Vận hành thử đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội
Metro Nhổn - Ga Hà Nội: Sẵn sàng chờ giờ “G” để chạy tàu Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội thi công 3 ca xuyên kỳ nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ |
Cụ thể, vận hành thử là mô phỏng công tác vận hành tuyến khi không có hành khách với mục đích là kiểm tra sự sẵn sàng của toàn bộ hệ thống về phương diện vận hành. Vận hành thử được thực hiện với 57 kịch bản trong vòng 7 tuần, bắt đầu từ ngày 11/3 kết thúc vào 26/4 tới.
Các hoạt động kiểm tra gồm: Kiểm tra lịch chạy tàu; thử nghiệm các dịch vụ trong điều kiện vận hành danh định và hạn chế; xác minh tính đầy đủ và hiệu quả của các hướng dẫn vận hành và bảo trì cũng như các quy trình khẩn cấp; đảm bảo các quy trình chăm sóc khách hàng và thương mại được chuẩn bị tốt với đội ngũ nhân viên được đào tạo kỹ lưỡng và trang thiết bị khả dụng và đảm bảo hiệu quả; tích hợp các dịch vụ khẩn cấp và an toàn để chuẩn bị cho vận hành thương mại; cho phép nhân sự vận hành và bảo trì có kinh nghiệm ban đầu trong điều kiện thực tế bằng cách làm quen với thiết bị, để xử lý các chế độ vận hành danh định và chế độ hạn chế.
Ảnh minh họa. |
Ngoài ra còn có bảo đảm các quy trình chăm sóc khách hàng và thương mại được chuẩn bị tốt với đội ngũ nhân viên được đào tạo kỹ lưỡng và trang thiết bị khả dụng và bảo đảm hiệu quả; tích hợp các dịch vụ khẩn cấp và an toàn để chuẩn bị cho vận hành thương mại; cho phép nhân sự vận hành và bảo trì có kinh nghiệm ban đầu trong điều kiện thực tế…
Công tác vận hành chạy thử đoạn trên cao tuyến Nhổn - Ga Hà Nội sẽ hoàn thành vào cuối tháng 4/2024. Đến cuối tháng 6/2024, dự án hoàn thành công tác chứng nhận an toàn hệ thống, kiểm tra nghiệm thu bàn giao của chủ đầu tư và các cơ quan quản lý Nhà nước để bàn giao cho Hanoi Metro đưa vào vận hành thương mại.
Được biết, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội được xây dựng với chiều dài 12,5km, trong đó đoạn trên cao 8,5km từ Nhổn - Cầu Giấy dự kiến vận hành vào tháng 6/2024, còn 4km đoạn ngầm dự kiến hoàn thành năm 2027.
Dự án có tổng mức đầu tư 32.910 tỷ đồng (khoảng 1.176 triệu Euro) từ nguồn vay ODA của Tổng cục Kho bạc của Chính phủ Pháp; Ngân hàng Đầu tư châu Âu, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Phát triển châu Á và 218 triệu Euro vốn đối ứng từ ngân sách thành phố Hà Nội.