Báo động trầm cảm ở trẻ vị thành niên: Khi nào cần đưa đến bác sĩ?

Sức khỏe 08:13 | 02/05/2023
Có nhiều dấu hiệu để nhận diện trẻ đang gặp rối loạn tâm thần, trầm cảm, stress nhưng các gia đình thường rất khó để nhận biết trẻ có thật sự cần phải can thiệp tâm lý hay không?
Gần 50% phụ nữ trầm cảm sau sinh không được chẩn đoán bởi chuyên gia y tế

Thời gian qua, Khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận nhiều trẻ vị thành niên có chấn động về tâm lý, rối loạn trầm cảm... Trong số này có bệnh nhi 13 tuổi nhập viện do tự tử bằng thuốc giảm đau liều cao.

Trước khi được phát hiện bệnh, trẻ cảm thấy thất vọng vì bản thân không đáp ứng được những kỳ vọng của cha mẹ và thường xuyên xảy ra mâu thuẫn về cách sống. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ rơi vào vào trầm cảm và tự tử bằng thuốc giảm đau. May mắn, trẻ được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu, điều trị kịp thời.

Báo động trầm cảm ở trẻ vị thành niên: Khi nào cần đưa đến bác sĩ? - Ảnh 1.
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho một bệnh nhi bị mất ngủ, rối loạn lo âu. Ảnh: Thu Trang

Một trường hợp khác là bệnh nhân nữ, 14 tuổi, chủ yếu sống cùng ông bà nội. Vốn là một đứa trẻ ngoan ngoãn, học giỏi, vui vẻ nhưng khoảng 1 năm đây trẻ lầm lì, ít nói, học tập sa sút... Sau một thời gian quan sát, người thân phát hiện trẻ thường xuyên mất ngủ, thậm chí còn tìm hiểu về cách tự sát trên mạng xã hội. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bác sĩ kết luận, trẻ có dấu hiệu của trầm cảm nặng.

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, từng cho biết trung bình mỗi ngày, khoảng 3.000 trẻ vị thành niên chết do tự tử. Tại Việt Nam, tình trạng tự tử ở tuổi vị thành niên đang ngày càng gia tăng nhưng người lớn, các bậc phụ huynh chưa biết cách nhận diện, hỗ trợ và can thiệp. Đáng nói là nguyên nhân dẫn đến tự tử ở lứa tuổi này phần lớn là do rối loạn trầm cảm.

Theo tiến sĩ - bác sĩ Đỗ Minh Loan, Trưởng Khoa sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương, số liệu của một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8%. Trầm cảm là vấn đề hay gặp ở trẻ vị thành niên, thế nhưng đôi lúc cha mẹ không nhận biết được, thậm chí còn bị nhầm lẫn đó là sự thay đổi tâm sinh lý ở lứa tuổi này.

Điều dưỡng, Ngô Thị Thanh Hoa, Khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết trẻ vị thành niên bị trầm cảm có nguy cơ tự làm hại bản thân nhiều hơn. Ở thể nhẹ, một số trẻ cảm thấy "không vui" hoặc "buồn", ở thể nặng, trẻ lại muốn làm tổn thương mình hoặc thậm chí là có ý định tự sát. Do đó, trẻ vị thành niên bị trầm cảm được phát hiện và điều trị sớm, kịp thời.

Báo động trầm cảm ở trẻ vị thành niên: Khi nào cần đưa đến bác sĩ? - Ảnh 2.
Chuyên gia khuyến cáo đưa trẻ có dấu hiệu trầm cảm đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn. Ảnh: M.Khánh

Theo các bác sĩ, có nhiều dấu hiệu để nhận diện trẻ đang gặp rối loạn tâm thần, trầm cảm, stress nhưng các gia đình thường rất khó để nhận biết trẻ có thật sự cần phải can thiệp tâm lý hay không?

Đối với trẻ vị thành niên bị trầm cảm, các triệu chứng trên có thể bị ẩn nấp, khó nhận ra. Thay vào đó, trẻ hay có xu hướng chống đối, không chịu lắng nghe và tiếp nhận các ý kiến từ mọi người.

Tuy nhiên, dấu hiệu đầu tiên của trầm cảm có thể nhận thấy đó là trẻ mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, trẻ có thể rối loạn về việc ăn uống, kém tập trung, kết quả học tập giảm sút, buồn bã, ít giao tiếp, dễ cáu giận, nóng tính…

Khi phát hiện trẻ “bỗng dưng” có dấu hiệu mất ngủ hoặc có nhưng thay đổi nói trên kéo dài hơn 2 tuần mẹ cần lắng nghe, chia sẻ và tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này để tìm cách xử lý. Đặc biệt, nếu trong gia đình có anh chị hoặc em của trẻ đã bị trầm cảm thì khả năng trẻ sẽ bị rất cao. Bố mẹ cần theo dõi sát sao để phát hiện, ngăn chặn bệnh lý này. Nếu thấy khó khăn, nên đưa con đến cơ sở y tế để các bác sĩ có chuyên môn đánh giá, thăm khám.

Theo các chuyên gia, bệnh trầm cảm không tự biến mất, nếu không điều trị. Thậm chí, nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng trầm cảm tiếp tục trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.

Do đó, việc điều trị cần tuân thủ đúng chỉ định, thời gian của bác sĩ và các nhà tâm lý, đừng thấy dấu hiệu đỡ mà ngừng điều trị bởi bệnh có thể tái phát dẫn đến lần điều trị sau khó khăn hơn.

Các dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ vị thành niên

- Trẻ cảm thấy buồn rầu, hay trống rỗng; hoặc giận dữ, cáu kỉnh, thất vọng chỉ với những vấn đề rất nhỏ.

- Biểu hiện mệt mỏi: Mất hứng thú hoặc niềm vui với các hoạt động yêu thích trước đây

- Trẻ suy nghĩ bi quan về tương lai, cảm thấy vô vọng

- Trẻ hay lo lắng, dễ kích động hoặc bồn chồn

- Trẻ giảm tự tin, đánh giá thấp về bản thân, có cảm giác vô dụng hoặc mặc cảm, cảm giác có tội.

- Trẻ khó suy nghĩ, suy nghĩ chậm chạp; khó tập trung, khó đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ.

- Trẻ rối loạn giấc ngủ: Không thể ngủ, hoặc ngược lại ngủ quá nhiều;

- Bất thường ăn uống: Ăn quá nhiều hoặc không muốn ăn;

- Trẻ có suy nghĩ về cái chết, ý nghĩ tự tử, cố gắng tự tử hoặc tự tử

- Ngoài ra, có thể kèm theo các triệu chứng cơ thể không giải thích được như đau lưng hoặc đau đầu, đau bụng…

Theo N.Dung/nld.com.vn

https://nld.com.vn/suc-khoe/bao-dong-tram-cam-o-tre-vi-thanh-nien-khi-nao-can-dua-den-bac-si-20230430232239802.htm

Link gốc: https://nld.com.vn/suc-khoe/bao-dong-tram-cam-o-tre-vi-thanh-nien-khi-nao-can-dua-den-bac-si-20230430232239802.htm

Tin khác

Kiểm tra sản phẩm giảm cân do Ngân 98 quảng cáo

Kiểm tra sản phẩm giảm cân do Ngân 98 quảng cáo

Sở An toàn thực phẩm TP.HCM kiểm tra các sản phẩm giảm cân do DJ Ngân 98 quảng cáo và kinh doanh, do xuất hiện nghi vấn chứa chất cấm.
Gia tăng ca mắc Covid-19 tại châu Á: Cần làm gì để phòng ngừa làn sóng mới?

Gia tăng ca mắc Covid-19 tại châu Á: Cần làm gì để phòng ngừa làn sóng mới?

Trước tình trạng số ca mắc Covid-19 đang có xu hướng tăng trở lại tại nhiều quốc gia châu Á, các chuyên gia y tế kêu gọi người dân không nên chủ quan và cần khẩn trương áp dụng lại các biện pháp phòng ngừa cơ bản nhưng hiệu quả. Dù dịch không còn được xem là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, nhưng sự xuất hiện của các biến thể mới như JN.1 hay XBB.1.5 tiếp tục đặt ra những thách thức trong kiểm soát dịch bệnh.
Hà Nội ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9/5 đến ngày 16/5), toàn Thành phố ghi nhận 181 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện; số mắc giảm 8 ca so với tuần trước.
Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Theo nhận định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tình hình dịch sốt xuất huyết có thể gia tăng trong thời gian tới do bước vào “mùa dịch”. Bởi vậy, ngoài sự vào cuộc một cách quyết liệt của ngành Y tế Thủ đô, của các cơ quan chức năng, thì người dân cũng cần nâng cao ý thức, thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Bé gái 17 tháng tuổi ngừng tim vì hóc kẹo lạc, được cứu sống kỳ diệu

Bé gái 17 tháng tuổi ngừng tim vì hóc kẹo lạc, được cứu sống kỳ diệu

Một bé gái 17 tháng tuổi tại Hạ Long đã may mắn được cứu sống sau khi ngừng tim do hóc kẹo lạc – một trong những tai nạn sinh hoạt nguy hiểm hàng đầu với trẻ nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các bệnh viện

Hà Nội triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các bệnh viện

Ngày 20/5, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 144/KH-UBND về Triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội.
12 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bị thu hồi giấy công bố

12 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bị thu hồi giấy công bố

Cục An toàn thực phẩm tiếp tục ra quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố 12 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Kiểm tra sản phẩm giảm cân do Ngân 98 quảng cáo

Kiểm tra sản phẩm giảm cân do Ngân 98 quảng cáo

Sở An toàn thực phẩm TP.HCM kiểm tra các sản phẩm giảm cân do DJ Ngân 98 quảng cáo và kinh doanh, do xuất hiện nghi vấn chứa chất cấm.
Gia tăng ca mắc Covid-19 tại châu Á: Cần làm gì để phòng ngừa làn sóng mới?

Gia tăng ca mắc Covid-19 tại châu Á: Cần làm gì để phòng ngừa làn sóng mới?

Trước tình trạng số ca mắc Covid-19 đang có xu hướng tăng trở lại tại nhiều quốc gia châu Á, các chuyên gia y tế kêu gọi người dân không nên chủ quan và cần khẩn trương áp dụng lại các biện pháp phòng ngừa cơ bản nhưng hiệu quả. Dù dịch không còn được xem là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, nhưng sự xuất hiện của các biến thể mới như JN.1 hay XBB.1.5 tiếp tục đặt ra những thách thức trong kiểm soát dịch bệnh.
Hà Nội ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9/5 đến ngày 16/5), toàn Thành phố ghi nhận 181 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện; số mắc giảm 8 ca so với tuần trước.
Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Theo nhận định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tình hình dịch sốt xuất huyết có thể gia tăng trong thời gian tới do bước vào “mùa dịch”. Bởi vậy, ngoài sự vào cuộc một cách quyết liệt của ngành Y tế Thủ đô, của các cơ quan chức năng, thì người dân cũng cần nâng cao ý thức, thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Bé gái 17 tháng tuổi ngừng tim vì hóc kẹo lạc, được cứu sống kỳ diệu

Bé gái 17 tháng tuổi ngừng tim vì hóc kẹo lạc, được cứu sống kỳ diệu

Một bé gái 17 tháng tuổi tại Hạ Long đã may mắn được cứu sống sau khi ngừng tim do hóc kẹo lạc – một trong những tai nạn sinh hoạt nguy hiểm hàng đầu với trẻ nhỏ.
Bộ Y tế yêu cầu lắp đặt camera an ninh tại các khu vực trọng điểm của bệnh viện

Bộ Y tế yêu cầu lắp đặt camera an ninh tại các khu vực trọng điểm của bệnh viện

Bộ Y tế vừa có công văn gửi giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Triển khai Tháng cao điểm phòng, chống thuốc giả

Triển khai Tháng cao điểm phòng, chống thuốc giả

Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, Thành phố triển khai Tháng cao điểm phòng, chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên địa bàn từ ngày 8/5 đến 8/6/2025.
Lưu ý 12 trường hợp không được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả khi đi khám chữa bệnh

Lưu ý 12 trường hợp không được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả khi đi khám chữa bệnh

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật BHYT năm 2024) có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đã bổ sung một số chi phí được BHYT thanh toán, tuy nhiên, Luật cũng quy định không chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT cho 12 trường hợp.
Hà Nội yêu cầu đưa quy định cấm hút thuốc vào quy chế nội bộ

Hà Nội yêu cầu đưa quy định cấm hút thuốc vào quy chế nội bộ

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 1873/UBND-KGVX về hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5); Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (từ ngày 25 đến 31/5/2025) và tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố.
Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Cùng với chính sách miễn học phí đang chuẩn bị được thực hiện, chủ trương khám sức khỏe định kỳ cho nhân dân ít nhất mỗi năm một lần và tiến tới miễn viện phí cho toàn dân vào giai đoạn từ 2030 - 2035 sẽ là bước tiến lớn hướng tới công bằng, mang ý nghĩa tích cực lâu dài cho xã hội và được nhiều người dân mong đợi.
Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Sau vụ phát hiện 21 loại thuốc giả, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu rà soát lại quy trình mua thuốc, cung ứng thuốc, tình hình cung ứng thuốc trong thời gian qua tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Đảm bảo giữ ấm cho người bệnh và người nhà trong những ngày Tết giá rét

Đảm bảo giữ ấm cho người bệnh và người nhà trong những ngày Tết giá rét

(LĐ&PL) "Trong những ngày Tết nhiệt độ giảm sâu, trời chuyển rét đậm, các đơn vị phải tăng cường các biện pháp đảm bảo giữ ấm cho người bệnh và người nhà người bệnh đang lưu trú tại bệnh viện” - đó là chỉ đạo của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai về công tác đảm bảo giữ ấm cho người bệnh trong những ngày giá rét.
Xem thêm
Phiên bản di động