Tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm sách giáo khoa
Trong báo cáo gửi Quốc hội cùng các vị đại biểu Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết số 41/2021/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV trong lĩnh vực GD&ĐT, Bộ GD&ĐT cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản liên quan đến triển khai chương trình, SGK giáo dục phổ thông; tăng cường hướng dẫn lựa chọn SGK, tập huấn hướng dẫn sử dụng SGK các môn học/hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục phổ thông đảm bảo linh hoạt, hiệu quả và đáp ứng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
![]() |
Học sinh thăm quan khu trưng bày SGK do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Hà Nội. |
Cùng đó, Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm SGK của các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK tại các cơ sở giáo dục theo đúng quy định, bảo đảm chủ động về tiến độ chuẩn bị SGK theo đúng lộ trình; tăng cường kiểm tra các địa phương triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, kiểm tra việc tổ chức lựa chọn SGK; lựa chọn chặt chẽ hơn các thành viên tham gia Hội đồng quốc gia thẩm định SGK, tăng cường trách nhiệm và tăng cường giám sát việc thực hiện của các Hội đồng quốc gia thẩm định SGK để nâng cao chất lượng SGK.
Năm học 2022-2023 là năm học thứ ba ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các khối lớp đang dạy học SGK mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 gồm: 1, 2, 3, 6, 7 và 10. Các khối lớp còn lại học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006. |
Bộ GD&ĐT cũng sẽ tiếp tục chỉ đạo triển khai việc biên soạn SGK dân tộc, đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng theo kế hoạch đã ban hành; chỉ đạo, huy động các nguồn lực để tổ chức dịch một số SGK được phê duyệt sang sách chữ nổi Braille; phát huy việc biên soạn SGK điện tử, học liệu điện tử theo đúng tinh thần xã hội hóa của Nghị quyết số 122/2020/QH14 của Quốc hội.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các bộ, ngành xây dựng các văn bản về định mức biên chế giáo viên; tiếp tục rà soát, ban hành và triển khai đồng bộ kế hoạch bồi dưỡng; kế hoạch kiểm tra, giám sát các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo từng năm để kịp thời điều chỉnh, bổ sung phù hợp đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Đồng thời tiếp tục đôn đốc các địa phương tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp học đáp ứng điều kiện tối thiểu để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông và lộ trình đổi mới chương trình, SGK; chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông chủ động kiểm tra, rà soát và phát huy tính chủ động, tự chủ trong việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.
Tin khác

Với Đảng, mùa xuân khát vọng

Thư chúc Tết Xuân Ất Tỵ năm 2025 của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài

Tăng cường phòng, chống tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ và pháo

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Có thể bạn quan tâm

Trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho doanh nghiệp phát triển đường cao tốc

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người lao động được nghỉ 5 ngày

Với Đảng, mùa xuân khát vọng

Thư chúc Tết Xuân Ất Tỵ năm 2025 của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài

Tăng cường phòng, chống tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ và pháo

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Hội đồng hương Ứng Hòa tặng quà Tết cho các hộ khó khăn

Hà Nội: Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính

Nhiều sáng kiến đẩy nhanh tiến độ cài đặt và kích hoạt iHanoi

Bộ GTVT yêu cầu trần giá vé máy bay nội địa tối đa là 4 triệu đồng/vé/chiều

Chuyển đổi số đưa chính quyền đến gần với người dân

Tai nạn giao thông tăng về số vụ
