Cần xây dựng chính sách để làm thay đổi "nghề đồng nát"

Lợi, quyền lao động 16:46 | 25/09/2022
(LĐ&PL) Trong lĩnh vực quản lý rác thải, lao động thu gom phế liệu là lực lượng thu gom đông đảo ở Việt Nam. Theo ước tính hơn 30% lượng rác thải được thu gom thông qua lực lượng thu gom “ve chai, đồng nát”. Vai trò và nhu cầu của nghề “ve chai, đồng nát” cần được hiểu rõ để chuẩn bị cho sự tham gia của họ vào khung chính sách.
Hà Nội quyết liệt xử lý nghiêm tình hình nợ đóng bảo hiểm xã hội Giải cứu hơn 1.000 công dân Việt Nam bị lừa đảo, môi giới lao động bất hợp pháp tại Campuchia. Khen thưởng các cá nhân đạt giải trong Cuộc thi ảnh “Dấu ấn Công đoàn và Người lao động Thủ đô”

Nghề không "vốn" nhưng nguy hiểm

Một ngày của chị Nguyễn Thị Châu (tạm trú ở xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) bắt đầu từ 4 giờ sáng. Chị chuẩn bị nấu xôi, pha nước đậu nành để đi bán rong trong các khu đô thị. Công việc bán xôi kết thúc vào lúc 8 giờ sáng, cũng là lúc chị tất tả gửi thúng, mẹt vào một nhà dân để đi thu gom ve chai, đồng nát.

Chị Châu đã làm nghề đồng nát từ 10 năm nay. Có những ngày chị đi từ sáng đến đêm, len lỏi khắp đường làng, ngõ, xóm bất kể dù nắng hay mưa để thu gom đồng nát. Chia sẻ về việc chọn nghề này, chị Châu cho biết do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, phải nuôi con học đại học mà nghề đồng nát lại không phải bỏ vốn. Mặc dù vất vả và thu nhập thấp, nhưng đó cũng là giải pháp cứu cánh khi mưu sinh.

Chị Hoàng Thị Lại quê ở Hưng Yên, hoạt động thu gom đồng nát ở khu vực đường Yết Kiêu, đường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, nghề ve chai vất vả và nguy hiểm, bởi người làm nghề như chị đôi lúc rất “ham”, có thể lặn lội đến tối, khuya. Không chỉ gặp những sự cố như mưa, bão, ngã ngoài đường, bị xây xước chân tay trong quá trình thu gom, mà còn lo tai nạn giao thông, ô nhiễm từ bãi rác. Và hi hữu hơn nữa cũng có nhiều trường hợp bị tấn công tình dục ở những nơi vắng người.

Lao động “ve chai”: Cần nhìn nhận như lao động tái chế và bảo vệ môi trường phi chính thức
Người lao động "ve chai, đồng nát" đi khắp các ngõ ngách, phố phường để thu gom đồ tái chế

“Chúng tôi mong muốn được công nhận như những lao động môi trường, được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp ngành, địa phương để chị em làm nghề được bảo vệ, có các chế độ hợp lý”, chị Hoàng Thị Lại trải lòng.

Tại chương trình tập huấn cho phụ nữ tham gia thu gom, phân loại và tái chế rác thải nhựa tại quận Nam Từ Liêm, phân tích về vai trò của phụ nữ trong quản lý rác thải nhựa từ mô hình phụ nữ tham gia phân loại, thu gom, giảm thiểu rác thải nhựa giá trị thấp tại Mễ Trì, Nam Từ Liêm, bà Đoàn Vũ Thảo Ly - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) cho biết: Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ chuỗi giá trị rác từ khâu xả thải, phân loại, thu gom và xử lý tại hộ gia đình, nơi làm việc và cộng đồng.

Phụ nữ hộ gia đình, hộ kinh doanh là người trực tiếp tiếp xúc với rác và hơn 90% tham gia phân loại rác tại nguồn. Phân loại, thu gom rác được thực hiện chủ yếu bởi nhóm lao động nữ phi chính thức. Ước tính hơn 6.000 - 8.000 lao động ve chai ở Hà Nội và khoảng 1.000 lao động ve chai và 300 người bới rác tại bãi rác tại Đà Nẵng.

Theo bà Thảo Ly, phụ nữ làm nghề “ve chai” đang gặp nhiều thách thức khi làm nghề. Đó là thiếu hướng dẫn, chính sách cụ thể về phân loại rác, thiếu dụng cụ kỹ thuật để phân chia các loại rác. Bảo hộ lao động không bảo đảm; điều kiện lao động ô nhiễm, độc hại; phương tiện lao động thô sơ; bị ảnh hưởng tới sức khoẻ; kỹ năng thương thảo giá cả còn hạn chế.

“Kết quả nghiên cứu ở Mễ Trì cho thấy có 62 cơ sở thu mua phế liệu và gần 250 lao động phi chính thức làm công tác thu gom tái chế, 90% là phụ nữ, đa phần ngoại tỉnh. Các chị em ve chai ở tản mạn, việc kết nối giữa cơ sở thu mua phế liệu và các nhà máy tái chế chưa rõ ràng”, bà Thảo Ly cho biết.

Bà Thảo Ly cũng khuyến nghị: Cần tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình phụ nữ tham gia vào thu gom, phân loại, tái chế rác giá trị thấp tại cấp cơ sở. Thông qua Hội Liên hiệp phụ nữ để khuyến khích phụ nữ tham gia quản lý chất thải nhựa, đặc biệt là ở giai đoạn phân loại và thu gom. Tổ chức và tập hợp lại nhóm lao động này lại thành các hợp tác xã/hiệp hội/tổ đổi công/câu lạc bộ về thu gom rác thải, có tư cách pháp nhân để cải thiện điều kiện lao động, sức khỏe, có cơ hội nhận hỗ trợ từ các cấp.

Lao động “ve chai”: Cần nhìn nhận như lao động tái chế và bảo vệ môi trường phi chính thức
Họ cần được đăng ký lao động trong một tổ chức pháp nhân

Đồng thời, cung cấp các khóa đào tạo về kỹ năng, kỹ thuật, quy định về vệ sinh môi trường và an toàn cho lao động nữ ve chai, đồng nát. Hỗ trợ các sáng kiến và ý tưởng hay do các chị em phụ nữ đề xuất về mô hình giảm sản phẩm nhựa sử dụng một lần và tuyên truyền về kiến thức an toàn lạo động cho nhóm thu gom phế liệu. Tăng cường kết nối các tổ chức khoa học công nghệ, trung tâm, nhóm phụ nữ để hỗ trợ nâng cao năng lực cho phụ nữ trong việc quản lý rác thải nhựa (giới thiệu về các công cụ kỹ thuật, kiểm toán rác, phân loại rác thải,…).

Cần được đăng ký lao động trong một tổ chức pháp nhân

Ông Nelson Bustamante - Chuyên gia về An toàn xã hội và môi trường của Hiệp hội tái chế rác thải toàn diện tại Colombia (iWRc) cho rằng, cần đảm bảo các thành viên nhận thức được rằng mọi người ở nơi làm việc phải được đối xử công bằng nhằm mục đích thúc đẩy sự coi trọng và niềm tự hào là một người thu gom rác thải phi chính thức. Người thu gom rác thải phi chính thức không được khuyến khích hoặc dung túng trước các hình thức nhục mạ, cưỡng bức về tinh thần hoặc thể chất hay lạm dụng bằng lời nói; không được phép đối xử thô bạo hoặc vô nhân đạo.

Bởi vậy, an toàn, sức khỏe và điều kiện làm việc tốt hơn sẽ cải thiện năng suất lao động của người thu gom rác thải. Họ có quyền được an toàn, sức khỏe và hạnh phúc tại nơi làm việc; quyền được trải nghiệm an toàn khi làm việc, kể cả làm việc độc lập.

“Để giữ an toàn, người lao động nên quan tâm đến sự an toàn của chính họ; chịu trách nhiệm về sự an toàn của những người có thể bị ảnh hưởng bởi các hành vi hoặc thiếu sót của họ; tuân thủ các hướng dẫn an toàn; sử dụng các thiết bị an toàn và thiết bị bảo hộ một cách chính xác”, ông Nelson Bustamante khuyến nghị người lao động.

Ông cũng phân tích những rủi ro chung mà người lao động cần nhận biết, đó là kim tiêm, thủy tinh, kim loại và phế liệu sắc nhọn, chất thải y tế, chất thải thực phẩm, chất thải hóa học, nguy hiểm về mặt sinh học, nguy hiểm ừ động vật (cắn, đốt và bệnh dại)… cùng các rủi ro khác.

Đặc biệt, ông Nelson Bustamante nhấn mạnh các vấn đề kỳ thị xã hội, căng thẳng, trầm cảm, rối loạn lo âu, mất cân bằng quyền lực, phụ thuộc (ma túy, rượu), bạo lực trong cộng đồng; bạo lực tại nơi làm việc và gia đình, khối lượng công việc tăng gấp đôi/gấp ba mà người lao động cần biết.

“Chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng những người thu gom phi chính thức không giống nhau, họ có những cách riêng để thu gom rác thải tốt nhất theo khả năng, năng lực và nhu cầu cá nhân. Trong đó, một số người sử dụng các mối liên hệ công việc để thu gom rác thải sẵn có, một số người sử dụng xe đạp để đi khắp đường phố thu gom rác thải từ các hộ gia đình và các hộ kinh doanh. Vậy phương pháp nào mang lại kết quả thu gom tốt nhất? Nó còn phụ thuộc vào độ tuổi, kỹ năng và động lực của mỗi người”, ông Nelson Bustamante nhấn mạnh.

Tại hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm từ các Dự án thí điểm cùng với các nữ lao động phi chính thức tại Việt Nam”, đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra những thách thức đối với hệ thống đồng nát. Lực lượng này chủ yếu là nữ giới (chiếm hơn 90%) mặc dù đây là công việc nặng nhọc, điều kiện lao động còn lạc hậu, không bảo hộ: chủ yếu làm bằng thủ công, tư liệu lao động thô sơ, phúc lợi xã hội, bảo hiểm y tế, xã hội không được quan tâm.

Những người làm "nghề đồng nát" chưa có tổ chức riêng để bảo vệ quyền lợi, bị các đầu nậu chi phối, thậm chí ép về giá. Trong khi đó, hệ thống thu gom rác của nhà nước ngày càng được hiện đại hóa và nhân rộng, hạ tầng thu gom ngày càng được hiện đại hóa, cạnh tranh trực tiếp với hệ thống đồng nát. Cần xây dựng chính sách để làm thay đổi nghề đồng nát. Cụ thể, "nghề đồng nát" phải được đăng ký lao động trong một tổ chức pháp nhân (không nên hoạt động đơn lẻ, hộ gia đình) tiến tới có Hiệp hội của mình.

Bảo Thoa

Link gốc:

Tin khác

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

(LĐ&PL) Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã có ý thức phối hợp với các cấp Công đoàn tại các địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng tránh tai nạn… cho người lao động. Qua đó, giúp người lao động yên tâm làm việc, cống hiến lâu dài, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.
Lương hưu tháng 9 trả trùng nghỉ lễ Quốc khánh, người dân sẽ nhận vào ngày nào?

Lương hưu tháng 9 trả trùng nghỉ lễ Quốc khánh, người dân sẽ nhận vào ngày nào?

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH), do thời gian chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH trong tháng 9 trùng vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh nên người dân sẽ nhận các chế độ sau kỳ nghỉ lễ.
Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

Ngày 20/8, Công đoàn Công ty TNHH Vận tải Quốc tế Sơn Nam (trực thuộc Công đoàn ngành Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An) đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho 550 người lao động.
Cơ hội nào cho lao động tự do?

Cơ hội nào cho lao động tự do?

Lao động phi chính thức (hay còn gọi là lao động tự do) ở nước ta vẫn chiếm tỷ trọng lớn, song với trình độ chuyên môn thấp, họ khó có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm tốt. Để có thể chuyển đổi việc làm, nâng cao thu nhập đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế số, việc đào tạo nâng cao tay nghề là yêu cầu cần thiết đối với người lao động, nhất là lao động giản đơn.
Trao hỗ trợ kinh phí sửa chữa “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn quận Ba Đình

Trao hỗ trợ kinh phí sửa chữa “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn quận Ba Đình

Xúc động khi đón nhận sự quan tâm, hỗ trợ của tổ chức Công đoàn, chị Nguyễn Thị Thu Trang (đoàn viên Công đoàn Ủy ban nhân dân (UBND) phường Liễu Giai) đã gửi lời cảm ơn chân thành và cho biết sự quan tâm, hỗ trợ của tổ chức Công đoàn chính là nguồn động lực để chị yên tâm công tác, cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Có thể bạn quan tâm

Những khoản tiền được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2024

Những khoản tiền được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2024

(LĐ&PL) Mỗi cá nhân có thể thường xuyên hoặc bất ngờ nhận được các khoản thu nhập song không phải ai cũng biết được khoản nào được miễn thuế.
Nhiều thông tin mới về bảo hiểm thất nghiệp có lợi cho người lao động

Nhiều thông tin mới về bảo hiểm thất nghiệp có lợi cho người lao động

Bộ LĐ,TB&XH đề nghị bổ sung đối tượng là người lao động có giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên thay vì từ 3 tháng trở lên.
Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

(LĐ&PL) Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã có ý thức phối hợp với các cấp Công đoàn tại các địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng tránh tai nạn… cho người lao động. Qua đó, giúp người lao động yên tâm làm việc, cống hiến lâu dài, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.
Lương hưu tháng 9 trả trùng nghỉ lễ Quốc khánh, người dân sẽ nhận vào ngày nào?

Lương hưu tháng 9 trả trùng nghỉ lễ Quốc khánh, người dân sẽ nhận vào ngày nào?

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH), do thời gian chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH trong tháng 9 trùng vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh nên người dân sẽ nhận các chế độ sau kỳ nghỉ lễ.
Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

Ngày 20/8, Công đoàn Công ty TNHH Vận tải Quốc tế Sơn Nam (trực thuộc Công đoàn ngành Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An) đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho 550 người lao động.
Cơ hội nào cho lao động tự do?

Cơ hội nào cho lao động tự do?

Lao động phi chính thức (hay còn gọi là lao động tự do) ở nước ta vẫn chiếm tỷ trọng lớn, song với trình độ chuyên môn thấp, họ khó có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm tốt. Để có thể chuyển đổi việc làm, nâng cao thu nhập đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế số, việc đào tạo nâng cao tay nghề là yêu cầu cần thiết đối với người lao động, nhất là lao động giản đơn.
Trao hỗ trợ kinh phí sửa chữa “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn quận Ba Đình

Trao hỗ trợ kinh phí sửa chữa “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn quận Ba Đình

Xúc động khi đón nhận sự quan tâm, hỗ trợ của tổ chức Công đoàn, chị Nguyễn Thị Thu Trang (đoàn viên Công đoàn Ủy ban nhân dân (UBND) phường Liễu Giai) đã gửi lời cảm ơn chân thành và cho biết sự quan tâm, hỗ trợ của tổ chức Công đoàn chính là nguồn động lực để chị yên tâm công tác, cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Bình Dương: Công ty Hoàng Sinh đã trả lương cho công nhân

Bình Dương: Công ty Hoàng Sinh đã trả lương cho công nhân

Ngoài trả lương tháng 4 và 5 cho công nhân, đại diện công ty này cam kết sẽ thanh toán tiền lương tháng 6 và 7/2024 cho người lao động vào ngày 30/8 tới. Song song đó sẽ hỗ trợ 1 triệu đồng/công nhân/tháng (áp dụng cho tháng 4 và 5) đối với người lao động quay trở lại công ty làm việc vào ngày 5/8 tới.
Nhiều quyền lợi của người lao động tăng theo lương tối thiểu vùng

Nhiều quyền lợi của người lao động tăng theo lương tối thiểu vùng

Từ ngày 1/7/2024, khi lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng, một loạt khoản tiền của người lao động cũng được tăng lên như: Tăng mức lương hằng tháng; tăng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa...
Quan tâm chăm lo con đoàn viên, người lao động

Quan tâm chăm lo con đoàn viên, người lao động

(LĐ&PL) Thời gian qua, công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho con đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, nhất là các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn được các cấp Công đoàn thành phố Hà Nội quan tâm thực hiện bằng nhiều hoạt động, chương trình thiết thực.
Lãnh đạo quận Đống Đa trả lời kiến nghị của người lao động

Lãnh đạo quận Đống Đa trả lời kiến nghị của người lao động

(LĐ&PL) Sáng 6/6, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND quận với doanh nghiệp, Công đoàn cơ sở và công nhân, viên chức, lao động năm 2024.
Quan tâm, chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Quan tâm, chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo, đảm bảo quyền lợi cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), đặc biệt là công tác chăm lo sức khỏe, tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện ung thư sớm miễn phí cho người lao động.
Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

Gần đây, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm trang bị thêm kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho đoàn viên, người lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp. Qua đó, nhằm giúp đoàn viên, người lao động nắm vững các quy trình an toàn và các biện pháp bảo vệ bản thân để giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn lao động và chấn thương trong quá trình làm việc.
Số người rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết những tháng đầu năm 2024, số người tham gia bảo hiểm xã hội tiếp tục có xu hướng tăng, nhưng số người rút bảo hiểm xã hội một lần cũng tăng trở lại.
Cảnh giác với tình trạng lừa đảo đưa lao động sang Australia làm việc

Cảnh giác với tình trạng lừa đảo đưa lao động sang Australia làm việc

(LĐ&PL) Bộ LĐTBXH khuyến cáo, người lao động không đăng ký, nộp tiền cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào để tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia.
Xem thêm
Phiên bản di động