Đề xuất điểm mới trong chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù
Ngăn chặn từ sớm thanh thiếu niên vi phạm luật giao thông Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển |
Ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác dẫn độ
Dự thảo Luật Dẫn độ dự kiến gồm 4 chương và 45 điều, trong đó, sửa đổi 19 điều, bổ sung 10 điều và cắt giảm 1 điều so với Luật Tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dẫn độ.
Dự thảo luật bổ sung điều kiện áp dụng nguyên tắc "có đi có lại" trong dẫn độ, chuyển cơ quan quyết định việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong dẫn độ từ Bộ Ngoại giao sang Bộ Công an.
Về chi phí thực hiện yêu cầu dẫn độ, dự thảo luật quy định trường hợp Việt Nam là nước yêu cầu dẫn độ, Việt Nam chi trả các chi phí phát sinh từ thời điểm tiếp nhận người bị dẫn độ.
Trường hợp Việt Nam là nước được yêu cầu dẫn độ, Việt Nam chi trả các chi phí phát sinh đến thời điểm bàn giao người bị yêu cầu dẫn độ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Về kinh phí trong dẫn độ, dự thảo luật quy định ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác dẫn độ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình bày tờ trình. (Ảnh: Phạm Đông) |
Về trình tự, thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp để dẫn độ, dự thảo luật quy định, trường hợp nước ngoài yêu cầu Việt Nam bắt người trong trường hợp khẩn cấp để dẫn độ theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó là thành viên thì thực hiện theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự, nếu nước yêu cầu cung cấp đủ thông tin và cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung cam kết.
Bộ Công an là Cơ quan Trung ương về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù
Về tờ trình dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dự thảo luật gồm 4 chương, 45 điều. Về cơ quan Trung ương chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dự thảo quy định Bộ Công an là Cơ quan Trung ương về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Bộ Công an, mục đích của luật nhằm hoàn thiện pháp luật về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù theo hướng nhân đạo, toàn diện, cụ thể, đồng bộ, thống nhất, khả thi, ổn định, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.
Về chi phí và kinh phí, dự thảo luật quy định trường hợp Việt Nam là nước chuyển giao, Việt Nam chi trả các chi phí hoạt động chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù phát sinh đến thời điểm bàn giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
![]() |
Quang cảnh hội trường. |
Trường hợp là nước nhận, Việt Nam chi trả mọi chi phí hoạt động chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù phát sinh từ thời điểm tiếp nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Kinh phí cho công tác chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước. Người đang chấp hành án phạt tù hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thể tự nguyện đóng góp, hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần chi phí sinh hoạt, đi lại và các chi phí khác của người đang chấp hành án phạt tù được chuyển giao theo quy định của pháp luật.
Về thẩm quyền xem xét tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam, dự thảo Luật quy định Toà án nhân dân khu vực nơi người được đề nghị chuyển giao có nơi thường trú cuối cùng tại Việt Nam quyết định tiếp nhận.
Góp phần thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế về dẫn độ
Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Dẫn độ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban tán thành sự cần thiết xây dựng Luật và cho rằng, nội dung của dự thảo Luật cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, quy định của Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất với hệ thống pháp luật, tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên và bảo đảm yêu cầu đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù. |
Về áp dụng nguyên tắc "có đi có lại" trong dẫn độ (Điều 5), Ủy ban tán thành việc quy định cụ thể các điều kiện áp dụng nguyên tắc có đi có lại và giao Bộ Công an quyết định việc áp dụng nguyên tắc này trong dẫn độ; trường hợp cần thiết, Bộ Công an lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan trước khi quyết định.
Về dẫn độ có điều kiện (Điều 12), Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cơ bản tán thành với quy định của dự thảo Luật về việc trường hợp nước ngoài yêu cầu Việt Nam phải thực hiện một hoặc một số điều kiện để đồng ý dẫn độ, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể chấp nhận một phần hoặc toàn bộ điều kiện này vì phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay, góp phần thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế về dẫn độ, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Có ý kiến đề nghị làm rõ phạm vi những loại điều kiện mà Việt Nam có thể chấp nhận một phần hoặc toàn bộ để tránh tùy nghi trong quá trình thực hiện.
Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị tiếp tục rà soát, bám sát quá trình sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến tương trợ tư pháp là Luật Dẫn độ, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự và một số dự án Luật khác đang trình Quốc hội xem xét, thông qua để kịp thời cập nhật, chỉnh lý dự thảo Luật, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Thẩm tra dự thảo Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội tán thành sự cần thiết ban hành luật. Tuy nhiên, về nguyên tắc "có đi có lại", cơ quan thẩm tra đề nghị Bộ Công an cần tham khảo ý kiến Bộ Ngoại giao trước khi quyết định, nhằm bảo đảm tính thận trọng, phù hợp với đường lối đối ngoại... Riêng về quy định chuyển đổi hình phạt, cơ quan thẩm tra cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động, đặc biệt trong bối cảnh sự khác biệt lớn về hệ thống pháp luật và hình phạt giữa các quốc gia.
Tin khác

Hà Nội không tổ chức tuyến phố đi bộ ngày 25/5

Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi vào năm 2030

Hà Nội: 679 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Hà Nội: Tuyệt đối không tổ chức dạy thêm cho học sinh trong dịp hè 2025

Tăng mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Có thể bạn quan tâm

Hà Nội không tổ chức tuyến phố đi bộ ngày 25/5

Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi vào năm 2030

Hà Nội: 679 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Hà Nội: Tuyệt đối không tổ chức dạy thêm cho học sinh trong dịp hè 2025

Tăng mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Hà Nội: Thí sinh phải làm đủ ba bài thi để được xét tuyển vào lớp 10 công lập

Chốt ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031

Thủ tướng chỉ đạo xây cầu Tứ Liên phải xong trong vòng 24 tháng

Thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
