Đại biểu Quốc hội: Phải tạo đề kháng trước thông tin xấu độc

Thời sự 14:59 | 04/11/2022
(LĐ&PL) Đại biểu Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa cho rằng, giải pháp căn cơ nhất là “nâng cao sức đề kháng”, tức là giúp người dân có đủ kiến thức, ý thức để không tin, không nghe thông tin xấu độc. Phải có nhiều thông tin để công chúng có thể đọc, thông tin hay, phản biện nhưng mang tính tích cực cao.
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng lương cơ sở từ 1/1/2023 Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị tăng lương cơ sở càng sớm càng tốt Đề xuất tăng thời hiệu kỷ luật hành chính với cán bộ, công chức, viên chức

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, sáng 4/11, Quốc hội khoá XV chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Tin xấu mà nhiều cũng giống như không khí bị nhiễm bẩn
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. (Ảnh: Quốc hội)

Tham gia chất vấn, đại biểu Quốc hội Lê Thị Song An (Đoàn Long An) nêu thực trạng tội phạm công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt tài khoản, giả mạo tin nhắn các ngân hàng qua mạng có chiều hướng gia tăng diễn biến phức tạp và thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn; tình trạng tin giả, thông tin xấu độc còn tồn tại và phát tán rộng, gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế, an ninh trật tự, quyền lợi và lợi ích của những tổ chức, cá nhân.

Đại biểu An đề nghị Bộ trưởng Thông tin và truyền thông làm rõ, với vai trò và trách nhiệm của mình, Bộ trưởng đã có giải pháp gì để giải quyết các vấn đề trên?

Trả lời vấn đề đại biểu nêu, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đây là vấn đề không chỉ Việt Nam mà hầu hết các nước. Gần đây rất nhiều đối tượng lừa đảo sử dụng công nghệ thông tin, trong đó là số điện thoại và trang web.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Tin xấu mà nhiều cũng giống như không khí bị nhiễm bẩn
Đại biểu Lê Thị Song An nêu câu hỏi chất vấn. (Ảnh: Quốc hội)

Thời gian vừa qua, Bộ Thông tin và truyền thông làm là hoàn thiện văn bản thể chế, trong đó định nghĩa rõ về hành vi và quy định các quy định xử lý hành chính, mức phạt và quy chế chuyển sang công an xử lý hình sự. “Để xử lý căn bản thì việc đầu tiên Bộ Thông tin và truyền thông đã công khai đầu số điện thoại và trang web để tiếp nhận phản ánh của người dân về hoạt động vi phạm”, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.

Giải pháp tiếp theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra là áp dụng công nghệ vào thực hiện ngăn chặn các hành vi lừa đảo. “Năm 2020, Bộ Thông tin và truyền thông đã ngăn chặn 1.700 trang web có dấu hiệu lừa đảo. Nếu không ngăn chặn thì sẽ có 3,1 triệu người truy cập này, xác suất bị lừa đảo là rất cao”, ông Hùng thông tin.

Về số điện thoại, Bộ Thông tin và truyền thông đang tập trung quản lý sim rác, vì sim rác là công cụ thể đối tượng lừa đảo. Tất cả các thuê bao không có đầy đủ thông tin là sẽ bị xóa khỏi hệ thống. Năm 2018, còn 22 triệu thuê bao không có thông tin đầy đủ, đến nay đã không còn.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Tin xấu mà nhiều cũng giống như không khí bị nhiễm bẩn
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV. (Ảnh: Quốc hội)

Liên quan đến vấn đề tin giả, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông cho biết, trên không gian mạng lan truyền rất nhanh, nếu không xử lý nhanh thì thông tin này đã lan truyền rất rộng.

“Vừa qua, chúng ta đã sửa Nghị định, nâng tầm xử lý tin giả từ mức Thông tư lên Nghị định. Trong Nghị định này quy định rõ hành vi, trách nhiệm của nhà mạng phải hạ thông tin sai sự thật, xấu độc từ 48 giờ đến 24 giờ, có thông tin chỉ là 3 giờ”, ông Nguyễn Mạnh Hùng nói và cho biết, mức phạt đã tăng lên 3 lần, nhưng so với các nước trong khu vực thì cũng chỉ bằng 1/10. Do đó, Bộ Thông tin và truyền thông tiếp tục đề xuất với Chính phủ tăng mức phạt ít nhất ngang với mức trung bình trong khu vực.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Tin xấu mà nhiều cũng giống như không khí bị nhiễm bẩn
Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa nêu ý kiến tranh luận. (Ảnh: Quốc hội)

Tranh luận với Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về nội dung ngăn chặn thông tin xấu độc, Đại biểu Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội cho rằng, trên mạng có khác là ngoài đời quản lý theo lãnh thổ, địa giới hành chính, vì vậy dẫn đến câu chuyện nếu chỉ dụng biện pháp ngăn chặn thông tin, xử lý thì chẳng khác nào khi chống Covid-19 dừng ở mức đeo khẩu trang, cách ly, phong tỏa.

Theo đại biểu Nghĩa, giải pháp căn cơ nhất là “nâng cao sức đề kháng”, tức là giúp người dân có đủ kiến thức, ý thức để không tin, không nghe thông tin xấu độc. Phải có nhiều thông tin để công chúng có thể đọc, thông tin hay, phản biện nhưng mang tính tích cực cao. Phải khuyến khích các tờ báo đi thẳng vào các vấn đề nóng, với thái độ trách nhiệm không né tránh.

“Hiện nay chúng ta có chế tài sau 3 tiếng phải gỡ thông tin độc hại, nhưng chỉ cần vài phút thì thông tin độc hại đã lan tỏa rất rộng rồi. Vì vậy quan trọng nhất là không uống thuốc độc ngay từ đầu, chứ uống rồi mới đi giải độc thì chúng ta chạy theo rất vất vả, đôi khi là PR cho những người vi phạm", ông Nghĩa nói.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Tin xấu mà nhiều cũng giống như không khí bị nhiễm bẩn
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn. (Ảnh: Quốc hội)

Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông nhất trí với quan điểm của đại biểu Đỗ Chí Nghĩa về câu chuyện “đề kháng”. Không chỉ riêng thông tin xấu, độc mà mọi thứ, mọi lĩnh vực đều cần “sức đề kháng”.

“Trên không gian mạng, tin xấu, độc cũng giống như không khí, tin xấu mà nhiều cũng giống như không khí bị nhiễm bẩn. Điều mà tôi nói “đời thực với đời ảo” ý là ai quản lý những vấn đề gì ở đời thực thì nên quản lý cái đó trên không gian mạng. Ví dụ, lĩnh vực công thương cũng phải quản lý hàng hóa trên mạng, lĩnh vực văn hoá cũng phải quản lý về thuần phong mỹ tục trên mạng… Chỉ như vậy, chúng ta mới có đủ nguồn lực để làm không gian mạng trong sạch, lành mạnh”, ông Hùng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Tin xấu mà nhiều cũng giống như không khí bị nhiễm bẩn
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV. (Ảnh: Quốc hội)

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, hiện nay, Bộ Thông tin và truyền thông đã có đề xuất Bộ Giáo dục và đào tạo đưa thêm nội dung kỹ năng số vào chương trình đào tạo công nghệ thông tin ở cấp trung học phổ thông cho các em học sinh - đây là một loại “đề kháng”.

Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và truyền thông chính thức vận hành nền tảng đào tạo kỹ năng số cơ bản cho người dân trên không gian mạng để người dân có thể truy cập, xem, tìm kiếm, hỏi đáp, có những kỹ năng cơ bản sống trong môi trường số.

Hoàng Phúc
Link gốc:

Tin khác

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Từ ngày 1/7/2025, 34 tỉnh, thành phố mới chính thức bước vào giai đoạn triển khai đồng loạt hàng loạt thay đổi mang tính chiến lược trên nhiều lĩnh vực. Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự vận hành của mô hình chính quyền địa phương hai cấp, sự sắp xếp tổ chức hành chính cấp tỉnh, cấp xã, cùng việc thực thi hàng loạt đạo luật mới có tác động sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội, pháp luật và quản trị công.
Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Ngày 30/6, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 193/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Quy định số 189-QĐ/TW của Bộ Chính trị nhằm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Đây được xem là bước đi chiến lược, cụ thể hóa yêu cầu siết chặt kỷ cương trong quản trị nguồn lực công, góp phần xây dựng nền hành chính liêm chính, minh bạch.
Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 160/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025, quy định về việc thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia…
Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Sau sự cố va chạm giữa hai máy bay tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài ngày 27/6, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu các đơn vị trong ngành triển khai đồng bộ, nghiêm túc các biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn hàng không, đặc biệt trong quá trình điều hành và vận hành tàu bay tại sân bay.
Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Để triển khai kịp thời chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% xuống còn 8%, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa ban hành công văn hỏa tốc hướng dẫn các Chi cục Hải quan toàn quốc thực hiện đúng quy định, bắt đầu từ 0h00 ngày 1/7/2025.

Có thể bạn quan tâm

Thành lập Tổ công tác liên ngành triển khai đô thị thông minh giai đoạn 2026-2030

Thành lập Tổ công tác liên ngành triển khai đô thị thông minh giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1413/QĐ-TTg về việc thành lập Tổ công tác liên ngành điều phối xây dựng và triển khai đô thị thông minh giai đoạn 2026-2030, đánh dấu bước tiến quan trọng trong thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP và thúc đẩy chiến lược chuyển đổi số quốc gia.
Loại bỏ hình thức giáng chức và hạ bậc lương với công chức từ 1/7

Loại bỏ hình thức giáng chức và hạ bậc lương với công chức từ 1/7

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 172/2025/NĐ‑CP (ngày 30/6), có hiệu lực từ 1/7/2025, sửa đổi các hình thức kỷ luật công chức nhằm thống nhất với Luật Cán bộ, công chức 2025.
Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Từ ngày 1/7/2025, 34 tỉnh, thành phố mới chính thức bước vào giai đoạn triển khai đồng loạt hàng loạt thay đổi mang tính chiến lược trên nhiều lĩnh vực. Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự vận hành của mô hình chính quyền địa phương hai cấp, sự sắp xếp tổ chức hành chính cấp tỉnh, cấp xã, cùng việc thực thi hàng loạt đạo luật mới có tác động sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội, pháp luật và quản trị công.
Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Ngày 30/6, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 193/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Quy định số 189-QĐ/TW của Bộ Chính trị nhằm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Đây được xem là bước đi chiến lược, cụ thể hóa yêu cầu siết chặt kỷ cương trong quản trị nguồn lực công, góp phần xây dựng nền hành chính liêm chính, minh bạch.
Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 160/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025, quy định về việc thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia…
Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Sau sự cố va chạm giữa hai máy bay tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài ngày 27/6, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu các đơn vị trong ngành triển khai đồng bộ, nghiêm túc các biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn hàng không, đặc biệt trong quá trình điều hành và vận hành tàu bay tại sân bay.
Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Để triển khai kịp thời chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% xuống còn 8%, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa ban hành công văn hỏa tốc hướng dẫn các Chi cục Hải quan toàn quốc thực hiện đúng quy định, bắt đầu từ 0h00 ngày 1/7/2025.
Thủ tướng họp về cân bằng thương mại với Mỹ

Thủ tướng họp về cân bằng thương mại với Mỹ

Trưa 28/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp để tiếp tục xem xét, giải quyết các quan tâm của phía Mỹ liên quan kinh tế, thương mại, đầu tư.
Chậm nhất ngày 30/6 phải hoàn thành bàn giao trụ sở, tài sản công

Chậm nhất ngày 30/6 phải hoàn thành bàn giao trụ sở, tài sản công

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị hành chính cấp huyện và xã cũ phải hoàn tất việc bàn giao trụ sở, tài sản công trước ngày 30/6/2025, để phục vụ việc triển khai mô hình chính quyền hai cấp theo lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính mới.
Đình chỉ hai tổ phi công sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Đình chỉ hai tổ phi công sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Vietnam Airlines đã quyết định tạm đình chỉ bay hai tổ phi công, gồm bốn người, để phục vụ công tác điều tra sau sự cố va chạm giữa hai máy bay của hãng tại sân bay quốc tế Nội Bài vào chiều 27/6.
Từ 1/7: Toàn quốc có 34 Công an cấp tỉnh và hơn 3.319 Công an cấp xã

Từ 1/7: Toàn quốc có 34 Công an cấp tỉnh và hơn 3.319 Công an cấp xã

Từ ngày 1/7/2025, hệ thống tổ chức Công an nhân dân trên toàn quốc sẽ chính thức vận hành theo mô hình đơn vị hành chính mới. Theo đó, cả nước sẽ có 34 Công an cấp tỉnh (mới) và 3.319 Công an cấp xã, trong đó bao gồm 2.621 xã, 687 phường và 11 đặc khu hành chính.
Hà Nội tạm thời giữ nguyên 30 điểm tiếp nhận thủ tục hành chính công

Hà Nội tạm thời giữ nguyên 30 điểm tiếp nhận thủ tục hành chính công

Ngày 26/6/2025, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 3590/SNV-SBN, hướng dẫn bổ sung về việc tổ chức các điểm tiếp nhận, phục vụ hành chính công tại các xã, phường mới trong bối cảnh thành phố đang triển khai điều chỉnh mô hình chính quyền đô thị.
Quốc hội thông qua luật bổ sung quyền hạn cho Trưởng, Phó Công an cấp xã

Quốc hội thông qua luật bổ sung quyền hạn cho Trưởng, Phó Công an cấp xã

Sáng 27/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, trong đó có quy định đáng chú ý là cho phép điều tra viên là Trưởng Công an hoặc Phó Trưởng Công an cấp xã được tiến hành một số hoạt động tố tụng hình sự theo sự phân công của cơ quan điều tra cấp tỉnh.
Từ 1/7: Chỉ còn 10 tội danh bị áp dụng án tử hình

Từ 1/7: Chỉ còn 10 tội danh bị áp dụng án tử hình

Bắt đầu từ ngày 1/7/2025, theo quy định mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, số lượng tội danh có thể bị tuyên án tử hình tại Việt Nam sẽ giảm từ 18 xuống còn 10 tội danh. Đây là một trong những điểm thay đổi đáng chú ý, phản ánh xu hướng nhân đạo hóa hình phạt trong chính sách hình sự của Nhà nước.
Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Bước tiến lớn trong hành lang pháp lý bảo vệ thông tin

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Bước tiến lớn trong hành lang pháp lý bảo vệ thông tin

Sáng 26/6, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Kỳ họp thứ 9, khóa XV, với 433/435 đại biểu tán thành, đạt tỷ lệ 90,59%. Luật gồm 5 chương, 39 điều, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, đánh dấu bước tiến lớn trong hành lang pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân tại Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động