“Ưu đãi hơn” cho các dự án phát triển nhà ở xã hội
Vì sao người giàu tranh mua nhà ở xã hội? Hà Nội tăng tốc phát triển nhà ở Trời nóng, công nhân càng “ngóng” nhà ở xã hội! |
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV thông qua Luật Nhà ở sửa đổi. Những điểm mới đáng chú ý của Luật này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ tốt cho Chiến lược phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam.
Trong đó, Luật Nhà ở (sửa đổi) 2023 quy định rõ Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh phải bố trí đủ quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội theo chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh đã được phê duyệt.
Tại các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III, căn cứ quy định của Chính phủ, UBND cấp tỉnh quyết định việc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phải dành một phần diện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội hoặc bố trí quỹ đất nhà ở xã hội đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở vị trí khác ngoài phạm vi dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại đô thị đó hoặc đóng tiền tương đương giá trị quỹ đất đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội.
![]() |
Luật Nhà ở 2023 được kỳ vọng sẽ hỗ trợ tốt hơn cho Chiến lược phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam. |
Từ thực tế này, có thể thấy, các chủ đầu tư có thể linh hoạt hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ phát triển nhà ở xã hội vì không bắt buộc phải xây dựng nhà ở xã hội bên trong các dự án thương mại và có thể lựa chọn các phương án thay thế như bố trí quỹ đất nhà ở xã hội bên ngoài dự án thương mại hoặc đóng tiền cho chính quyền địa phương.
Một điểm khách biệt nữa, đó là nếu như Luật Nhà ở 2013 quy định chủ đầu tư được miễn TSDĐ, tiền thuê đất đối với diện tích đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Nhưng trên thực tế, một số chủ đầu tư cần phải chờ thủ tục xác định giá đất, tính TSDĐ, tiền thuê đất trước khi làm thủ tục miễn.
Đối với Luật Nhà ở (sửa đổi) năm 2023, chủ đầu tư cũng được miễn TSDĐ, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất của dự án. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất đó là chủ đầu tư không phải thực hiện thủ tục xác định giá đất, tính TSDĐ, tiền thuê đất được miễn và không phải thực hiện thủ tục đề nghị miễn TSDĐ, tiền thuê đất. Rõ ràng, bằng việc nêu rõ trong Luật rằng không cần thủ tục xác định TSDĐ, sẽ giúp rút ngắn thủ tục đối với các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội.
Ngoài ra, một số điểm mới ở Luật Nhà ở sửa đổi 2023, cũng được cho là “ưu đãi” hơn đối với các chủ đầu tư có thể kể đến như: Được hưởng lợi nhuận định mức tối đa 10% tổng chi phí đầu tư xây dựng đối với phần diện tích xây dựng nhà ở xã hội; được dành tỷ lệ tối đa 20% tổng diện tích đất ở trong phạm vi dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại, nhà ở thương mại.
Tin khác

Quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải

Điểm mới về điều kiện hưởng lương hưu năm 2025

Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Quy định mới về điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Có thể bạn quan tâm

Cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu với người có thời gian đóng BHXH cao hơn quy định

Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm số bậc trong biểu thuế thu nhập cá nhân

Quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải

Điểm mới về điều kiện hưởng lương hưu năm 2025

Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Quy định mới về điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Tận dụng nguồn lực người lao động cao tuổi

Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế tại Kỳ họp thứ 8

Chính sách giá và thuế - giải pháp hữu hiệu để kiểm soát tiêu dùng thuốc lá

Gỡ “rào cản” trong đào tạo nghề cho lao động phi chính thức

Cách tính lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi
