Đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm xã hội?
Mới thành lập công ty, có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội? |
Lao động nữ vẫn đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản. Ảnh: Bảo Hân |
Khoản 1 Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con
1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 34 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 4 tháng;
b) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
2. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này.
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về mức hưởng chế độ thai sản như sau:
Mức hưởng chế độ thai sản
...
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội được hướng dẫn như sau:
...
c) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Theo quy định trên, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn.
Do đó, nếu người lao động đi làm sớm 1 tháng sau thai sản thì thời gian này người lao động sẽ phải trích tiền lương hàng tháng để đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.
Theo Bảo Hân/laodong.vn
Tin cùng chủ đề
Vì người lao độngTin khác

Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm

Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp sớm công khai phương án thưởng Tết 2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết 2025

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới

Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động là do thay đổi cách tính lương, thưởng

Hà Nội: Chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 203.000 đối tượng

Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm

Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp sớm công khai phương án thưởng Tết 2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết 2025

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới

Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Những khoản tiền được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2024

Nhiều thông tin mới về bảo hiểm thất nghiệp có lợi cho người lao động

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

Lương hưu tháng 9 trả trùng nghỉ lễ Quốc khánh, người dân sẽ nhận vào ngày nào?

Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

Cơ hội nào cho lao động tự do?

Trao hỗ trợ kinh phí sửa chữa “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn quận Ba Đình
