Gần 50% phụ nữ trầm cảm sau sinh không được chẩn đoán bởi chuyên gia y tế

Sức khỏe 07:49 | 06/07/2022
80% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh sẽ hồi phục hoàn toàn nếu được quan tâm đúng mức nhưng hiện nay có khoảng 50% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh không được chẩn đoán bởi chuyên gia y tế. Hậu quả của trầm cảm sau sinh có thể là tính mạng của người mẹ và đứa con mới chào đời.
Hội thảo “Phát hiện sớm và tầm soát ung thư vú và ung thư cổ tử cung”
Gần 50% phụ nữ trầm cảm sau sinh không được chẩn đoán bởi chuyên gia y tế
PGS, TS Nguyễn Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần chia sẻ thông tin về trầm cảm sau sinh.

Nhiều sản phụ có ý nghĩ tự sát sau khi sinh con

Đang là sinh viên năm thứ 3 tại một trường đại học tại Quảng Bình, T.T.B.T (nữ, 21 tuổi, quê Quảng Bình) lập gia đình và tạm nghỉ học để sinh nở. Do người bệnh có thai trong quá trình đang học và chưa cưới nên cũng khá căng thẳng.

Bệnh nhân sinh con thuận lợi, được mẹ ruột chăm sóc và kinh tế gia đình ổn định. Tuy nhiên, chồng là người ít thể hiện quan tâm, không hay chia sẻ tâm sự với người bệnh.

Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Ái Vân, bác sĩ Phòng Điều trị rối loạn cảm xúc, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sau khi sinh con được 13 ngày, T. có biểu hiện đêm ngủ kém, ngủ được tầm 3-4 giờ/đêm, hay thức giấc giữa đêm, sáng dậy sớm.

T. luôn cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng, ít nói chuyện với mọi người hơn trước, hay ngồi 1 mình, vẻ mặt buồn rầu, hay khóc lóc. T. ăn uống kém ngon miệng, hay suy nghĩ tiêu cực, bi quan cuộc sống.

Dấu hiệu trầm trọng hơn là người bệnh không để tâm tới việc chăm sóc con, không thể hiện tình cảm với con, cảm giác khó chịu khi nghe tiếng con khóc.

“Bệnh nhân có hành vi dùng dao rạch bụng để tự sát, được người nhà phát hiện đưa vào bệnh viện Cuba Quảng Bình xử trí khâu vết thương sau đó chuyển tới Khoa Tâm thần điều trị tiếp”, bác sĩ Vân cho hay.

Sau quá trình điều trị, bệnh nhân giảm triệu chứng, vui vẻ và hợp tác với người thân hơn, bớt buồn chán. Tuy nhiên, khi về nhà, bệnh nhân lại xuất hiện la hét, cáu gắt với mọi người, chống đối không chịu uống thuốc và được người nhà đưa tới khám và điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai vào ngày 23/5.

Tại đây, các bác sĩ kết luận chị T. bị rối loạn hành vi và tâm thần nặng kết hợp với thời kỳ sinh đẻ với trầm cảm chiếm ưu thế có hành vi tự sát.

Theo PGS, TS Nguyễn Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, trong năm 2021, Viện tiếp nhận khoảng 27 sản phụ có biểu hiện bị rối loạn tâm thần sau sinh trong đó có nhiều ca có ý tưởng tự sát.

"Đây là những trường hợp nặng nề được gia đình đưa tới viện. Tuy nhiên, còn rất nhiều trường hợp sản phụ có biểu hiện nhẹ hoặc không chia sẻ, cố tình giấu bệnh dẫn tới tình trạng nặng nề hơn. Hoặc có trường hợp biểu hiện bằng triệu chứng khác như mệt mỏi, mất ngủ, tức ngực, không đến viện mà đi khám chuyên khoa về thần kinh, tim mạch nên không tìm ra được căn nguyên để điều trị", bác sĩ Tuấn cho hay.

Cũng theo bác sĩ Tuấn, tỷ lệ bệnh nhân tới khám tại viện gia tăng gấp đôi so với đợt dịch. Trước đây, trung bình một ngày có khoảng 150 bệnh nhân đến khám/ngày, nhưng hiện nay con số này là khoảng 250-300 bệnh nhân/ngày, trong đó liên quan đến trầm cảm khoảng 20-30%, bao gồm cả trầm cảm sau sinh.

80% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh sẽ hồi phục hoàn toàn

Tiến sĩ Vũ Thị Cầm, Trưởng Phòng Tâm lý lâm sàng, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sự xuất hiện em bé và những thay đổi hormon ảnh hưởng cảm xúc của phụ nữ trong thai kỳ. Phụ nữ có thể xuất hiện các trạng thái cảm xúc ngạc nhiên, vui sướng, giận dữ, sợ hãi, yêu thương, buồn chán…

“Trầm cảm sau sinh khởi phát trong vòng 4 tuần đầu sau sinh (DSM V). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng như các chuyên gia sức khỏe cho rằng, trầm cảm sau sinh có thể khởi phát ở bất kỳ thời điểm nào trong vòng 1 năm đầu sau sinh”, bác sĩ Cầm cho biết.

Gần 50% phụ nữ trầm cảm sau sinh không được chẩn đoán bởi chuyên gia y tế -0
Tiến sĩ Vũ Thị Cầm, Trưởng Phòng Tâm lý lâm sàng, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu tại một số bệnh viện phụ sản, sử dụng thang EPDS, tỷ lệ trầm cảm sau sinh từ 11,6%-33%. “Con số này không hề nhỏ”, TS Cầm nói.

80% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh sẽ hồi phục hoàn toàn nếu được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, hiện nay, ước tính gần 50% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh không được chẩn đoán bởi chuyên gia y tế. Điều này rất khó để can thiệp, hỗ trợ cho sản phụ không rơi vào bệnh cảnh nặng nề hơn dẫn tới việc họ có ý nghĩ tự sát hoặc thực hiện hành vi tự sát cả mẹ lẫn con.

Theo các chuyên gia tâm lý, sự đồng hành của gia đình với phụ nữ sau sinh rất quan trọng để hỗ trợ về mặt tâm lý kịp thời. Gia đình nên dành thời gian quan tâm chăm sóc người phụ nữ sau sinh, đặc biệt là người chồng cần phải luôn luôn lắng nghe cảm thông và tạo điều kiện cho người vợ có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Ở giai đoạn sớm, phụ nữ trầm cảm sau sinh có khí sắc giảm, cảm xúc thay đổi, buồn rầu, dễ cáu, dễ khóc…; Giảm sở thích hứng thú, giảm các mối quan hệ gia đình; Rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống; Giảm tập trung chú ý, trí nhớ; Các triệu chứng cơ thể: đau đầu, đau bụng, ngực...

Ở giai đoạn toàn phát, bà mẹ có khí sắc trầm tăng hơn; Mất quan tâm thích thú, bi quan chán nản; Buồn bã, mặc cảm, tự ti, tội lỗi, đau khổ...; Khó khăn trong việc ra quyết định, không muốn giao tiếp với mọi người; Khó khăn trong việc chăm sóc con, tạo mối quan hệ mẹ - con, xa lánh người thân...; Lo lắng quá mức tới sức khỏe của con.

Sản phụ cũng gặp các triệu chứng cơ thể, rối loạn thần kinh thực vật hoặc rối loạn hành vi: bồn chồn, bất an, ý tưởng hành vi tự sát.

Theo bác sĩ Cầm, tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh đặc biệt ở những người có nguy cơ cao (đã từng bị trầm cảm, gia đình có người trầm cảm hay các bệnh tâm thần khác hay những vấn đề tâm lý khác). Có những sản phụ cả 3 lần sinh con đều bị trầm cảm.

Do vậy, người phụ nữ sau sinh cần học cách thư giãn, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi. Người mẹ không nên áp đặt bản thân làm những việc quá sức, không nên quá kỳ vọng để trở thành người mẹ hoàn hảo. Sản phụ cố gắng ngủ đủ giấc, tranh thủ nghỉ ngơi khi con đang ngủ, dành thời gian chăm sóc bản thân, gặp gỡ bạn bè người thân.

Khi có dấu hiệu trầm cảm cần được khám sớm tại chuyên khoa tâm thần.

Theo nghiên cứu của Ramadas (2015), tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ sau sinh dao động từ 10 đến 20% trên toàn thế giới. Trầm cảm bắt đầu ngay sau khi sinh con và kéo dài đến 1 năm. Tỷ lệ cao gấp ba lần trong 5 tuần đầu sau sinh và cao nhất ở 12 tuần đầu sau sinh và tỷ lệ tái phát dao động từ 25-68%.

Tại châu Á, tỷ lệ trầm cảm sau sinh dao động từ 3,5% - 63,3%. Trong đó, Pakistan có tỷ trầm cảm sau sinh cao nhất và Malaysia có tỷ lệ thấp nhất (Klainin 2009).

Theo Thiên Lam/nhandan.vn

https://nhandan.vn/goc-tu-van/gan-50-phu-nu-tram-cam-sau-sinh-khong-duoc-chan-doan-boi-chuyen-gia-y-te-703973/

Link gốc: https://nhandan.vn/goc-tu-van/gan-50-phu-nu-tram-cam-sau-sinh-khong-duoc-chan-doan-boi-chuyen-gia-y-te-703973/

Tin khác

Việt Nam ghi nhận 56 trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ

Việt Nam ghi nhận 56 trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ

(LĐ&PL) Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 31/10/2023, Việt Nam ghi nhận 56 trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ (Mpox), bao gồm 2 ca nhập cảnh vào năm 2022. Đặc biệt từ đầu tháng 7/2023 đến nay, Việt Nam liên tục ghi nhận các ca bệnh.
Người đàn ông hoại tử hai bàn chân và ngón tay vì mắc liên cầu lợn

Người đàn ông hoại tử hai bàn chân và ngón tay vì mắc liên cầu lợn

(LĐ&PL) Sau khi ăn lòng lợn mua ở chợ về, người đàn ông 39 tuổi đã nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, viêm phổi… và được chẩn đoán nhiễm liên cầu lợn.
Nối thành công cẳng chân gần bị đứt rời cho bệnh nhân

Nối thành công cẳng chân gần bị đứt rời cho bệnh nhân

(LĐ&PL) Ngày 26/10, theo tin từ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, tại đây vừa tiến hành phẫu thuật nối thành công cẳng chân gần bị đứt rời cho một nam bệnh nhân 32 tuổi, sau khi người này bị chém.
Vẫn tiếp tục giám sát Covid-19 cùng các bệnh đường hô hấp khác

Vẫn tiếp tục giám sát Covid-19 cùng các bệnh đường hô hấp khác

(LĐ&PL) Chiều 20/10, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về quyết định điều chỉnh bệnh Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.
Huyện Phúc Thọ tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Huyện Phúc Thọ tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐ&PL) Trước những diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết, cả hệ thống chính trị huyện Phúc Thọ đã và đang chủ động triển khai nhiều giải pháp để phòng, chống dịch.

Có thể bạn quan tâm

Thiếu niên 14 tuổi dập nát bàn tay vì tự chế pháo

Thiếu niên 14 tuổi dập nát bàn tay vì tự chế pháo

(LĐ&PL) Tự ý mua thuốc pháo trên mạng về tự chế, em N.H.C (14 tuổi, ở Thanh Oai, Hà Nội) đã phải nhập viện trong tình trạng dập nát bàn tay phải cùng tổn thương nhiều vùng trên cơ thể.
Nâng cao nhận thức phòng, chống bệnh đái tháo đường

Nâng cao nhận thức phòng, chống bệnh đái tháo đường

(LĐ&PL) Ngày 14/11, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Long Biên tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bệnh đái tháo đường (14/11) năm 2023.
Việt Nam ghi nhận 56 trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ

Việt Nam ghi nhận 56 trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ

(LĐ&PL) Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 31/10/2023, Việt Nam ghi nhận 56 trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ (Mpox), bao gồm 2 ca nhập cảnh vào năm 2022.
Người đàn ông hoại tử hai bàn chân và ngón tay vì mắc liên cầu lợn

Người đàn ông hoại tử hai bàn chân và ngón tay vì mắc liên cầu lợn

(LĐ&PL) Sau khi ăn lòng lợn mua ở chợ về, người đàn ông 39 tuổi đã nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, viêm phổi… và được chẩn đoán nhiễm liên cầu lợn.
Nối thành công cẳng chân gần bị đứt rời cho bệnh nhân

Nối thành công cẳng chân gần bị đứt rời cho bệnh nhân

(LĐ&PL) Ngày 26/10, theo tin từ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, tại đây vừa tiến hành phẫu thuật nối thành công cẳng chân gần bị đứt rời cho một nam bệnh nhân 32 tuổi, sau khi người này bị chém.
Vẫn tiếp tục giám sát Covid-19 cùng các bệnh đường hô hấp khác

Vẫn tiếp tục giám sát Covid-19 cùng các bệnh đường hô hấp khác

(LĐ&PL) Chiều 20/10, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về quyết định điều chỉnh bệnh Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.
Huyện Phúc Thọ tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Huyện Phúc Thọ tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐ&PL) Trước những diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết, cả hệ thống chính trị huyện Phúc Thọ đã và đang chủ động triển khai nhiều giải pháp để phòng, chống dịch.
Người đàn ông nguy kịch vì mắc uốn ván sau khi cắt trĩ tại nhà

Người đàn ông nguy kịch vì mắc uốn ván sau khi cắt trĩ tại nhà

(LĐ&PL) Ngày 18/10, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho hay vừa tiếp nhận hai bệnh nhân mắc uốn ván nguy kịch phải thở máy. Trong đó, một bệnh nhân nhiễm bệnh sau khi nhờ người quen cắt trĩ tại nhà.
Huyện Thanh Trì từng bước ngăn chặn và đẩy lùi dịch sốt xuất huyết

Huyện Thanh Trì từng bước ngăn chặn và đẩy lùi dịch sốt xuất huyết

(LĐ&PL) Huyện Thanh Trì triển khai đợt cao điểm về phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn năm 2023.
Hậu quả khôn lường khi tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Hậu quả khôn lường khi tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà

(LĐ&PL) Các chuyên gia y tế cảnh báo, nhiều ca bệnh trở nặng do xử trí không đúng cách, hoặc bệnh nhân đến cơ sở y tế quá muộn, lúc đó đã có các biểu hiện suy đa tạng hoặc sốc, dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Huyện Thường Tín đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu 2023

Huyện Thường Tín đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu 2023

(LĐ&PL) Để làm tốt công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế xảy ra ngộ độc trong dịp Tết Trung thu, thời gian qua, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã tăng cường công tác kiểm tra và tuyên truyền kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về ứng phó đại dịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về ứng phó đại dịch

(LĐ&PL) Chiều 20/9 (giờ địa phương), tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về sẵn sàng ứng phó và phòng chống đại dịch đã khai mạc trọng thể.
Nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐ&PL) Theo các chuyên gia, để giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh phải giải quyết “gốc rễ” của vấn đề, tức là thay đổi nhận thức của người dân về việc sinh con trai hay con gái.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội trao hỗ trợ tới gia đình nạn nhân tử vong vụ cháy chung cư mini

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội trao hỗ trợ tới gia đình nạn nhân tử vong vụ cháy chung cư mini

(LĐ&PL) Sáng 14/9, đoàn công tác của Sở Y tế Hà Nội do bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã trực tiếp đến huyện Sóc Sơn thăm viếng, chia buồn và trao hỗ trợ động viên với gia đình nạn nhân của vụ cháy chung cư mini.
Huyện Mê Linh triển khai nhiều hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết

Huyện Mê Linh triển khai nhiều hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết

(LĐ&PL) UBND huyện Mê Linh đã chỉ đạo các xã, thị trấn, Trung tâm Y tế huyện triển khai tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân trong phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Xem thêm
Phiên bản di động