Xuất hiện đợt không khí lạnh hiếm gặp giữa mùa hè
Theo Trung tâm Dư báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đây là một trong những đợt không khí lạnh hiếm gặp vào tháng 5 trong vòng 10 năm qua, tương đương vào năm 2011.
Trong khoảng 40 năm qua, tính từ năm 1981, theo số liệu quan trắc lịch sử của trạm Láng (Hà Nội), vào ngày 4/5/1981 nhiệt trung bình ngày ghi nhận 19,6 độ C và ngày 5/5/1994 là 19,8 độ C.
Ngoài nhiệt độ giảm sâu, đợt không khí lạnh còn gây mưa to đến rất to từ ngày 13/5, đặc biệt là ở vùng núi Bắc bộ. Nguy cơ cao xảy ra đa thiên tai lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh; sạt lở, lũ lụt ở vùng núi, ngập úng cục bộ ở vùng trũng thấp.
Các chuyên gia dự báo, khu vực Bắc bộ từ tháng 5 - 7 và tháng 10 nhiệt độ phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm, từ tháng 8 - 9/2022, nhiệt độ phổ biến cao hơn từ 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm.
![]() |
Bắc Bộ sẽ có mưa to đến rất to từ ngày 13/5, nguy cơ ngập úng cục bộ ở vùng trũng thấp. (Ảnh: Thế Đại) |
Khu vực Trung bộ, nhiệt độ từ tháng 5 - 6 và tháng 10 phổ biến xấp xỉ so với so với trung bình nhiều năm, từ tháng 7 - 9 nhiệt độ phổ biến cao hơn từ 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm riêng tại khu vực Bắc Trung Bộ nhiệt độ vào tháng 7 xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Nắng nóng tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng xuất hiện muộn hơn so với trung bình nhiều năm, có cường độ không gay gắt và kéo dài như năm 2020.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, tháng 5 - 6 nhiệt độ phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm, từ tháng 7 - 10 nhiệt độ phổ biến cao hơn 0 - 0,5 độ C so với trung bình nhiều năm.
Cùng với đó, từ nay đến cuối năm 2022, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 10 - 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta khoảng từ 4 - 6 cơn, thấp hơn đến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm (trung bình nhiều năm khoảng từ 12 - 14 cơn, ảnh hưởng trực tiếp khoảng từ 5 - 7 cơn).
Trong các tháng mùa mưa bão, tại khu vực Bắc bộ lượng mưa có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm, đề phòng các đợt mưa lớn có khả năng xảy ra từ khoảng tháng 6 - 8. Tuy nhiên, tại khu vực Tây Nguyên và Nam bộ lượng mưa có xu hướng thiếu hụt so với trung bình. Từ khoảng tháng 10, tại khu vực Trung bộ có xu hướng gia tăng lượng mưa.
Theo Minh Phương/laodongthudo.vn
https://laodongthudo.vn/xuat-hien-dot-khong-khi-lanh-hiem-gap-giua-mua-he-139644.html
Tin khác

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch
Có thể bạn quan tâm

Gỡ “nút thắt” trong xây mới chung cư cũ

Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

Hà Nội lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch

Tư duy toàn cầu để xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh
