, mở rộng, thay thế dần mặt hàng, từ sản phẩm nghề thủ công truyền thống sang các sản phẩm cao cấp đáp ứng nhu cầu thị trường và người tiêu dùng như: Đồ thờ sành sứ Trung Quốc, mỹ phẩm, tranh hội họa…

Đồng thời, khách sạn, nhà hàng được đầu tư xây dựng mở rộng trên các tuyến phố của phường... nên lưu lượng người qua lại địa bàn, tham gia vào thị trường du lịch - mua sắm tăng lên, trong đó có số lượng đáng kể khách nội địa cũng như du khách nước ngoài.

Tuy nhiên, nghề thủ công truyền thống lâu đời ở khu phố cổ vẫn còn được một số ít người dân tiếp tục gìn giữ, phát triển, gắn với đặc trưng tên gọi của phố “Hàng”, như nhiều thế đã làm từ xưa đến nay, đúng tính chất “vừa làm sản phẩm vừa kinh doanh”, “Buôn có bạn, bán có phường”; tuy không còn tấp nập như xa xưa.

Còn lại, đa số các hộ dân của phường, trong đó có cả người nơi khác đến thuê cửa hàng kinh doanh mặt hàng thủ công truyền thống nhưng lấy nguồn hàng nơi khác. Cửa hàng của họ là để giới thiệu giao dịch buôn bán sản phẩm phục vụ thị trường người tiêu dùng nội địa, chứ không còn đặc điểm vừa sản xuất, vừa kinh doanh” như trước.

Giữ “phố hàng” cho phố cổ Hàng Gai
Một số hộ dân kinh doanh đã chuyển đổi, mở rộng, thay thế dần mặt hàng, từ sản phẩm nghề thủ công truyền thống sang các sản phẩm cao cấp đáp ứng nhu cầu thị trường và người tiêu dùng. (Ảnh: Bảo Thoa)

Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân như: Đất chật người đông; việc sản xuất đồ gia dụng như gò hàn tôn thiếc, hay mành đan tre nứa, thực hiện ở cửa hàng nhỏ, kinh doanh kết hợp với sinh hoạt gia đình, khiến nảy sinh các vấn đề liên quan đến trật tự đô thị…

Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng cũng thay đổi, như chuyển từ mành đan tre, nứa sang vải rèm, bạt nhựa; vật dụng gia đình tôn sắt thay bằng đồ nhựa; thêu tay chuyển sang thêu máy công nghiệp… Đồng thời, kinh tế thị trường mở cửa cho những sản phẩm truyền thống đã được nhiều nơi khác kinh doanh có điều kiện thâm nhập vào phường Hàng Gai.

Xây dựng tuyến phố chuyên doanh, phố nghề

Thực hiện Đề án “Xây dựng tuyến phố chuyên doanh, phố nghề”, nhiều năm qua, phường Hàng Gai đã duy trì các mô hình hoạt động kinh doanh phục vụ du lịch trên địa bàn phường đối với ngành nghề thủ công truyền thống, tập trung vào những nội dung trọng điểm như: Tuyên truyền, quảng bá ngành nghề thủ công truyền thống; thực hiện nếp ứng xử, giao tiếp văn minh trong kinh doanh; tự giác, tự nguyện thực hiện bài trí cửa hàng, cửa hiệu với những mặt hàng có chọn lựa, nâng cao chất lượng mặt hàng; bán hàng đảm bảo niêm yết giá; nhân viên bán hàng có trình độ ngoại ngữ, kiến thức trong giao tiếp, ứng xử văn minh.

Đồng thời, phường cũng động viên khuyến khích những hộ dân kết hợp sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủ công truyền thống tiếp tục gìn giữ, phát huy nghề truyền thống vốn có, nhằm bảo tồn phát huy các giá trị của chúng, phục vụ du lịch và phát triển kinh tế hộ dân, như: Phố Hàng Gai với hàng tơ, lụa; phố Hàng Thiếc với nghề kính, gò hàn tôn thiếc; phố Hàng Quạt - Hàng Nón với trang phục lễ hội dân tộc, hát văn, hầu đồng, hay nhạc cụ dân tộc…

Giữ “phố hàng” cho phố cổ Hàng Gai
Cần gắn biển thương hiệu tuyến phố và logo cho các cửa hàng để tạo nên thương hiệu cho mỗi con phố, từng cửa hàng, và đưa vào các tour du lịch mang tính chuyên nghiệp. (Ảnh: Bảo Thoa)

Năm 2001, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã lựa chọn tuyến phố Hàng Gai - Hàng Bông làm điểm xây dựng tuyến phố Văn minh đô thị, đến nay việc này vẫn được Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm chỉ đạo và phường Hàng Gai duy trì thực hiện tốt, được các tầng lớp nhân dân đồng tình.

Điều này góp phần khôi phục lại những nét văn hóa truyền thống, bảo tồn giá trị khu phố cổ gắn với làng nghề truyền thống và đảm bảo cho phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch theo hướng văn minh, hiệu quả, cải thiện điều kiện sống cho người dân trên địa bàn phường.

Việc xây dựng duy trì bảo tồn phát huy các giá trị Di sản văn hóa phi vật thể là ngành nghề thủ công truyền thống trong những năm qua trên địa bàn phường Hàng Gai, đến nay cho thấy một số kết quả khả quan, tích cực, góp phần làm thay đổi diện mạo phường, nâng cao hiệu quả phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch.

Tuy nhiên, việc kinh doanh trên tuyến phố vẫn còn hạn chế như: còn tồn tại một số ít cửa hàng chưa đảm bảo được tiêu chí “văn minh thương mại”; nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm truyền thống chưa được chú trọng trong việc tuyên truyền và quảng bá giới thiệu; người bán hàng chưa đủ trình độ ngoại ngữ để giao tiếp; sản phẩm chưa thu hút được nhiều đối tượng khách du lịch. Điều này đòi hỏi sự chung tay từ các cấp chính quyền đến người dân, các hộ kinh doanh trên địa bàn phường.

Giữ “phố hàng” cho phố cổ Hàng Gai
Quận Hoàn Kiếm có nhiều tài nguyên du lịch và đang ngày càng trở thành điểm đến ưa thích của du khách trong nước và quốc tế khi thăm khu phố cổ. (Ảnh: Bảo Thoa)

Để tiếp tục thực hiện và phát huy mọi nguồn lực, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch theo hướng văn minh, hiệu quả, bền vững, gắn với xây dựng môi trường văn hóa, bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc, cảnh quan đô thị, di tích lịch sử của khu phố cổ và các ngành nghề thủ công truyền thống thuộc quận Hoàn Kiếm theo Đề án số 21 của Quận ủy Hoàn Kiếm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Hàng Gai đã đưa ra những kiến nghị đến các cấp có thẩm quyền và các ngành chức năng, trong đó nhấn mạnh việc tổ chức gắn biển thương hiệu tuyến phố và logo cho các cửa hàng để tạo nên thương hiệu cho mỗi con phố, từng cửa hàng, và đưa vào các tour du lịch mang tính chuyên nghiệp;

Tổ chức các lớp bổ túc kiến thức về kinh doanh, văn minh thương mại, giới thiệu sản phẩm và giao tiếp ứng xử, cho những hộ kinh doanh, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ấn tượng về dịch vụ chuyên nghiệp cho du khách, nhất là khách nước ngoài. Tăng cường chỉ đạo việc kiểm tra xuất xứ nguồn gốc hàng hóa để chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, nhằm tạo sự tin tưởng của du khách về chất lượng, đồng thời quảng bá được sản phẩm của Việt Nam.

Xem xét bố trí thêm các điểm giao thông tĩnh đảm bảo phù hợp để phục vụ cho hoạt động dịch vụ, du lịch trong khu phố cổ thuộc quận Hoàn Kiếm, nhất là tuyến phố đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm, vào 3 ngày cuối tuần.

Cùng với đó là thực hiện Đề án “Nghiên cứu tổ chức lễ hội truyền thống trong khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm”. Theo ông Nguyễn Mạnh Linh: “Những năm qua phường Hàng Gai đã cùng với các trường học trên địa bàn phường tổ chức cho học sinh thăm quan và tìm hiểu di tích lịch sử cội nguồn thờ phụng những người có công với đất nước, trong đó di tích Đình thờ tổ nghề trên địa bàn phường.

Do vậy, để hoạt động dịch vụ, du lịch mang tính bền vững, thì đi đôi với việc giới thiệu ngành nghề truyền thống, chúng ta cũng cần giới thiệu luôn cả các điểm di tích văn hóa - lịch sử như Đình thờ tổ nghề”.

Quận Hoàn Kiếm có nhiều tài nguyên du lịch và đang ngày càng trở thành điểm đến ưa thích của du khách trong nước và quốc tế khi thăm khu phố cổ. Nâng cao chất lượng thương mại, dịch vụ, du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giới thiệu những giá trị của ngành nghề truyền thống khu phố cổ, tuyến phố chuyên doanh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm luôn là lĩnh vực được kỳ vọng sẽ đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của Thủ đô.

Bảo Thoa

Link gốc: https://laodongthudo.vn/giu-pho-hang-noi-pho-co-ha-noi-154691.html

Tin khác

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt

Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết, trong quý I/2025, công tác đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự được triển khai đồng bộ với 69 khóa và 1.405 lượt học viên.
Dự kiến khánh thành 5 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam vào ngày 19/4

Dự kiến khánh thành 5 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam vào ngày 19/4

Bộ Xây dựng vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ danh sách các dự án dự kiến khánh thành, thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Quận Nam Từ Liêm sẽ thông toàn tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4

Quận Nam Từ Liêm sẽ thông toàn tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4

Chào mừng Kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội phấn đấu hoàn thành và thông toàn tuyến Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4.
Sắp đưa vào khai thác và thu phí nút giao liên thông trên cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn

Sắp đưa vào khai thác và thu phí nút giao liên thông trên cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn

(LĐ&PL) Từ 6h ngày 10/4 này, nút giao liên thông tại thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, Bắc Giang với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn sẽ chính thức đưa vào khai thác, mức phí cao nhất là 454.000 đồng/lượt/xe.

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội: Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội: Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 - 1/5

Dịp Lễ 30/4 và 1/5 hằng năm luôn là giai đoạn cao điểm về giao thông trên cả nước nói chung và tại Thủ đô Hà Nội nói riêng. Công an thành phố (CATP) Hà Nội đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) thông suốt, an toàn cho người dân trong dịp lễ quan trọng này.
Hà Nội tăng cường quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính

Hà Nội tăng cường quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính, không để xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý, tạo điều kiện cho vi phạm phát sinh.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt

Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết, trong quý I/2025, công tác đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự được triển khai đồng bộ với 69 khóa và 1.405 lượt học viên.
Dự kiến khánh thành 5 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam vào ngày 19/4

Dự kiến khánh thành 5 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam vào ngày 19/4

Bộ Xây dựng vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ danh sách các dự án dự kiến khánh thành, thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Quận Nam Từ Liêm sẽ thông toàn tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4

Quận Nam Từ Liêm sẽ thông toàn tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4

Chào mừng Kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội phấn đấu hoàn thành và thông toàn tuyến Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4.
Sắp đưa vào khai thác và thu phí nút giao liên thông trên cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn

Sắp đưa vào khai thác và thu phí nút giao liên thông trên cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn

(LĐ&PL) Từ 6h ngày 10/4 này, nút giao liên thông tại thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, Bắc Giang với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn sẽ chính thức đưa vào khai thác, mức phí cao nhất là 454.000 đồng/lượt/xe.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Thủ đô Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng phát triển hệ sinh thái sáng tạo khi dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang được lấy ý kiến rộng rãi của người dân và cộng đồng.
Các điểm thu gom rác, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải cách khu dân cư tối đa 1.000m

Các điểm thu gom rác, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải cách khu dân cư tối đa 1.000m

Các điểm thu gom rác, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường bằng công nghệ đốt không thu hồi năng lượng bắt buộc phải cách khu dân cư từ 300m đến 1.000m.
Gỡ “nút thắt” trong xây mới chung cư cũ

Gỡ “nút thắt” trong xây mới chung cư cũ

(LĐ&PL) Nhiều năm nay hàng loạt chung cư cũ ở Hà Nội được lên kế hoạch cải tạo, xây mới nhưng tiến độ rất chậm chạp. Để gỡ nút thắt này, Luật Thủ đô đã ra đời tạo hành lang pháp lý cho khâu lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết, đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng chung cư cũ.
Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

Cầu Vĩnh Tuy 1 được khánh thành và đưa vào khai thác năm 2009. Qua 13 năm, cầu đã xuất hiện một số hư hỏng. Bởi vậy, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông (đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải Hà Nội) đề xuất sửa chữa, xử lý nhằm bảo đảm an toàn giao thông.
NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

Không chỉ là một gương mặt quen thuộc trên sân khấu và màn ảnh nhỏ, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Thanh Hương còn được công chúng yêu mến bởi lối sống tích cực và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.
Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Trong tổng 11.342,1m2 đất mà thành phố Hà Nội giao cho huyện Đông Anh, có hơn 5.106m2 đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất.
Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Thông tin từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng hàn khẩu "đóng" 4 lối đi tự mở giao cắt với đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai.
Xem thêm
Phiên bản di động