Bị áp thuế là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng bền vững
Tận dụng lợi thế khai thác khoáng sản trong nền kinh tế tăng trưởng nhanh Phát huy tối đa tiềm năng của nền kinh tế số và sáng tạo Khơi thông nguồn vốn để nền kinh tế bứt phá |
Theo chương trình, phiên họp tập trung đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và 3 tháng đầu năm, công tác giải ngân vốn đầu tư công, triển khai chương trình 3 mục tiêu quốc gia; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; các nhiệm vụ, trọng tâm thời gian tới; và một số nội dung quan trọng khác.
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, nhưng không phải là duy nhất
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, chúng ta đã đi qua 1/4 thời gian của năm 2025 trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến mới phức tạp, khó lường, cạnh tranh chiến lược ngày càng mạnh mẽ, nhạy cảm.
Với việc Mỹ công bố chính sách thuế quan đối ứng, căng thẳng thương mại leo thang, có thể gây đứt gãy chuỗi thương mại, cung ứng toàn cầu; các nước đã có phản ứng khác nhau, thị trường chứng khoán các nước sụt giảm; tác động mạnh đến tăng trưởng và ổn định kinh tế toàn cầu.
Thủ tướng nêu rõ, về việc này, ngay từ đầu năm, chúng ta đã chủ động thực hiện tất cả các biện pháp có thể làm. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ngành đã giao thiệp với phía Mỹ, trao đổi trên tất cả các kênh chính trị, ngoại giao.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VPG/Nhật Bắc |
Trong nước, chúng ta thực hiện nhiều giải pháp liên quan quan hệ thương mại Việt Nam - Mỹ, như tiếp tục nghiên cứu giảm thuế nhập khẩu, mua hàng hóa, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp các nước tại Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp Mỹ; giải quyết các yêu cầu chính đáng của phía Mỹ trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Đồng thời, chúng ta chia sẻ với các đối tác khác, nhất là hợp tác thúc đẩy đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; đặt quan hệ kinh tế - thương mại với Mỹ trong tổng thể quan hệ kinh tế, thương mại của Việt Nam với các nước, đặc biệt là các nước đã ký kết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam và các hiệp ước quốc tế khác.
Thủ tướng nhấn mạnh, các giải pháp là rất tích cực, nhưng cũng giữ vững bản lĩnh, bình tĩnh khi gặp khó khăn, các cú sốc từ bên ngoài, phát huy văn hóa và trí tuệ Việt Nam để có giải pháp sáng tạo, chủ động, kịp thời, thích ứng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả. Cách tiếp cận, xử lý vấn đề mang tính tổng thể, toàn diện, vừa có trước mắt, vừa có lâu dài, cả trực tiếp và gián tiếp, cả diện rộng và có trọng điểm, cả biện pháp thương mại và phi thương mại để bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc.
Thủ tướng nêu rõ, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất; đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng, như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…
Tăng trưởng GDP quý I đạt 6,93%
Thủ tướng đánh giá trong tháng 3 và quý I vừa qua, các cấp, các ngành, các địa phương đã tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp, ngoài các nhiệm vụ thường xuyên thì đặc biệt tập trung vào 5 nhiệm vụ: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 từ 8% trở lên, tạo đà, tạo thế, tạo lực cho tăng trưởng 2 con số trong những năm tới, để đạt 2 mục tiêu 100 năm; tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương; rà soát, hoàn thiện các văn kiện, chuẩn bị tổ chức đại hội Đảng các cấp và tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc; tập trung triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, Nghị quyết 59 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế trong tình hình mới; chuẩn bị tổ chức các ngày lễ lớn của đất nước.
![]() |
Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: VPG/Nhật Bắc |
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nhân dân, doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm, tình hình kinh tế - xã hội tháng sau tốt hơn tháng trước, quý I/2025 tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực.
Đặc biệt, tăng trưởng GDP quý I đạt 6,93%, cao hơn cùng kỳ 5 năm qua, và cao hơn kịch bản tăng trưởng ban đầu, dù vẫn thấp hơn kịch bản tăng trưởng mới. Việc Việt Nam tăng trưởng thuộc nhóm cao trong khu vực và quốc tế là tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh hiện nay.
Cùng với đó, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm; cả 3 khu vực công nghiệp nông nghiệp dịch vụ đều tăng trưởng tích cực, đặc biệt là nông nghiệp. Văn hóa xã hội được chú trọng; đời sống nhân dân được nâng lên, chỉ số xếp hạng hạnh phúc tăng vượt bậc. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được củng cố, đối ngoại được đẩy mạnh, các hoạt động ngoại giao rất sôi động; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.
Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta phải phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, nhân dân ngày càng ấm no và hạnh phúc, đời sống năm sau cao hơn năm trước.
Bên cạnh đó, chúng ta không chủ quan, lơ là và nhận thấy rõ những hạn chế, bất cập, như sức ép điều hành tỷ giá, lãi suất còn lớn; sức mua phục hồi chậm; chính sách đất đai, thị trường bất động sản còn có những bất cập; tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn cùng kỳ...
Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá bối cảnh, tình hình thời gian qua; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố; tình hình kinh tế - xã hội với những điểm nổi bật, ấn tượng, những cảm xúc và băn khoăn, trăn trở; phân tích nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; dự báo tình hình thời gian tới; xác định rõ những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 4, quý II, những việc cần làm ngay, những giải pháp trước mắt, những nhiệm vụ lâu dài.
Thủ tướng lưu ý các giải pháp như từng bộ, ngành, địa phương và cả nước cần làm gì để tăng trưởng GDP 8% trở lên; sắp xếp bộ máy, tổ chức lại các đơn vị hành chính, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp theo hướng tinh gọn mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, quá trình triển khai không được lơ là công việc; đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 57, Nghị quyết 59 của Bộ Chính trị; cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc về thể chế, cắt giảm thủ tục hành chính, giảm thời gian, chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư công, 3 động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới; những nhiệm vụ cần tập trung trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đặc biệt là xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà ở xã hội.
Theo Ngân Phương/laodongthudo.vn
https://laodongthudo.vn/bi-ap-thue-la-co-hoi-co-cau-lai-nen-kinh-te-theo-huong-ben-vung-187738.html
Tin khác

Thủ tướng yêu cầu giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng doanh nghiệp Nhà nước

Trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho doanh nghiệp phát triển đường cao tốc

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người lao động được nghỉ 5 ngày

Với Đảng, mùa xuân khát vọng

Thư chúc Tết Xuân Ất Tỵ năm 2025 của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài
Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng yêu cầu giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng doanh nghiệp Nhà nước

Trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho doanh nghiệp phát triển đường cao tốc

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người lao động được nghỉ 5 ngày

Với Đảng, mùa xuân khát vọng

Thư chúc Tết Xuân Ất Tỵ năm 2025 của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài

Tăng cường phòng, chống tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ và pháo

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Hội đồng hương Ứng Hòa tặng quà Tết cho các hộ khó khăn

Hà Nội: Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính

Nhiều sáng kiến đẩy nhanh tiến độ cài đặt và kích hoạt iHanoi

Bộ GTVT yêu cầu trần giá vé máy bay nội địa tối đa là 4 triệu đồng/vé/chiều

Chuyển đổi số đưa chính quyền đến gần với người dân
