Chỉ thị của Thủ tướng về đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Kinh tế 19:44 | 18/10/2022
(LĐ&PL) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg về đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia những tháng còn lại năm 2022 và nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2023.
Giải ngân trên 2,3 tỷ đồng cho đoàn viên huyện Mê Linh vay phát triển kinh tế gia đình Huyện Quốc Oai đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chỉ thị nêu rõ: Trong thời gian qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành, giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành chủ động, quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến tích cực, kết quả giải ngân 9 tháng năm 2022 cao hơn khoảng 35.000 tỷ đồng (tăng 16%) so với cùng kỳ năm 2021, tương ứng đạt 46,7% kế hoạch năm 2022 được Thủ tướng Chính phủ giao. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia vẫn còn chậm, chưa bảo đảm yêu cầu đề ra.

Việc giải ngân chậm có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, nhất là các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu tại một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa được phát huy đầy đủ; công tác lập kế hoạch vốn chưa sát với thực tế và khả năng giải ngân; giải phóng mặt bằng chưa được giải quyết dứt điểm; sự phối hợp giữa các cơ quan có trường hợp thiếu chặt chẽ; công tác kiểm tra, đôn đốc thiếu quyết liệt; việc xử lý các trường hợp chậm trễ, vi phạm quy định còn chưa kịp thời, nghiêm minh...

Để tiếp tục thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững nhằm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022 (mục tiêu giải ngân năm 2022 từ 95 - 100%) và cả giai đoạn 2021 - 2025, việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia những tháng cuối năm 2022 và những năm sau là một trong những nhiệm vụ, giải pháp rất quan trọng, cần ưu tiên tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện; đặc biệt là trong hai năm 2022 - 2023, chúng ta phải giải ngân số vốn lớn hơn các năm trước (ngoài kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, còn có thêm phần vốn đầu tư công từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội).

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung quán triệt, thực hiện nghiêm các quan điểm, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Giải ngân vốn đầu tư công phải đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn

Chị thị nêu xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2022 và năm 2023, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hai năm 2022-2023. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công phải đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công...

Chỉ thị của Thủ tướng về đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Ảnh minh họa.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8/1/2022, Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 15/9/2022 của Chính phủ; các Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về đất đai, tài nguyên…thực hiện tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn đầu tư theo đúng quy định và ngay khi có khối lượng; chủ động rà soát điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, còn thiếu vốn theo quy định.

Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, rà soát từng dự án cụ thể, nhất là các dự án khởi công mới; kiểm soát chặt chẽ sự cần thiết, quy mô từng dự án theo đúng quy hoạch, mục tiêu đã được duyệt, bảo đảm hiệu quả đầu tư và kết quả đầu ra của từng dự án; nâng cao chất lượng công tác lựa chọn tư vấn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án. Thực hiện cơ chế phân công, phối hợp rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án.

Xây dựng phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia phải phù hợp với các quy định của Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Chính phủ và Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 22/7/2022 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo đúng quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.

Bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 trước tháng 11/2022

Đối với các dự án dự kiến giao kế hoạch năm 2023, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chỉ đạo chủ đầu tư chủ động chuẩn bị thật tốt các thủ tục, điều kiện cần thiết ngay trong năm 2022 để sẵn sàng triển khai các công việc thực hiện, giải ngân vốn của dự án ngay sau khi được giao kế hoạch vốn năm 2023, không để sau khi giao kế hoạch vốn mới bắt đầu triển khai các công việc. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng dự án được giao vốn nhưng không giải ngân được hoặc giải ngân không hết kế hoạch vốn được giao.

Các địa phương đề xuất kế hoạch vốn nước ngoài hằng năm phải đảm bảo cân đối tỷ lệ cấp phát vay lại của từng dự án, phù hợp với cơ chế tài chính đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; cắt giảm kế hoạch vốn các dự án không có khả năng triển khai, không có nhu cầu cấp bách, tránh trường hợp đề xuất nhiều kế hoạch vốn nhưng không giải ngân hết.

Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 trước tháng 11 năm 2022 theo yêu cầu tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 31/7/2022 của Chính phủ và Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 5/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ; rà soát ưu tiên bố trí đủ vốn cho các dự án chuyển tiếp, sắp xếp thứ tự ưu tiên khởi công mới các dự án trong năm 2023 bảo đảm tính khả thi về thủ tục đầu tư, thực hiện và giải ngân; hoàn thành một số dự án trọng điểm, tạo động lực mới phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương triển khai hiệu quả, quyết liệt Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 15/9/2022 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022; đôn đốc đẩy mạnh thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 để trình cấp có thẩm quyền, bảo đảm việc bố trí vốn năm 2023 tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, không phân tán, dàn trải, chia cắt.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo các đơn vị chức năng bảo đảm nguồn thanh toán cho các dự án; phối hợp với nhà tài trợ, các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời xử lý các vướng mắc về thanh, quyết toán, đàm phán, ký kết hiệp định, rút vốn từ nhà tài trợ; phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tham gia ý kiến kịp thời trong quản lý vốn đầu tư công (phân bổ, điều chỉnh, giao kế hoạch đầu tư công…) theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tăng cường lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Đối với việc thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Công Thương khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiến độ, giải pháp hoàn thành việc ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai một số nội dung, dự án thuộc thẩm quyền được giao của các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xây dựng nông thôn mới theo đúng quy định.

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý và tăng cường lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, trùng lắp, lãng phí; không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

Triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia. Thực hiện phân bổ và giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn cho các dự án năm 2023 bảo đảm đúng thời gian quy định Luật Đầu tư công.

Đồng thời, đẩy mạnh phân cấp, nhất là cấp cơ sở, nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát các chương trình mục tiêu quốc gia.

P.Ngân
Link gốc:

Tin khác

Điểm danh 4 ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiền gửi vượt 7%

Điểm danh 4 ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiền gửi vượt 7%

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố lãi suất của tổ chức tín dụng đối với khách hàng trong tháng 7/2024. Bất ngờ có 4 ngân hàng có lãi suất vượt 7,0%/năm.
Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong đoàn viên, người lao động

Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong đoàn viên, người lao động

Các cấp Công đoàn quận Đống Đa đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục trong đoàn viên, người lao động, thông qua việc ứng dụng rộng rãi công nghệ số, internet và mạng xã hội, do đó đã thu được kết quả tích cực.
Chung kết cuộc thi “Sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới” năm 2024

Chung kết cuộc thi “Sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới” năm 2024

(LĐ&PL) Ngày 27/7, tại tỉnh Lào Cai, Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED), Tổ chức Aide et Action (AEA) sắp tới sẽ trở thành Action Education và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai… phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Chung kết cuộc thi “Sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới" năm 2024. Đáng chú ý, kết thúc cuộc thi Ban Tổ chức đã lựa chọn 7 sáng kiến để hỗ trợ, với tổng số tiền là 262 triệu đồng.
Khánh Hòa: Yêu cầu doanh nghiệp không quảng bá, tổ chức tour đến đảo Bình Ba, Bình Hưng

Khánh Hòa: Yêu cầu doanh nghiệp không quảng bá, tổ chức tour đến đảo Bình Ba, Bình Hưng

(LĐ&PL) Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản số 1765/SDL-QLDL đề nghị các tỉnh, thành trên cả nước tuyên truyền, phổ biến đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành tại địa phương không thực hiện quảng bá, tổ chức tour đến đảo Bình Ba, Bình Hưng (thành phố Cam Ranh).
Nhân rộng mô hình "Chợ 4.0 - Chợ thanh toán không dùng tiền mặt" tại huyện Ba Vì

Nhân rộng mô hình "Chợ 4.0 - Chợ thanh toán không dùng tiền mặt" tại huyện Ba Vì

Thời gian qua, huyện Ba Vì (Hà Nội) đã triển khai hiệu quả mô hình "Chợ 4.0 - Chợ thanh toán không dùng tiền mặt". Mô hình nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh; tạo điều kiện để người tiêu dùng tiếp cận với phương thức thanh toán hiện đại đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người tham gia.

Có thể bạn quan tâm

Chính thức: Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong 3 tháng

Chính thức: Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong 3 tháng

(LĐ&PL) Lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ được giảm 50% từ 1/9/2024 - 30/11/2024.
Làng nghề, ẩm thực truyền thống: Cơ hội gắn kết du lịch Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh

Làng nghề, ẩm thực truyền thống: Cơ hội gắn kết du lịch Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh

Chương trình “Quảng bá giới thiệu sản phẩm, kết hợp quảng bá xúc tiến du lịch liên kết Thủ đô - Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để 2 đầu tàu đất nước liên kết, thúc đẩy các hoạt động hợp tác, phát triển văn hóa, xã hội, kinh tế.
Điểm danh 4 ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiền gửi vượt 7%

Điểm danh 4 ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiền gửi vượt 7%

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố lãi suất của tổ chức tín dụng đối với khách hàng trong tháng 7/2024. Bất ngờ có 4 ngân hàng có lãi suất vượt 7,0%/năm.
Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong đoàn viên, người lao động

Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong đoàn viên, người lao động

Các cấp Công đoàn quận Đống Đa đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục trong đoàn viên, người lao động, thông qua việc ứng dụng rộng rãi công nghệ số, internet và mạng xã hội, do đó đã thu được kết quả tích cực.
Chung kết cuộc thi “Sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới” năm 2024

Chung kết cuộc thi “Sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới” năm 2024

(LĐ&PL) Ngày 27/7, tại tỉnh Lào Cai, Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED), Tổ chức Aide et Action (AEA) sắp tới sẽ trở thành Action Education và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai… phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Chung kết cuộc thi “Sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới" năm 2024. Đáng chú ý, kết thúc cuộc thi Ban Tổ chức đã lựa chọn 7 sáng kiến để hỗ trợ, với tổng số tiền là 262 triệu đồng.
Khánh Hòa: Yêu cầu doanh nghiệp không quảng bá, tổ chức tour đến đảo Bình Ba, Bình Hưng

Khánh Hòa: Yêu cầu doanh nghiệp không quảng bá, tổ chức tour đến đảo Bình Ba, Bình Hưng

(LĐ&PL) Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản số 1765/SDL-QLDL đề nghị các tỉnh, thành trên cả nước tuyên truyền, phổ biến đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành tại địa phương không thực hiện quảng bá, tổ chức tour đến đảo Bình Ba.
Nhân rộng mô hình "Chợ 4.0 - Chợ thanh toán không dùng tiền mặt" tại huyện Ba Vì

Nhân rộng mô hình "Chợ 4.0 - Chợ thanh toán không dùng tiền mặt" tại huyện Ba Vì

Thời gian qua, huyện Ba Vì (Hà Nội) đã triển khai hiệu quả mô hình "Chợ 4.0 - Chợ thanh toán không dùng tiền mặt". Mô hình nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh; tạo điều kiện để người tiêu dùng tiếp cận với phương thức thanh toán hiện đại đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người tham gia.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 ổn định thấp hơn mức trung bình hàng năm

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 ổn định thấp hơn mức trung bình hàng năm

(LĐ&PL) Triển vọng kinh tế toàn cầu cho năm 2024 và các năm tiếp theo được dự báo mang đến nhiều thách thức nhưng cũng mở ra những cơ hội phục hồi. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 dự kiến sẽ ổn định ở mức 2.4% đến 3.2%, thấp hơn mức trung bình hàng năm trong lịch sử.
Ngày 4/6, giá vàng miếng bình ổn giảm 1 triệu đồng/lượng

Ngày 4/6, giá vàng miếng bình ổn giảm 1 triệu đồng/lượng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố giá bán vàng miếng SJC trực tiếp đến tay người dân ngày 4/6 là 77,98 triệu đồng/lượng, giảm 1 triệu đồng/lượng so với ngày đầu mở bán 3/6 là 78,98 triệu đồng/lượng.
Đấu giá biển số xe: Khách hàng đã nộp số tiền gần 1,4 nghìn tỷ đồng

Đấu giá biển số xe: Khách hàng đã nộp số tiền gần 1,4 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Công an, sau một thời gian triển khai thí điểm đấu giá biển số xe ô tô, có 14.062 biển số xe ô tô trúng đấu giá đã được khách hàng nộp với số tiền gần 1,4 nghìn tỷ đồng; việc đấu giá biển số được dư luận xã hội rất quan tâm và đồng tình, ủng hộ...
270 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc

270 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc

Chiều 16/5, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc - Hà Nội, năm 2024.
Đề xuất tái thu phí tham quan, du lịch vịnh Nha Trang

Đề xuất tái thu phí tham quan, du lịch vịnh Nha Trang

(LĐ&PL) Ngày 15/5, thông tin từ Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Khánh Hòa cho biết, UBND tỉnh đang dự thảo nghị quyết, lấy ý kiến về việc thu phí tham quan toàn vịnh Nha Trang, thành phố Nha Trang.
Giảm thuế giá trị gia tăng: Tăng sức đề kháng cho doanh nghiệp

Giảm thuế giá trị gia tăng: Tăng sức đề kháng cho doanh nghiệp

Việc tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sẽ giúp tăng sức đề kháng cho doanh nghiệp, người dân và hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn.
Chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

Chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

Từ ngày 1/5, nhiều chính sách liên quan đến kinh tế như quy định mới về quản lý seri tiền mới in; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mới; quy định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia... sẽ chính thức có hiệu lực.
Sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong tháng 4 ước tính tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm
Phiên bản di động