Phòng tránh đột quỵ trong những ngày nắng nóng

Sức khỏe 14:04 | 08/07/2022
Thời tiết miền Bắc đang bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm với nhiệt độ có khi lên tới 38 - 40 độ C khiến những người có sức đề kháng thấp, đặc biệt là người già, có nguy cơ bị đột quỵ do say nắng, sốc nhiệt.
Bắc bộ đón tuần mới trong nắng nóng gay gắt, độ ẩm thấp, dễ sốc nhiệt Khuyến cáo các biện pháp phòng cháy, chữa cháy đối với hộ gia đình
Phòng tránh đột quỵ trong những ngày nắng nóng
Cẩn thận đột quỵ ngày nắng nóng.

Gia tăng số người già nhập viện

Thống kê của ngành Y tế cho thấy, vào hè, số người bị đột quỵ tăng cao, cứ nhiệt độ tăng 1oC thì nguy cơ đột quỵ tăng 10%. Với thời tiết nắng nóng, nguy cơ bị đột quỵ thường xảy ra khi nhiệt độ ngoài trời từ 32oC trở lên. Người già và trẻ em dễ bị đột quỵ do nắng nóng vì nhóm đối tượng này thích nghi với sự tăng nhiệt chậm hơn so với những người khác. Ghi nhận tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương trong những ngày gần đây, lượng bệnh nhân đến khám, nhập viện cấp cứu tăng gấp 3 lần ngày thường, chủ yếu là đột quỵ não, viêm phổi, rối loạn điện giải do đổ mồ hôi nhiều.

Ngoài các ca đột quỵ do hoạt động ngoài trời say nắng, có nhiều ca rối loạn điện giải, do trời nắng người già uống nước kém, cộng với mồ hôi ra nhiều làm mất nước; hoặc có nhiều ca viêm phổi do thay đổi môi trường đột ngột từ phòng điều hòa lạnh ra ngoài nắng nóng...

Nhóm nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng là người già trên 60 tuổi dễ bị sốc nhiệt, hoặc những người già nhiều bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu... Đột quỵ do nhiệt cũng là dạng cấp cứu thường gặp, gây tổn thương não, cơ bắp và các cơ quan nội tạng.

Người già sống trong khu vực đô thị thường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người ở vùng nông thôn. Bởi những ngày hè nắng nóng, người già ở các thành phố còn phải chịu hiệu ứng đô thị, dẫn đến nhiệt độ môi trường tăng cao. Vào ban đêm, sức nóng từ đường nhựa, bê tông phả ra ngoài, khiến cho nhiệt độ buổi tối giảm chậm hơn so với ở vùng nông thôn.

Xử lý các biểu hiện của đột quỵ do nắng nóng

Bác sĩ Đình Thắng (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Lão khoa Trung ương) cho biết, các gia đình cần lưu ý dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ ở người cao tuổi để phát hiện kịp thời. Cụ thể, khi có biểu hiện như nói khó, cầm nắm không vững, ho, sốt, huyết áp tăng, buồn nôn, chóng mặt hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác thì cần đến bệnh viện khám, không nên tự điều trị tại nhà. Thời điểm "vàng" điều trị đột quỵ là từ 4 - 6 giờ đầu sau tai biến. Khi xuất hiện các triệu chứng trên, gia đình đưa người bệnh đến viện ngay, không sử dụng biện pháp dân gian như xoa bóp, bấm huyệt, chích máu đầu ngón tay.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, những ngày nắng nóng người cao tuổi cần tránh hoạt động ngoài trời từ 10h - 16h. Sáng hoạt động nhẹ nhàng như tập dưỡng sinh, yoga, đạp xe, không nên hoạt động mạnh. Người già có thói quen tập thể dục buổi chiều. Tuy nhiên, với những ngày nắng nóng cực điểm, nhiệt độ cao thì không nên tập, bởi buổi chiều tuy nhiệt độ hạ nhưng nhiệt độ ngoài trời vẫn rất cao. Bên cạnh đó, người cao tuổi cần đặc biệt quan tâm đến chế độ chăm sóc, nên ăn, uống đồ chế biến dạng lỏng, mềm dễ tiêu, nhiều rau xanh, hoa quả; chịu khó uống nhiều nước và đều đặn để bù vào lượng nước mà cơ thể bị thiếu hụt. Đặc biệt, không nên đợi đến lúc khát mới uống; uống đủ ít nhất 2 lít nước/ngày.

Trong những ngày nắng nóng, độ ẩm không khí cao và cơ thể chúng ta mất nước qua hơi thở, mồ hôi cũng có thể gây rối loạn về đông máu/ cầm máu và gây đột quỵ. Bệnh nhân nhiều bệnh lý nền cần uống thuốc đều, bởi thời tiết nắng nóng, người già thường mệt, khó chịu nên nếu bỏ thuốc điều trị... thì rất nguy hiểm, nhất là với người có bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch.

Trong ngày nắng nóng, các gia đình đều sử dụng điều hòa liên tục, tuy nhiên, những gia đình có người già, trẻ nhỏ thì cần lưu ý để nhiệt độ từ 27 - 29 độ C và có thêm quạt thông gió, máy tạo ẩm. Vào những khoảng thời gian thời tiết dịu mát, không nên lạm dụng điều hòa mà nên mở cửa để phòng thông thoáng.

Người cao tuổi cần hạn chế thay đổi môi trường đột ngột, ví như khi từ phòng điều hòa ra ngoài nắng nóng thì cần có không gian đệm để tránh sốc nhiệt. Bên cạnh đó, để tránh biến chứng nặng, khi có dấu hiệu bất thường thì phải đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Theo Bảo Ngọc/hanoimoi.com.vn

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1036330/phong-tranh-dot-quy-trong-nhung-ngay-nang-nong

Link gốc: http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1036330/phong-tranh-dot-quy-trong-nhung-ngay-nang-nong

Tin khác

Nâng cao nhận thức phòng, chống bệnh đái tháo đường

Nâng cao nhận thức phòng, chống bệnh đái tháo đường

(LĐ&PL) Ngày 14/11, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Long Biên tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bệnh đái tháo đường (14/11) năm 2023.
Việt Nam ghi nhận 56 trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ

Việt Nam ghi nhận 56 trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ

(LĐ&PL) Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 31/10/2023, Việt Nam ghi nhận 56 trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ (Mpox), bao gồm 2 ca nhập cảnh vào năm 2022. Đặc biệt từ đầu tháng 7/2023 đến nay, Việt Nam liên tục ghi nhận các ca bệnh.
Người đàn ông hoại tử hai bàn chân và ngón tay vì mắc liên cầu lợn

Người đàn ông hoại tử hai bàn chân và ngón tay vì mắc liên cầu lợn

(LĐ&PL) Sau khi ăn lòng lợn mua ở chợ về, người đàn ông 39 tuổi đã nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, viêm phổi… và được chẩn đoán nhiễm liên cầu lợn.
Nối thành công cẳng chân gần bị đứt rời cho bệnh nhân

Nối thành công cẳng chân gần bị đứt rời cho bệnh nhân

(LĐ&PL) Ngày 26/10, theo tin từ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, tại đây vừa tiến hành phẫu thuật nối thành công cẳng chân gần bị đứt rời cho một nam bệnh nhân 32 tuổi, sau khi người này bị chém.
Vẫn tiếp tục giám sát Covid-19 cùng các bệnh đường hô hấp khác

Vẫn tiếp tục giám sát Covid-19 cùng các bệnh đường hô hấp khác

(LĐ&PL) Chiều 20/10, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về quyết định điều chỉnh bệnh Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả thiết thực từ công tác y tế trường học trên địa bàn quận Hà Đông

Hiệu quả thiết thực từ công tác y tế trường học trên địa bàn quận Hà Đông

(LĐ&PL) Vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành công tác y tế trường học (YTTH) năm học 2023 - 2024 số 1 của Thành phố đã kiểm tra công tác YTTH tại quận Hà Đông.
Thiếu niên 14 tuổi dập nát bàn tay vì tự chế pháo

Thiếu niên 14 tuổi dập nát bàn tay vì tự chế pháo

(LĐ&PL) Tự ý mua thuốc pháo trên mạng về tự chế, em N.H.C (14 tuổi, ở Thanh Oai, Hà Nội) đã phải nhập viện trong tình trạng dập nát bàn tay phải cùng tổn thương nhiều vùng trên cơ thể.
Nâng cao nhận thức phòng, chống bệnh đái tháo đường

Nâng cao nhận thức phòng, chống bệnh đái tháo đường

(LĐ&PL) Ngày 14/11, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Long Biên tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bệnh đái tháo đường (14/11) năm 2023.
Việt Nam ghi nhận 56 trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ

Việt Nam ghi nhận 56 trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ

(LĐ&PL) Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 31/10/2023, Việt Nam ghi nhận 56 trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ (Mpox), bao gồm 2 ca nhập cảnh vào năm 2022.
Người đàn ông hoại tử hai bàn chân và ngón tay vì mắc liên cầu lợn

Người đàn ông hoại tử hai bàn chân và ngón tay vì mắc liên cầu lợn

(LĐ&PL) Sau khi ăn lòng lợn mua ở chợ về, người đàn ông 39 tuổi đã nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, viêm phổi… và được chẩn đoán nhiễm liên cầu lợn.
Nối thành công cẳng chân gần bị đứt rời cho bệnh nhân

Nối thành công cẳng chân gần bị đứt rời cho bệnh nhân

(LĐ&PL) Ngày 26/10, theo tin từ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, tại đây vừa tiến hành phẫu thuật nối thành công cẳng chân gần bị đứt rời cho một nam bệnh nhân 32 tuổi, sau khi người này bị chém.
Vẫn tiếp tục giám sát Covid-19 cùng các bệnh đường hô hấp khác

Vẫn tiếp tục giám sát Covid-19 cùng các bệnh đường hô hấp khác

(LĐ&PL) Chiều 20/10, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về quyết định điều chỉnh bệnh Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.
Huyện Phúc Thọ tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Huyện Phúc Thọ tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐ&PL) Trước những diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết, cả hệ thống chính trị huyện Phúc Thọ đã và đang chủ động triển khai nhiều giải pháp để phòng, chống dịch.
Người đàn ông nguy kịch vì mắc uốn ván sau khi cắt trĩ tại nhà

Người đàn ông nguy kịch vì mắc uốn ván sau khi cắt trĩ tại nhà

(LĐ&PL) Ngày 18/10, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho hay vừa tiếp nhận hai bệnh nhân mắc uốn ván nguy kịch phải thở máy. Trong đó, một bệnh nhân nhiễm bệnh sau khi nhờ người quen cắt trĩ tại nhà.
Huyện Thanh Trì từng bước ngăn chặn và đẩy lùi dịch sốt xuất huyết

Huyện Thanh Trì từng bước ngăn chặn và đẩy lùi dịch sốt xuất huyết

(LĐ&PL) Huyện Thanh Trì triển khai đợt cao điểm về phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn năm 2023.
Hậu quả khôn lường khi tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Hậu quả khôn lường khi tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà

(LĐ&PL) Các chuyên gia y tế cảnh báo, nhiều ca bệnh trở nặng do xử trí không đúng cách, hoặc bệnh nhân đến cơ sở y tế quá muộn, lúc đó đã có các biểu hiện suy đa tạng hoặc sốc, dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Huyện Thường Tín đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu 2023

Huyện Thường Tín đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu 2023

(LĐ&PL) Để làm tốt công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế xảy ra ngộ độc trong dịp Tết Trung thu, thời gian qua, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã tăng cường công tác kiểm tra và tuyên truyền kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về ứng phó đại dịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về ứng phó đại dịch

(LĐ&PL) Chiều 20/9 (giờ địa phương), tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về sẵn sàng ứng phó và phòng chống đại dịch đã khai mạc trọng thể.
Nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐ&PL) Theo các chuyên gia, để giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh phải giải quyết “gốc rễ” của vấn đề, tức là thay đổi nhận thức của người dân về việc sinh con trai hay con gái.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội trao hỗ trợ tới gia đình nạn nhân tử vong vụ cháy chung cư mini

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội trao hỗ trợ tới gia đình nạn nhân tử vong vụ cháy chung cư mini

(LĐ&PL) Sáng 14/9, đoàn công tác của Sở Y tế Hà Nội do bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã trực tiếp đến huyện Sóc Sơn thăm viếng, chia buồn và trao hỗ trợ động viên với gia đình nạn nhân của vụ cháy chung cư mini.
Xem thêm
Phiên bản di động