Gần 3.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
7 tháng đầu năm, miễn, giảm, gia hạn 109.000 tỷ đồng tiền thuế Ra mắt Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp huyện Mê Linh |
![]() |
Tháng 8, Hà Nội có gần 600 doanh nghiệp trở lại hoạt động. |
Tháng 8 có 294 doanh nghiệp giải thể, tăng 5%; 1.116 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 12%; 588 doanh nghiệp trở lại hoạt động, tăng 9%. Cộng dồn 8 tháng năm 2023, Hà Nội có 21,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 208,8 nghìn tỷ đồng, tăng 7% về số doanh nghiệp nhưng giảm 6% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; có 2,4 nghìn doanh nghiệp giải thể, giảm 1%; 15,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 21%; 6,3 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, giảm 17%.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, hiện số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đang hoạt động chiếm trên 98% trong tổng số các doanh nghiệp trên địa bàn. Qua thực tế tìm hiểu tại các doanh nghiệp thành viên, Hiệp hội nhận thấy phần lớn các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn tín dụng là các doanh nghiệp mới thành lập. Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên năng lực tài chính, trình độ quản trị hạn chế lại đang trong quá trình phục hồi sau đại dịch. Đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đủ khả năng trả hết các khoản nợ đã được cơ cấu lại cũng như các khoản nợ đến hạn.
Theo ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, nguyên nhân lớn nhất khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn về tín dụng là do thiếu đơn hàng để sản xuất, trong khi chi phí sản xuất tăng cao khiến hiệu quả hoạt động suy giảm. Nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất, thậm chí phải đóng cửa, ngừng hoạt động vì thua lỗ dẫn tới nhu cầu vốn vay giảm.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, thời gian qua, Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã triển khai hệ thống chính sách đồng bộ thông qua việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn lực để phát triển.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên được áp dụng chính sách trần lãi suất cho vay ngắn hạn, khác. Song, sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp, nền kinh tế bị suy giảm, dẫn tới việc các ngân hàng khó giải ngân tín dụng… nên thành phố tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất về vốn - tín dụng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
Tin khác

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024: Điểm đến văn hóa và kết nối giao thương

10 tháng năm 2024: Facebook, Google, Microsoft, TikTok… nộp ngân sách 8.200 tỷ đồng

Chứng khoán KAFI và Lisemco bị phạt hành chính hơn 200 triệu đồng

Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững
Có thể bạn quan tâm

Khơi thông nguồn vốn để nền kinh tế bứt phá

Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024: Điểm đến văn hóa và kết nối giao thương

10 tháng năm 2024: Facebook, Google, Microsoft, TikTok… nộp ngân sách 8.200 tỷ đồng

Chứng khoán KAFI và Lisemco bị phạt hành chính hơn 200 triệu đồng

Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

Giá vàng liên tục lập đỉnh mới, nên mua hay không?

Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

Chính thức: Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong 3 tháng

Làng nghề, ẩm thực truyền thống: Cơ hội gắn kết du lịch Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh

Điểm danh 4 ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiền gửi vượt 7%

Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong đoàn viên, người lao động

Chung kết cuộc thi “Sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới” năm 2024
