Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội

Thời sự 17:21 | 13/05/2022
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 11, cho ý kiến về 11 nội dung quan trọng Dự án Luật Phòng thủ dân sự dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4

Dự án đường Vành đai 4 Vùng thủ đô Hà Nội được chia thành 7 dự án thành phần

Theo Tờ trình của Chính phủ, Dự án đường vành đai 4 Vùng thủ đô Hà Nội có tổng chiều dài khoảng 112,8km gồm: 103,1km đường Vành đai 4 và 9,7km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long qua địa phận: thành phố Hà Nội (dài 58,2km); Hưng Yên (dài 19,3km); Bắc Ninh (dài 25,6km và tuyến nối 9,7km).

Dự án nhằm xây dựng tuyến đường Vành đai liên vùng khu vực kinh tế trọng điểm Vùng thủ đô Hà Nội cơ bản hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025; tạo sự đồng bộ, liên tục nhằm nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn quãng đường vận chuyển, kết nối thuận lợi giao thông với các tỉnh, thành phố trong Vùng; giảm tải cho hệ thống giao thông hướng tâm của thủ đô Hà Nội; phát huy hiệu quả đầu tư đối với các Dự án đang triển khai.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Quốc hội)

Ngoài ra, tạo không gian phát triển mới, khai thác tiềm năng sử dụng đất đai; góp phần điều tiết dân số cho khu vực nội đô và sử dụng đất hiệu quả, tạo nguồn lực để đầu tư phát triển.

Dự án đường Vành đai 4 Vùng thủ đô Hà Nội được chia thành 7 dự án thành phần; tách riêng phần giải phóng mặt bằng và phần xây dựng đường song hành triển khai độc lập theo địa giới hành chính giữa các địa phương. Riêng dự án thành phần 3 (đầu tư theo phương thức PPP): hệ thống đường cao tốc toàn tuyến và tuyến nối 9,7km do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan có thẩm quyền, dự kiến thực hiện và hoàn thành năm 2025.

Sơ bộ tổng mức đầu tư phân kỳ giai đoạn 1 khoảng 85.813 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và vốn BOT của nhà đầu tư để thực hiện đầu tư Dự án gồm: Ngân sách Trung ương 28.200 tỷ đồng; ngân sách địa phương 28.203 tỷ đồng và vốn BOT 29.410 tỷ đồng.

Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh có tổng chiều dài tuyến là 76,34km (bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh 47,5km; Đồng Nai 11,26km; Bình Dương 10,76km; Long An 6,8km). Dự án được đầu tư phân kỳ với quy mô 4 làn xe cao tốc hạn chế, tốc độ thiết kế 80 km/h với bề rộng mặt cắt ngang là 19,75m và 6 nút giao liên thông hoàn chỉnh giao cắt với đường hiện trạng cộng 4 lối ra vào đường cao tốc.

Dự án được chia thành các dự án thành phần vận hành độc lập thực hiện theo hình thức đầu tư công. Sơ bộ tổng mức đầu tư phân kỳ giai đoạn 1 khoảng 75.378 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.

Bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, tiến độ, chất lượng cho dự án

Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, qua thẩm tra Tờ trình, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhất trí với sự cần thiết đầu tư các dự án nhằm cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thông qua và phù hợp với Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, trong đó yêu cầu “khẩn trương chuẩn bị đầu tư, sớm khởi công và cơ bản hoàn thành các dự án đường vành đai 3, 4 của khu vực động lực Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra tại phiên họp. (Ảnh: Quốc hội)

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, các dự án được lập cơ bản phù hợp với Chiến lược, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thông qua; Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và phù hợp với quy hoạch của các ngành, các địa phương có liên quan.

Về phương án thiết kế sơ bộ, phân kỳ đầu tư, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy, đề xuất của Chính phủ (quy mô 4 làn xe, mặt đường 17m, mặt cầu 17,5m và không có 2 làn dừng xe khẩn cấp) chưa phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5729 : 2012) về đường ôtô cao tốc, do đó đề nghị thuyết minh thuyết phục hơn về quy mô đầu tư phân kỳ này.

Về tốc độ thiết kế, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cân nhắc đầu tư theo thực tế khai thác (80km/h) đối với dự án thành phần 3 (Dự án Vành đai 4) để tiết giảm tổng mức đầu tư. Đồng thời, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ có các giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan thực hiện để bảo đảm được tiến độ hoàn thành dự án và ban hành chính sách hợp lý và đền bù thỏa đáng đối với người dân chịu ảnh hưởng của dự án.

Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc triển khai thực hiện nhiều dự án đường cao tốc cùng một thời gian, trong đó tập trung chủ yếu vào giai đoạn 2022 - 2025 sẽ cần một nguồn lực rất lớn (nguồn nhân lực, vật liệu, thiết bị máy móc…), do đó sẽ khó bảo đảm tiến độ cơ bản hoàn thành trong năm 2025.

Do vậy, đề nghị Chính phủ đánh giá bổ sung đầy đủ về khả năng giải ngân, hấp thụ vốn, sự cân đối và hiệu quả trong phân bổ nguồn lực, năng lực quản lý, nguồn nhân lực, khả năng gây ra tình trạng khan hiếm và tăng giá nguyên vật liệu... để có giải pháp kịp thời nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, tiến độ, chất lượng cho dự án này và các dự án quan trọng khác cùng được triển khai.

Chính phủ chịu toàn bộ trách nhiệm triển khai dự án

Qua thảo luận, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với sự cần thiết đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nội dung trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: Quốc hội)

Từ góc độ địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, đường vành đai là đầu tư từ ngân sách Trung ương, còn đường song hành, đường gom phân kỳ đầu tư từ ngân sách của các địa phương. Việc đầu tư đường song hành là để khai thác quỹ đất 2 bên, phát triển hệ thống đô thị xung quanh. Nếu có đường song hành sẽ phát huy được tính hiệu quả.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cũng cho biết, trong quy hoạch xác định đường cao tốc và đường song hành. Trong đó đường Vành đai 3 là cao tốc đô thị, đầu tư bằng ngân sách Trung ương, còn địa phương lo giải phóng mặt bằng và đầu tư xây lắp. Đường song hành chỉ thiết kế ở khu vực dân cư hiện hữu để kết nối. “Đường cao tốc đô thị nên có đường song hành. Không vì tiết kiệm mà tiết giảm vì sau này nếu đầu tư lại còn tốn kém nhiều hơn”, ông Phan Văn Mãi cho hay.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, trên cơ sở ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng như các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề nghị Chính phủ nghiên cứu, tiếp thu tối đa và có giải trình, thuyết minh thật thỏa đáng, thuyết phục đối với những vấn đề đặt ra.

Theo Chủ tịch Quốc hội, Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh là 2 dự án quan trọng quốc gia, do vậy trong các báo cáo cần thể hiện rõ cơ quan trình 2 dự án này là Chính phủ; Chính phủ chịu toàn bộ trách nhiệm triển khai cũng như trách nhiệm trước Quốc hội đối với các dự án này. Đồng thời, nêu rõ trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và các địa phương trong việc tổ chức triển khai các dự án.

Phát biểu kết thúc nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ tiếp thu các ý kiến của Ủy ban thẩm tra, ý kiến của các đại biểu phát biểu, đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên họp để khẩn trương hoàn thiện hồ sơ 2 dự án, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo Phương Thảo/laodongthudo.vn

https://laodongthudo.vn/uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi-cho-y-kien-ve-du-an-duong-vanh-dai-4-vung-thu-do-ha-noi-139917.html

Link gốc: https://laodongthudo.vn/uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi-cho-y-kien-ve-du-an-duong-vanh-dai-4-vung-thu-do-ha-noi-139917.html

Tin khác

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Từ ngày 1/7/2025, 34 tỉnh, thành phố mới chính thức bước vào giai đoạn triển khai đồng loạt hàng loạt thay đổi mang tính chiến lược trên nhiều lĩnh vực. Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự vận hành của mô hình chính quyền địa phương hai cấp, sự sắp xếp tổ chức hành chính cấp tỉnh, cấp xã, cùng việc thực thi hàng loạt đạo luật mới có tác động sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội, pháp luật và quản trị công.
Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Ngày 30/6, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 193/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Quy định số 189-QĐ/TW của Bộ Chính trị nhằm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Đây được xem là bước đi chiến lược, cụ thể hóa yêu cầu siết chặt kỷ cương trong quản trị nguồn lực công, góp phần xây dựng nền hành chính liêm chính, minh bạch.
Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 160/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025, quy định về việc thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia…
Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Sau sự cố va chạm giữa hai máy bay tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài ngày 27/6, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu các đơn vị trong ngành triển khai đồng bộ, nghiêm túc các biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn hàng không, đặc biệt trong quá trình điều hành và vận hành tàu bay tại sân bay.
Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Để triển khai kịp thời chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% xuống còn 8%, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa ban hành công văn hỏa tốc hướng dẫn các Chi cục Hải quan toàn quốc thực hiện đúng quy định, bắt đầu từ 0h00 ngày 1/7/2025.

Có thể bạn quan tâm

Thành lập Tổ công tác liên ngành triển khai đô thị thông minh giai đoạn 2026-2030

Thành lập Tổ công tác liên ngành triển khai đô thị thông minh giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1413/QĐ-TTg về việc thành lập Tổ công tác liên ngành điều phối xây dựng và triển khai đô thị thông minh giai đoạn 2026-2030, đánh dấu bước tiến quan trọng trong thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP và thúc đẩy chiến lược chuyển đổi số quốc gia.
Loại bỏ hình thức giáng chức và hạ bậc lương với công chức từ 1/7

Loại bỏ hình thức giáng chức và hạ bậc lương với công chức từ 1/7

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 172/2025/NĐ‑CP (ngày 30/6), có hiệu lực từ 1/7/2025, sửa đổi các hình thức kỷ luật công chức nhằm thống nhất với Luật Cán bộ, công chức 2025.
Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Từ ngày 1/7/2025, 34 tỉnh, thành phố mới chính thức bước vào giai đoạn triển khai đồng loạt hàng loạt thay đổi mang tính chiến lược trên nhiều lĩnh vực. Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự vận hành của mô hình chính quyền địa phương hai cấp, sự sắp xếp tổ chức hành chính cấp tỉnh, cấp xã, cùng việc thực thi hàng loạt đạo luật mới có tác động sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội, pháp luật và quản trị công.
Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Ngày 30/6, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 193/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Quy định số 189-QĐ/TW của Bộ Chính trị nhằm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Đây được xem là bước đi chiến lược, cụ thể hóa yêu cầu siết chặt kỷ cương trong quản trị nguồn lực công, góp phần xây dựng nền hành chính liêm chính, minh bạch.
Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 160/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025, quy định về việc thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia…
Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Sau sự cố va chạm giữa hai máy bay tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài ngày 27/6, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu các đơn vị trong ngành triển khai đồng bộ, nghiêm túc các biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn hàng không, đặc biệt trong quá trình điều hành và vận hành tàu bay tại sân bay.
Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Để triển khai kịp thời chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% xuống còn 8%, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa ban hành công văn hỏa tốc hướng dẫn các Chi cục Hải quan toàn quốc thực hiện đúng quy định, bắt đầu từ 0h00 ngày 1/7/2025.
Thủ tướng họp về cân bằng thương mại với Mỹ

Thủ tướng họp về cân bằng thương mại với Mỹ

Trưa 28/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp để tiếp tục xem xét, giải quyết các quan tâm của phía Mỹ liên quan kinh tế, thương mại, đầu tư.
Chậm nhất ngày 30/6 phải hoàn thành bàn giao trụ sở, tài sản công

Chậm nhất ngày 30/6 phải hoàn thành bàn giao trụ sở, tài sản công

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị hành chính cấp huyện và xã cũ phải hoàn tất việc bàn giao trụ sở, tài sản công trước ngày 30/6/2025, để phục vụ việc triển khai mô hình chính quyền hai cấp theo lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính mới.
Đình chỉ hai tổ phi công sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Đình chỉ hai tổ phi công sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Vietnam Airlines đã quyết định tạm đình chỉ bay hai tổ phi công, gồm bốn người, để phục vụ công tác điều tra sau sự cố va chạm giữa hai máy bay của hãng tại sân bay quốc tế Nội Bài vào chiều 27/6.
Từ 1/7: Toàn quốc có 34 Công an cấp tỉnh và hơn 3.319 Công an cấp xã

Từ 1/7: Toàn quốc có 34 Công an cấp tỉnh và hơn 3.319 Công an cấp xã

Từ ngày 1/7/2025, hệ thống tổ chức Công an nhân dân trên toàn quốc sẽ chính thức vận hành theo mô hình đơn vị hành chính mới. Theo đó, cả nước sẽ có 34 Công an cấp tỉnh (mới) và 3.319 Công an cấp xã, trong đó bao gồm 2.621 xã, 687 phường và 11 đặc khu hành chính.
Hà Nội tạm thời giữ nguyên 30 điểm tiếp nhận thủ tục hành chính công

Hà Nội tạm thời giữ nguyên 30 điểm tiếp nhận thủ tục hành chính công

Ngày 26/6/2025, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 3590/SNV-SBN, hướng dẫn bổ sung về việc tổ chức các điểm tiếp nhận, phục vụ hành chính công tại các xã, phường mới trong bối cảnh thành phố đang triển khai điều chỉnh mô hình chính quyền đô thị.
Quốc hội thông qua luật bổ sung quyền hạn cho Trưởng, Phó Công an cấp xã

Quốc hội thông qua luật bổ sung quyền hạn cho Trưởng, Phó Công an cấp xã

Sáng 27/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, trong đó có quy định đáng chú ý là cho phép điều tra viên là Trưởng Công an hoặc Phó Trưởng Công an cấp xã được tiến hành một số hoạt động tố tụng hình sự theo sự phân công của cơ quan điều tra cấp tỉnh.
Từ 1/7: Chỉ còn 10 tội danh bị áp dụng án tử hình

Từ 1/7: Chỉ còn 10 tội danh bị áp dụng án tử hình

Bắt đầu từ ngày 1/7/2025, theo quy định mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, số lượng tội danh có thể bị tuyên án tử hình tại Việt Nam sẽ giảm từ 18 xuống còn 10 tội danh. Đây là một trong những điểm thay đổi đáng chú ý, phản ánh xu hướng nhân đạo hóa hình phạt trong chính sách hình sự của Nhà nước.
Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Bước tiến lớn trong hành lang pháp lý bảo vệ thông tin

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Bước tiến lớn trong hành lang pháp lý bảo vệ thông tin

Sáng 26/6, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Kỳ họp thứ 9, khóa XV, với 433/435 đại biểu tán thành, đạt tỷ lệ 90,59%. Luật gồm 5 chương, 39 điều, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, đánh dấu bước tiến lớn trong hành lang pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân tại Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động