Thủ tục, hồ sơ về khen thưởng cần được rút gọn, tạo thuận lợi cho các tập thể, cá nhân

Thời sự 13:19 | 07/02/2023
Chiều 6/2, tại Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Ban soạn thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng (nhóm 2) tổ chức Hội thảo góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022.
Khen thưởng các cá nhân đạt giải trong Cuộc thi ảnh “Dấu ấn Công đoàn và Người lao động Thủ đô” Khen thưởng 50 cá nhân có thành tích trong phong trào sáng kiến, sáng tạo Thủ đô

Chủ trì Hội thảo có ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, Trưởng nhóm 2; ông Phan Văn Hùng - Phó Trưởng ban Ban Thi đua Khen thưởng (TĐKT) Trung ương.

Thủ tục, hồ sơ về khen thưởng cần được rút gọn, tạo thuận lợi cho các tập thể, cá nhân
Ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, Trưởng nhóm 2 phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: B.D.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải cho biết: Luật TĐKT năm 2003 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005 và 2013, là văn bản pháp lý quan trọng để triển khai thực hiện công tác TĐKT. Luật đã được các cấp, các ngành tổ chức thực hiện có hiệu quả, công tác thi đua và khen thưởng ngày càng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và trong đời sống xã hội.

Các phong trào thi đua yêu nước đã có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức, thiết thực và hiệu quả hơn. Công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến được quan tâm và có chuyển biến rõ nét; công tác khen thưởng đã có tác dụng động viên tích cực, cổ vũ các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua; công tác phát hiện và đề nghị khen thưởng thành tích đột xuất, khen thưởng cho người lao động, các tập thể ở vùng sâu, vùng xa được quan tâm. Tuy nhiên, sau 20 năm thực hiện Luật TĐKT năm 2003 đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế trong quá trình thi hành.

Do vậy, Luật TĐKT năm 2022 được Quốc hội khóa 15 thông qua ngày 16/5/2022 có ý nghĩa hết sức quan trọng. Luật TĐKT 2022 đã có nhiều thay đổi, bổ sung mới có tính căn bản, quan trọng, đã kế thừa được những ưu điểm của Luật TĐKT năm 2003; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản; bao quát các lĩnh vực, nhiều nội dung có tính mới, đột phá, thể chế hóa đúng chỉ đạo của Đảng về đổi mới công tác TĐKT, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thích ứng với sự phát triển trong thời đại công nghệ số.

Theo ông Trần Thanh Hải, Luật lần này giải quyết được nhiều vấn đề vướng mắc về thẩm quyền, đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục khen thưởng, tăng cường phân cấp cho các Bộ, ngành, tỉnh để quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, có nhiều thay đổi về điều kiện, tiêu chuẩn để khen thưởng cho công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp, bổ sung tiêu chuẩn, hình thức khen thưởng đảm bảo chính xác, không trùng lặp...

Để Luật thực sự đi vào cuộc sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong các phong trào thi đua yêu nước, thúc đẩy mọi tầng lớp nhân dân cùng thi đua xây dựng đất nước hùng cường thì có nhiều nội dung trong Luật cần được cụ thể hóa để triển khai có hiệu quả, khả thi và thuận lợi trong thực tiễn.

Căn cứ nội dung phân công tại Quyết định số 1244/QĐ-BNV ngày 26/12/2022 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Kế hoạch xây dựng Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TĐKT, Tổ biên tập (nhóm 2) đã nghiên cứu, xây dựng nội dung về: Đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng và dự thảo chi tiết quy định hướng dẫn các khoản, điều sau của Luật: Khoản 7 Điều 34; Khoản 6 Điều 35; Khoản 5 Điều 36; Khoản 5 Điều 37; Khoản 5 Điều 38; Khoản 7 Điều 42; Khoản 7 Điều 43; Khoản 7 Điều 44; Khoản 2 Điều 51; Khoản 2 Điều 53.

Nội dung chính của các điều trên liên quan đến việc cụ thể hóa đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng đối với cá nhân: Có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Thủ tục, hồ sơ về khen thưởng cần được rút gọn, tạo thuận lợi cho các tập thể, cá nhân
Ông Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội góp ý vào Dự thảo. Ảnh: B.D.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến góp ý vào các điều: 6, 7, 8, 9, 10, 14, 15, 16, 20, 21 trong Dự thảo Nghị định.

Góp ý tại Hội thảo, ông Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đề nghị: Thủ tục, hồ sơ của công tác TĐKT cần gọn nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tập thể, cá nhân được khen thưởng, đảm bảo đánh giá đúng, rõ nét các thành tích đạt được. Nên thiết kế hồ sơ thi đua theo mẫu chung để tạo điều kiện cho các tập thể, cá nhân trong quá trình báo cáo thành tích, nhất là đối với công nhân lao động trực tiếp, khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước, những đơn vị không có cá nhân chuyên trách về công tác TĐKT.

“Chúng ta nên xây dựng bộ hồ sơ TĐKT theo mẫu chung, tạo thuận lợi nhất cho các tập thể, cá nhân được vinh danh, bởi nếu không có mẫu chung, mỗi bộ, ngành hướng dẫn, quy định khác nhau, sẽ khó cho cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện, có thể dẫn đến việc ngại làm hồ sơ, bỏ sót, lọt tập thể, cá nhân được khen thưởng”, ông Lê Đình Hùng kiến nghị.

Thủ tục, hồ sơ về khen thưởng cần được rút gọn, tạo thuận lợi cho các tập thể, cá nhân
Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương Phan Văn Hùng phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: B.D.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương Phan Văn Hùng ghi nhận và tiếp thu các ý kiến đóng góp vào từng điều khoản cụ thể của Luật TĐKT; đồng thời nhấn mạnh: Trên cơ sở nắm chắc, bám sát quan điểm của Đảng chỉ đạo về công tác TĐKT, Ban soạn thảo sẽ tiếp thu, chỉnh sửa, đồng thời xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền về những nội dung cụ thể.

Kết luận Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải nhấn mạnh: Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TĐKT năm 2022 cần đảm bảo hướng tới ghi nhận, khích lệ tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế; tạo sự đồng bộ trong chỉ đạo của Đảng, đáp ứng được thực tiễn của các cấp, các ngành.

"Chúng ta đang có khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, mà ở đó, tất cả các thành phần kinh tế, các tập thể, cá nhân sẽ có cơ hội được ghi nhận các danh hiệu thi đua phù hợp, từ đó để mỗi người có ý thức gìn giữ cho bản thân, cho tập thể ngày một tốt hơn, để đạt được kết quả cao hơn nữa, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Việc xây dựng, hoàn thiện Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TĐKT năm 2022 cần đáp ứng được khát vọng đó", ông Trần Thanh Hải bày tỏ mong muốn.

Được biết, dự kiến Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TĐKT năm 2022 sẽ trình Chính phủ trong tháng 7/2023, và dự kiến sẽ đi vào thực hiện từ 1/1/2024.

B.D

Link gốc: https://laodongthudo.vn/thu-tuc-ho-so-ve-khen-thuong-can-duoc-rut-gon-tao-thuan-loi-cho-cac-tap-the-ca-nhan-152103.html

Tin khác

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không thu phí không chỉ hợp lòng dân mà còn thể hiện rõ tinh thần nhân văn, trách nhiệm xã hội và chiến lược đầu tư dài hạn cho nguồn nhân lực quốc gia; là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng một nền giáo dục chất lượng, toàn diện, công bằng.
Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt kiểm tra, phát hiện sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả

Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt kiểm tra, phát hiện sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả

Trước tình trạng thực phẩm giả tràn lan trên thị trường, đặc biệt là sữa và thực phẩm chức năng giả, Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Chính thức trình Quốc hội xem xét sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Chính thức trình Quốc hội xem xét sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Sáng 7/5, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thay mặt Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đã trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Đề nghị mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp với công chức

Đề nghị mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp với công chức

Nâng mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp, sửa đổi điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiêp với cả công chức... là những vấn đề nổi bật được đề cập, trong phiên thảo luận ngày 7/5 của Quốc hội về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
“Ngày hội AI” tại Điện Biên: Khơi dậy đam mê công nghệ và sáng tạo trong thế hệ trẻ

“Ngày hội AI” tại Điện Biên: Khơi dậy đam mê công nghệ và sáng tạo trong thế hệ trẻ

“Ngày hội AI” khai mạc tại tỉnh Điện Biên sáng 6/5 với nhiều hoạt động đa dạng, nhằm lan tỏa việc ứng dụng công nghệ vào trong các lĩnh vực của đời sống.

Có thể bạn quan tâm

Tăng nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh

Tăng nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh

Sau khi sắp xếp lại hệ thống cơ quan thanh tra, Thanh tra Chính phủ tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ của 12 Thanh tra Bộ. Thanh tra tỉnh tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra cấp huyện, Thanh tra sở. Vì vậy, Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh.
Bỏ “biên chế suốt đời” để nâng cao chất lượng nhân sự khu vực công

Bỏ “biên chế suốt đời” để nâng cao chất lượng nhân sự khu vực công

Đổi mới cơ chế về tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức để xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời” trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 9, đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận.
Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không thu phí không chỉ hợp lòng dân mà còn thể hiện rõ tinh thần nhân văn, trách nhiệm xã hội và chiến lược đầu tư dài hạn cho nguồn nhân lực quốc gia; là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng một nền giáo dục chất lượng, toàn diện, công bằng.
Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt kiểm tra, phát hiện sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả

Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt kiểm tra, phát hiện sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả

Trước tình trạng thực phẩm giả tràn lan trên thị trường, đặc biệt là sữa và thực phẩm chức năng giả, Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Chính thức trình Quốc hội xem xét sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Chính thức trình Quốc hội xem xét sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Sáng 7/5, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thay mặt Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đã trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Đề nghị mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp với công chức

Đề nghị mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp với công chức

Nâng mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp, sửa đổi điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiêp với cả công chức... là những vấn đề nổi bật được đề cập, trong phiên thảo luận ngày 7/5 của Quốc hội về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
“Ngày hội AI” tại Điện Biên: Khơi dậy đam mê công nghệ và sáng tạo trong thế hệ trẻ

“Ngày hội AI” tại Điện Biên: Khơi dậy đam mê công nghệ và sáng tạo trong thế hệ trẻ

“Ngày hội AI” khai mạc tại tỉnh Điện Biên sáng 6/5 với nhiều hoạt động đa dạng, nhằm lan tỏa việc ứng dụng công nghệ vào trong các lĩnh vực của đời sống.
Quốc hội nhất trí sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Quốc hội nhất trí sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 5/5, với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Phát động Chiến dịch “Điện Biên Phủ - Hành trình phủ AI”

Phát động Chiến dịch “Điện Biên Phủ - Hành trình phủ AI”

(LĐ&PL) Chiến dịch “Điện Biên Phủ - Hành trình phủ AI” và phong trào “Bình dân học vụ số” là minh chứng rõ ràng cho quyết tâm của tỉnh Điện Biên một tỉnh miền núi, biên giới còn nhiều khó khăn - trong việc chủ động hòa mình vào xu thế toàn cầu, khai thác các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), như một động lực mới để phát triển kinh tế - xã hội bền vững và toàn diện.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm nhan đề: "Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình".
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp cho ý kiến về tiến độ sắp xếp tổ chức bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp cho ý kiến về tiến độ sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng 3/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư họp, cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 khóa XIII; các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp.
Hà Nội: Thời gian công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10

Hà Nội: Thời gian công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ công bố điểm bài thi các môn của thí sinh và điểm chuẩn xét tuyển vào lớp 10 của trường chuyên, trường trung học phổ thông (THPT) công lập trong cùng một ngày. Thời gian công bố dự kiến chậm nhất vào ngày 6/7.
Lãnh đạo TP.HCM dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ các Mẹ Việt Nam Anh hùng

Lãnh đạo TP.HCM dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ các Mẹ Việt Nam Anh hùng

Đoàn lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã dâng hoa, dâng hương, dành một phút mặc niệm tưởng nhớ các Mẹ Việt Nam Anh hùng, anh linh các Anh hùng liệt sĩ, những người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh xương máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân.
Sử dụng hiệu quả nhà, đất công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Sử dụng hiệu quả nhà, đất công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024; Nghị định số 50/2025/NĐ-CP ngày 28/2/2025 tạo cơ sở pháp lý cho việc sắp xếp, xử lý đối với trụ sở, tài sản công khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập, giải thể… Trong đó đã quy định cụ thể các tình huống phát sinh về xử lý tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy.
​​​​​​​Tháo gỡ điểm nghẽn để Hà Nội phát triển thương mại và văn hóa

​​​​​​​Tháo gỡ điểm nghẽn để Hà Nội phát triển thương mại và văn hóa

Luật Thủ đô lần này như một cú huých, tiếp sức cho làn sóng đổi mới, sáng tạo của công nghiệp văn hóa, là sự động viên rất lớn đối với các nghệ sĩ, những người thực hành và kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật ở Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động