Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng lương cơ sở từ 1/1/2023
Tổng hợp ý kiến từ 19 tổ thảo luận về ngân sách, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, nhiều ý kiến nhất trí với mức tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng (tăng 20,8%) và tăng chi trả cho một số đối tượng như phương án Chính phủ trình.
![]() |
Các đại biểu dự kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Quốc hội) |
Theo ý kiến một số đại biểu Quốc hội, nếu thời điểm tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng từ ngày 1/7/2023 thì tính từ tháng 7/2019, 4 năm mới được tăng lương. Như vậy, người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là ngành Giáo dục, ngành Y tế, cán bộ, công chức kể cả cấp xã. Do đó, các đại biểu Quốc hội đề nghị điều chỉnh tăng lương sớm hơn, từ ngày 1/1/2023, góp phần bảo đảm đời sống cho người hưởng lương.
Cũng có một số đại biểu Quốc hội đề nghị, việc điều chỉnh tăng trợ cấp cho người có công cần bảo đảm cao hơn chuẩn nghèo đô thị. Có ý kiến cho rằng, việc thực hiện tăng lương cơ sở năm 2023 là cần thiết; nhưng cũng cần điều chỉnh trợ cấp bảo trợ xã hội ở mức cao hơn do hiện tại, mức hỗ trợ (360.000 đồng/người/ tháng) còn khá thấp so với mức chuẩn nghèo ở thành thị và nông thôn và cũng điều chỉnh từ ngày 1/7/2023 để bảo đảm tính thống nhất.
Có ý kiến nhất trí tăng lương tối thiểu, tuy nhiên đề nghị không tăng đồng đều, chỉ tăng cho bộ phận lương thấp, đồng thời phải có đánh giá lại mức sống cơ bản, mức sống tối thiểu theo vùng miền, khu vực. Đề nghị xem xét không tăng lương cơ sở đối với những đơn vị, địa phương có cơ chế đặc thù.
Tổng thư ký Quốc hội cũng cho biết, có ý kiến đề nghị tăng phụ cấp của cán bộ không chuyên trách cấp xã do mức hỗ trợ hiện tại chưa tạo được sự động viên cho người thực hiện nhiệm vụ. Có đại biểu đề nghị làm rõ các cơ quan thanh tra nhà nước có được điều chỉnh tăng lương cơ sở hay không.
Ngoài ra, một số đại biểu Quốc hội cho rằng cần xác định thời gian cụ thể thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2024 trong Nghị quyết của Quốc hội, tránh tình trạng trì hoãn, kéo dài việc thực hiện Nghị quyết của Trung ương.
![]() |
Một số đại biểu Quốc hội đề nghị thực hiện điều chỉnh tăng lương cơ sở sớm hơn, từ 1/1/2023. (Ảnh: Quốc hội) |
Trước đó vào ngày 20/10, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, trình bày báo cáo dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết năm 2023, tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, trợ giúp xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; nâng cao tỉ lệ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Bên cạnh đó, Chính phủ tập trung hoàn thiện và triển khai hiệu quả chính sách về lao động, tiền lương, trong đó thực hiện điều chỉnh tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023. Đồng thời, trình Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2023 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Trong báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023 và Kế hoạch tài chính 3 năm 2023-2025, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết sẽ thực hiện điều chỉnh lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng (tăng 20,8%) từ 1/7/2023.
Thẩm tra về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết đa số ý kiến nhất trí với mức tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng và tăng chi trả cho một số đối tượng như phương án Chính phủ trình.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, do tác động của dịch bệnh tới tình hình thực hiện thu ngân sách Nhà nước, lương cơ sở chưa được điều, chỉnh từ năm 2020 trở lại đây, theo đó nếu tiếp tục giữ mức 1,49 triệu đồng/tháng như năm 2019 sẽ ảnh hưởng tới đời sống của một bộ phận người lao động trong khu vực nhà nước. Bên cạnh đó, một số đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995, người có công, phụ cấp nghề đối với các bộ y tế cơ sở và y tế dự phòng vẫn có mức hưởng thấp, nhất là trong bối cảnh hiện nay nên việc điều chỉnh tăng lương cho các đối tượng này là phù hợp.
Tin khác

Bổ sung 7 nhóm đối tượng mới phải tham gia BHXH bắt buộc từ 1/7/2025

Từ 1/6, ngừng cấp thẻ BHYT giấy trên toàn quốc: Người dân cần làm gì để bảo đảm quyền lợi đi khám bệnh

Từ 1/7/2025, doanh nghiệp khai thác khoáng sản bắt buộc lập kế hoạch quản lý rủi ro theo quy định mới

Cách tính lương hưu và trợ cấp cho người lao động nghỉ hưu trước tuổi

Đề xuất các vị trí nhân viên thư viện, y tế học đường được hưởng phụ cấp hỗ trợ
Có thể bạn quan tâm

Kịp thời cung cấp thông tin để người dân hiểu về chính sách BHXH, BHYT

Hà Nội “chốt” đối tượng được giải quyết chính sách nghỉ việc sớm khi sắp xếp bộ máy

Bổ sung 7 nhóm đối tượng mới phải tham gia BHXH bắt buộc từ 1/7/2025

Từ 1/6, ngừng cấp thẻ BHYT giấy trên toàn quốc: Người dân cần làm gì để bảo đảm quyền lợi đi khám bệnh

Từ 1/7/2025, doanh nghiệp khai thác khoáng sản bắt buộc lập kế hoạch quản lý rủi ro theo quy định mới

Cách tính lương hưu và trợ cấp cho người lao động nghỉ hưu trước tuổi

Đề xuất các vị trí nhân viên thư viện, y tế học đường được hưởng phụ cấp hỗ trợ

Từ 1/7/2025: Người lao động chỉ cần 15 năm đóng BHXH để hưởng lương hưu

Hướng dẫn chi tiết khai Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

Bộ GD&ĐT đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp THCS

Bảo đảm đủ kinh phí chi trả chế độ cho người lao động nghỉ thôi việc theo Nghị định 178

Từ 1/7/2025, tạm dừng chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với 3 nhóm đối tượng

2 nhóm cán bộ phải nghỉ việc trước thời điểm kết thúc sắp xếp đơn vị hành chính

Nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178: Chưa đủ tuổi, có được nhận lương hưu ngay không?
