Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học

Thời sự 12:00 | 27/09/2022
Các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm giải trình trước người học, xã hội về các mức thu, khoản thu; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học. Thủ trưởng các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và các khoản thu chi sai quy định.
Chú trọng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên Thanh tra, kiểm tra bảo đảm linh hoạt, phù hợp tình hình thực tế Các trường nghề sẽ không tăng học phí trong năm học 2022-2023

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã cùng các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở hướng dẫn tăng cường công tác quản lý thu chi năm học 2022-2023.

Văn bản hướng dẫn chi tiết việc tổ chức thu các khoản thu để bảo đảm minh bạch, đúng quy định, trong đó nêu rõ: Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học. Đây cũng là nội dung đang được gia đình người học và dư luận xã hội rất quan tâm.

Thu, quản lý và sử dụng học phí theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP

Theo đó, về học phí, đối với cơ sở giáo dục công lập, thực hiện theo Nghị quyết số 17/2022/NQ-HĐND ngày 12/9/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định mức học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2022-2023; Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, thực hiện theo Nghị quyết số 04/2022/NQ-HĐND ngày 6/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô năm học 2022-2023.

Các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, tư thục thực hiện thu, quản lý và sử dụng học phí theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP. (Ảnh minh họa: BM)
Các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, tư thục thực hiện thu, quản lý và sử dụng học phí theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP. (Ảnh minh họa: BM)

Các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và giá các dịch vụ khách trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (trừ dịch vụ do Nhà nước định giá) đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý, có trách nhiệm công khai, giải trình với người học và xã hội về mức thu học phí, giá các dịch vụ do mình quyết định; có trách nhiệm thuyết minh chi phí giáo dục, đào tạo bình quân một học sinh, mức thu học phí hàng năm, mức thu học phí toàn cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; thuyết minh lộ trình và tỷ lệ tăng học phí các năm tiếp theo (tỷ lệ tăng hàng năm không quá 10% đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông) và thực hiện công khai theo quy định của pháp luật và giải trình với người học, xã hội theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục khi thu học phí phải sử dụng hóa đơn theo quy định. Thực hiện công khai mức thu học phí theo quy định tại Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GD&ĐT ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Cụ thể: Công khai mức thu học phí theo từng năm học và dự kiến cho 2 năm học tiếp theo (đối với cơ sở giáo dục mầm non), công khai mức thu học phí theo từng năm học và dự kiến cho cả cấp học (đối với cơ sở giáo dục phổ thông)

Các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, tư thục thực hiện thu, quản lý và sử dụng học phí theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Chỉ được thu các khoản tại Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND

Đối với các khoản thu khác, các cơ sở giáo dục công lập thực hiện theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của thành phố Hà Nội (trừ các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao); Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND về việc bãi bỏ Điều 11 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND.

Các cơ sở giáo dục công lập phải bảo đảm nguyên tắc thu đủ, chi đủ, đúng mục đích, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập trên từng địa bàn. Mức thu căn cứ trên cơ sở dự toán chi phí, nội dung chi, phải được thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ học sinh trên tinh thần tự nguyện, có sự thống nhất của Ban Giám hiệu nhà trường và cơ quan quản lý cấp trên trước khi ban hành.

Các cơ sở giáo dục công lập lưu ý, ngoài nội dung các khoản thu tại Điều 3 đến Điều 12 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND, các cơ sở giáo dục công lập không được thu bất kỳ các khoản thu nào khác. Đối với khoản thu từ sử dụng tài sản công vào việc cho thuê, liên doanh liên kết khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án theo quy định, các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc nộp toàn bộ số tiền đã thu vào ngân sách nhà nước.

Các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục thực hiện công khai các khoản thu khác theo quy định tại Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT, gồm: Công khai các khoản thu khác theo từng năm học và dự kiến cho 2 năm học tiếp theo (đối với cơ sở giáo dục mầm non); công khai các khoản thu khác theo từng năm học và dự kiến cho cả cấp học (đối với cơ sở giáo dục phổ thông).

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Sở GD&ĐT Hà Nội thống nhất bằng văn bản về mức thu các khoản thu khác của các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc năm học 2022-2023; chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện việc giãn thời gian thu, không tổ chức thu gộp nhiều khoản thu trong cùng thời điểm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thu chi đầu năm học tại các cơ sở giáo dục, kịp thời chấn chỉnh tình trạng lạm thu, thu các khoản trái quy định.

UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm ban hành văn bản hướng dẫn tăng cường công tác quản lý thu chi đầu năm học đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc; thống nhất bằng văn bản về mức thu các khoản thu khác của các cơ sở giáo dục công lập theo phân cấp quản lý; chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc giãn thời gian thu, không thu gộp nhiều khoản thu trong cùng thời điểm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thu chi đầu năm học; kịp thời chấn chỉnh tình trạng lạm thu hoặc thu các khoản trái quy định; xử lý nghiêm, kịp thời những cơ sở giáo dục thực hiện thu chi không đúng quy định.

Sở GD&ĐT Hà Nội, UBND quận, huyện, thị xã công bố số điện thoại đường dây nóng để người học, cha mẹ người học và nhân dân kịp thời phản ánh các vấn đề liên quan đến GD&ĐT năm học 2022-2023.

Các cơ sở giáo dục có chế độ miễn, giảm các khoản thu khác phù hợp đối với học sinh diện chính sách hoặc có khó khăn về kinh tế, tuyệt đối không được để học sinh vì gia đình khó khăn không có tiền đóng góp mà phải bỏ học; chịu trách nhiệm giải trình trước người học, xã hội về các mức thu, khoản thu; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học. Thủ trưởng các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và các khoản thu chi sai quy định…

Phạm Thảo - Thúy Hòa
Link gốc:

Tin khác

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Từ ngày 1/7/2025, 34 tỉnh, thành phố mới chính thức bước vào giai đoạn triển khai đồng loạt hàng loạt thay đổi mang tính chiến lược trên nhiều lĩnh vực. Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự vận hành của mô hình chính quyền địa phương hai cấp, sự sắp xếp tổ chức hành chính cấp tỉnh, cấp xã, cùng việc thực thi hàng loạt đạo luật mới có tác động sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội, pháp luật và quản trị công.
Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Ngày 30/6, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 193/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Quy định số 189-QĐ/TW của Bộ Chính trị nhằm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Đây được xem là bước đi chiến lược, cụ thể hóa yêu cầu siết chặt kỷ cương trong quản trị nguồn lực công, góp phần xây dựng nền hành chính liêm chính, minh bạch.
Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 160/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025, quy định về việc thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia…
Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Sau sự cố va chạm giữa hai máy bay tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài ngày 27/6, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu các đơn vị trong ngành triển khai đồng bộ, nghiêm túc các biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn hàng không, đặc biệt trong quá trình điều hành và vận hành tàu bay tại sân bay.
Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Để triển khai kịp thời chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% xuống còn 8%, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa ban hành công văn hỏa tốc hướng dẫn các Chi cục Hải quan toàn quốc thực hiện đúng quy định, bắt đầu từ 0h00 ngày 1/7/2025.

Có thể bạn quan tâm

Thành lập Tổ công tác liên ngành triển khai đô thị thông minh giai đoạn 2026-2030

Thành lập Tổ công tác liên ngành triển khai đô thị thông minh giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1413/QĐ-TTg về việc thành lập Tổ công tác liên ngành điều phối xây dựng và triển khai đô thị thông minh giai đoạn 2026-2030, đánh dấu bước tiến quan trọng trong thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP và thúc đẩy chiến lược chuyển đổi số quốc gia.
Loại bỏ hình thức giáng chức và hạ bậc lương với công chức từ 1/7

Loại bỏ hình thức giáng chức và hạ bậc lương với công chức từ 1/7

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 172/2025/NĐ‑CP (ngày 30/6), có hiệu lực từ 1/7/2025, sửa đổi các hình thức kỷ luật công chức nhằm thống nhất với Luật Cán bộ, công chức 2025.
Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Từ ngày 1/7/2025, 34 tỉnh, thành phố mới chính thức bước vào giai đoạn triển khai đồng loạt hàng loạt thay đổi mang tính chiến lược trên nhiều lĩnh vực. Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự vận hành của mô hình chính quyền địa phương hai cấp, sự sắp xếp tổ chức hành chính cấp tỉnh, cấp xã, cùng việc thực thi hàng loạt đạo luật mới có tác động sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội, pháp luật và quản trị công.
Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Ngày 30/6, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 193/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Quy định số 189-QĐ/TW của Bộ Chính trị nhằm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Đây được xem là bước đi chiến lược, cụ thể hóa yêu cầu siết chặt kỷ cương trong quản trị nguồn lực công, góp phần xây dựng nền hành chính liêm chính, minh bạch.
Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 160/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025, quy định về việc thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia…
Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Sau sự cố va chạm giữa hai máy bay tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài ngày 27/6, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu các đơn vị trong ngành triển khai đồng bộ, nghiêm túc các biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn hàng không, đặc biệt trong quá trình điều hành và vận hành tàu bay tại sân bay.
Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Để triển khai kịp thời chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% xuống còn 8%, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa ban hành công văn hỏa tốc hướng dẫn các Chi cục Hải quan toàn quốc thực hiện đúng quy định, bắt đầu từ 0h00 ngày 1/7/2025.
Thủ tướng họp về cân bằng thương mại với Mỹ

Thủ tướng họp về cân bằng thương mại với Mỹ

Trưa 28/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp để tiếp tục xem xét, giải quyết các quan tâm của phía Mỹ liên quan kinh tế, thương mại, đầu tư.
Chậm nhất ngày 30/6 phải hoàn thành bàn giao trụ sở, tài sản công

Chậm nhất ngày 30/6 phải hoàn thành bàn giao trụ sở, tài sản công

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị hành chính cấp huyện và xã cũ phải hoàn tất việc bàn giao trụ sở, tài sản công trước ngày 30/6/2025, để phục vụ việc triển khai mô hình chính quyền hai cấp theo lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính mới.
Đình chỉ hai tổ phi công sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Đình chỉ hai tổ phi công sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Vietnam Airlines đã quyết định tạm đình chỉ bay hai tổ phi công, gồm bốn người, để phục vụ công tác điều tra sau sự cố va chạm giữa hai máy bay của hãng tại sân bay quốc tế Nội Bài vào chiều 27/6.
Từ 1/7: Toàn quốc có 34 Công an cấp tỉnh và hơn 3.319 Công an cấp xã

Từ 1/7: Toàn quốc có 34 Công an cấp tỉnh và hơn 3.319 Công an cấp xã

Từ ngày 1/7/2025, hệ thống tổ chức Công an nhân dân trên toàn quốc sẽ chính thức vận hành theo mô hình đơn vị hành chính mới. Theo đó, cả nước sẽ có 34 Công an cấp tỉnh (mới) và 3.319 Công an cấp xã, trong đó bao gồm 2.621 xã, 687 phường và 11 đặc khu hành chính.
Hà Nội tạm thời giữ nguyên 30 điểm tiếp nhận thủ tục hành chính công

Hà Nội tạm thời giữ nguyên 30 điểm tiếp nhận thủ tục hành chính công

Ngày 26/6/2025, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 3590/SNV-SBN, hướng dẫn bổ sung về việc tổ chức các điểm tiếp nhận, phục vụ hành chính công tại các xã, phường mới trong bối cảnh thành phố đang triển khai điều chỉnh mô hình chính quyền đô thị.
Quốc hội thông qua luật bổ sung quyền hạn cho Trưởng, Phó Công an cấp xã

Quốc hội thông qua luật bổ sung quyền hạn cho Trưởng, Phó Công an cấp xã

Sáng 27/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, trong đó có quy định đáng chú ý là cho phép điều tra viên là Trưởng Công an hoặc Phó Trưởng Công an cấp xã được tiến hành một số hoạt động tố tụng hình sự theo sự phân công của cơ quan điều tra cấp tỉnh.
Từ 1/7: Chỉ còn 10 tội danh bị áp dụng án tử hình

Từ 1/7: Chỉ còn 10 tội danh bị áp dụng án tử hình

Bắt đầu từ ngày 1/7/2025, theo quy định mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, số lượng tội danh có thể bị tuyên án tử hình tại Việt Nam sẽ giảm từ 18 xuống còn 10 tội danh. Đây là một trong những điểm thay đổi đáng chú ý, phản ánh xu hướng nhân đạo hóa hình phạt trong chính sách hình sự của Nhà nước.
Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Bước tiến lớn trong hành lang pháp lý bảo vệ thông tin

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Bước tiến lớn trong hành lang pháp lý bảo vệ thông tin

Sáng 26/6, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Kỳ họp thứ 9, khóa XV, với 433/435 đại biểu tán thành, đạt tỷ lệ 90,59%. Luật gồm 5 chương, 39 điều, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, đánh dấu bước tiến lớn trong hành lang pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân tại Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động