Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Cần kiên trì, nhân văn, bài bản và thuyết phục

Thời sự 19:35 | 23/06/2022
Quan điểm nhất quán của Trung ương là phải phòng, chống tham nhũng, tiêu cực một cách kiên trì, nhân văn, bài bản và thuyết phục. Quy trình xử lý cán bộ vi phạm được thực hiện chặt chẽ, bài bản theo nguyên tắc của Đảng và các quy định pháp luật.
7 địa phương thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực
Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Cần kiên trì, nhân văn, bài bản và thuyết phục - Ảnh 1.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự hội nghị tiếp xúc cử tri tại điểm cầu quận Ba Đình - Ảnh: VGP/TL

Sáng 23/6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội thuộc Đơn vị bầu cử số 1 TP. Hà Nội, tiếp xúc cử tri các quận: Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối từ điểm cầu chính tại trụ sở HĐND-UBND quận Ba Đình tới 55 điểm cầu tại trụ sở 2 quận Đống Đa, Hai Bà Trưng và các phường thuộc 3 quận, với hơn 1.200 cử tri tham dự.

Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội Đinh Tiến Dũng; lãnh đạo UBND Thành phố; các sở, ban, ngành Thành phố...

Nhiều vấn đề "nóng" được cử tri nêu ý kiến

Tại hội nghị, cử tri các quận Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng bày tỏ nhất trí kết quả của chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Cử tri đánh giá cao và ghi nhận sự nỗ lực cố gắng chỉ đạo, điều hành của Chính phủ thời gian qua. Đồng thời đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành có giải pháp cụ thể trong điều hành để phục hồi và phát triển nền kinh tế, kiềm chế lạm phát, khắc phục các yếu kém mà Quốc hội đã chỉ ra; nhanh chóng bình ổn giá xăng dầu, kiểm soát và xử lý các trường hợp lợi dụng tăng giá xăng dầu để tăng giá hàng hóa bất hợp lý; giữ được ổn định cuộc sống cho các tầng lớp nhân dân, nhất là người lao động trực tiếp.

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Cần kiên trì, nhân văn, bài bản và thuyết phục - Ảnh 2.
Cử tri nêu ý kiến tại hội nghị - Ảnh: VGP/TL

Đặc biệt, các cử tri bày tỏ trân trọng, tin tưởng và đánh giá cao vai trò của Tổng Bí thư, của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng lãng phí, tiêu cực. Nhiều vụ việc lớn được xử lý như Việt Á, vụ thao túng thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản… nhân dân rất đồng tình.

Cử tri Phạm Thị Hồng Sim (phường Quán Thánh, quận Ba Đình) cho rằng, việc Trung ương quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực là một việc làm kịp thời, khắc phục tình trạng đẩy trách nhiệm lên Trung ương. Để phát huy được hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cử tri cho rằng cần có quyết tâm chính trị mạnh mẽ; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc phù hợp, để Ban Chỉ đạo tại địa phương đủ mạnh, có thực quyền, trở thành "cánh tay nối dài" của Ban Chỉ đạo Trung ương, phục vụ đắc lực cho hoạt động phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương.

Bày tỏ sự bất bình, lên án mạnh mẽ những hành vi trục lợi trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, trong đó có sự tiếp tay, bao che của một số cán bộ, đảng viên, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, cử tri Nguyễn Trần Quyên (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa) đề nghị, bên cạnh việc đổi mới cơ chế quản lý bệnh viện công, các cơ quan chức năng cần tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm minh những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật.

Cử tri Nguyễn Duy Nhiên (cử tri phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) cho rằng, ngành y tế vừa qua có một số cá nhân sai phạm, bị xử lý, đa phần là cán bộ quản lý. Song không thể phủ nhận công lao to lớn của hàng vạn cán bộ nhân viên y tế trong sạch, tận tâm tận lực chịu đựng gian khổ, hy sinh cùng với các lực lượng khác để ngăn chặn đại dịch, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Ngoài ra, một số cử tri quận Đống Đa còn băn khoăn, lo lắng về chất lượng giáo dục khi học sinh phải học trực tuyến trong một thời gian dài; còn có ý kiến trái chiều về việc đưa môn Lịch sử là môn học tự chọn ở bậc THPT, có thể sẽ gây ra hậu quả, hệ lụy khó lường; giá sách hiện nay cũng chưa phù hợp, một bộ sách giáo khoa chỉ 1 học sinh dùng xong là bỏ, gây lãng phí và tốn kém cho nhiều gia đình, nhất là trẻ em ở khu vực nông thôn, miền núi…

Tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo TP. Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn đã tiếp thu, trao đổi, giải đáp một số ý kiến, kiến nghị cử tri nêu thuộc thẩm quyền giải quyết của Thành phố.

Để cán bộ "không dám, không thể tham nhũng, không muốn tham nhũng"

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Cần kiên trì, nhân văn, bài bản và thuyết phục - Ảnh 3.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri. Ảnh: VGP/TL

Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá, cử tri 3 quận đã nắm rất rõ tình hình của Thủ đô, đất nước, ý kiến phát biểu ngắn gọn, nhưng đề cập trúng các vấn đề, đóng góp ý kiến rất xác đáng, trách nhiệm.

Thông tin thêm về một số kết quả nổi bật của kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, không khí làm việc Quốc hội ngày càng đổi mới, sôi nổi, thực chất hơn; đã thực hiện đúng tinh thần là không nói lý thuyết chung chung, mà bám sát vào đời sống thực tế, bàn những vấn đề thiết thực, thúc đẩy thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng.

Dù chỉ làm việc trong ít ngày, nhưng kỳ họp đã hoàn thành khối lượng lớn nhiệm vụ: Thông qua 5 luật, 17 nghị quyết, cho ý kiến về 6 dự án Luật khác và quyết định nhiều nội dung quan trọng. Kỳ họp để lại dư âm, dư luận rất tốt; Quốc hội đã cho thấy vai trò thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

"Tôi đề nghị HĐND các cấp cũng phải phát huy tinh thần đổi mới của Quốc hội, làm đúng vai là cơ quan đại diện của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa phương; đề ra được các chính sách phù hợp với lòng dân, để huy động sức mạnh nhân dân phục vụ xây dựng đất nước", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.

Trao đổi về một số nội dung cụ thể cử tri nêu, liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, quan điểm nhất quán của Trung ương là phải phòng, chống tham nhũng, tiêu cực một cách kiên trì, nhân văn, bài bản và thuyết phục. Quy trình xử lý cán bộ vi phạm được thực hiện chặt chẽ, bài bản theo nguyên tắc của Đảng và các quy định pháp luật.

Tổng Bí thư cho biết, cuối tháng này, Trung ương sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng nhằm tổng kết, đánh giá những kết quả, hạn chế từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng cho giai đoạn mới.

"Đây là cơ sở để tổ chức hoạt động đồng bộ, thống nhất, hoạt động hiệu quả từ Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực xuống Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, bảo đảm ở đâu cũng "đúng vai, thuộc bài", hướng tới giai đoạn phát triển mới về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, khi cán bộ không dám, không thể tham nhũng và không muốn tham nhũng", Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Tổng Bí thư một lần nữa khẳng định rõ quan điểm xử lý nghiêm cán bộ sai phạm là nhằm làm bài học răn đe chung, cảnh tỉnh để những người khác không vi phạm; đúng như Bác Hồ từng dạy là vì sự nghiệp chung, không thể không làm, cắt một vài cành sâu để cứu cả cây.

Tổng Bí thư mong muốn cử tri và nhân dân Thủ đô sẽ tiếp tục phát huy truyền thống văn hiến nghìn năm của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, đoàn kết, phấn đấu xây dựng thành phố ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước.

Theo Thùy Linh/baochinhphu.vn

https://baochinhphu.vn/phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-can-kien-tri-nhan-van-bai-ban-va-thuyet-phuc-102220623134730125.htm

Link gốc: https://baochinhphu.vn/phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-can-kien-tri-nhan-van-bai-ban-va-thuyet-phuc-102220623134730125.htm

Tin khác

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Từ ngày 1/7/2025, 34 tỉnh, thành phố mới chính thức bước vào giai đoạn triển khai đồng loạt hàng loạt thay đổi mang tính chiến lược trên nhiều lĩnh vực. Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự vận hành của mô hình chính quyền địa phương hai cấp, sự sắp xếp tổ chức hành chính cấp tỉnh, cấp xã, cùng việc thực thi hàng loạt đạo luật mới có tác động sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội, pháp luật và quản trị công.
Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Ngày 30/6, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 193/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Quy định số 189-QĐ/TW của Bộ Chính trị nhằm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Đây được xem là bước đi chiến lược, cụ thể hóa yêu cầu siết chặt kỷ cương trong quản trị nguồn lực công, góp phần xây dựng nền hành chính liêm chính, minh bạch.
Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 160/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025, quy định về việc thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia…
Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Sau sự cố va chạm giữa hai máy bay tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài ngày 27/6, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu các đơn vị trong ngành triển khai đồng bộ, nghiêm túc các biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn hàng không, đặc biệt trong quá trình điều hành và vận hành tàu bay tại sân bay.
Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Để triển khai kịp thời chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% xuống còn 8%, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa ban hành công văn hỏa tốc hướng dẫn các Chi cục Hải quan toàn quốc thực hiện đúng quy định, bắt đầu từ 0h00 ngày 1/7/2025.

Có thể bạn quan tâm

Thành lập Tổ công tác liên ngành triển khai đô thị thông minh giai đoạn 2026-2030

Thành lập Tổ công tác liên ngành triển khai đô thị thông minh giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1413/QĐ-TTg về việc thành lập Tổ công tác liên ngành điều phối xây dựng và triển khai đô thị thông minh giai đoạn 2026-2030, đánh dấu bước tiến quan trọng trong thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP và thúc đẩy chiến lược chuyển đổi số quốc gia.
Loại bỏ hình thức giáng chức và hạ bậc lương với công chức từ 1/7

Loại bỏ hình thức giáng chức và hạ bậc lương với công chức từ 1/7

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 172/2025/NĐ‑CP (ngày 30/6), có hiệu lực từ 1/7/2025, sửa đổi các hình thức kỷ luật công chức nhằm thống nhất với Luật Cán bộ, công chức 2025.
Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Từ ngày 1/7/2025, 34 tỉnh, thành phố mới chính thức bước vào giai đoạn triển khai đồng loạt hàng loạt thay đổi mang tính chiến lược trên nhiều lĩnh vực. Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự vận hành của mô hình chính quyền địa phương hai cấp, sự sắp xếp tổ chức hành chính cấp tỉnh, cấp xã, cùng việc thực thi hàng loạt đạo luật mới có tác động sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội, pháp luật và quản trị công.
Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Ngày 30/6, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 193/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Quy định số 189-QĐ/TW của Bộ Chính trị nhằm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Đây được xem là bước đi chiến lược, cụ thể hóa yêu cầu siết chặt kỷ cương trong quản trị nguồn lực công, góp phần xây dựng nền hành chính liêm chính, minh bạch.
Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 160/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025, quy định về việc thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia…
Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Sau sự cố va chạm giữa hai máy bay tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài ngày 27/6, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu các đơn vị trong ngành triển khai đồng bộ, nghiêm túc các biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn hàng không, đặc biệt trong quá trình điều hành và vận hành tàu bay tại sân bay.
Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Để triển khai kịp thời chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% xuống còn 8%, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa ban hành công văn hỏa tốc hướng dẫn các Chi cục Hải quan toàn quốc thực hiện đúng quy định, bắt đầu từ 0h00 ngày 1/7/2025.
Thủ tướng họp về cân bằng thương mại với Mỹ

Thủ tướng họp về cân bằng thương mại với Mỹ

Trưa 28/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp để tiếp tục xem xét, giải quyết các quan tâm của phía Mỹ liên quan kinh tế, thương mại, đầu tư.
Chậm nhất ngày 30/6 phải hoàn thành bàn giao trụ sở, tài sản công

Chậm nhất ngày 30/6 phải hoàn thành bàn giao trụ sở, tài sản công

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị hành chính cấp huyện và xã cũ phải hoàn tất việc bàn giao trụ sở, tài sản công trước ngày 30/6/2025, để phục vụ việc triển khai mô hình chính quyền hai cấp theo lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính mới.
Đình chỉ hai tổ phi công sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Đình chỉ hai tổ phi công sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Vietnam Airlines đã quyết định tạm đình chỉ bay hai tổ phi công, gồm bốn người, để phục vụ công tác điều tra sau sự cố va chạm giữa hai máy bay của hãng tại sân bay quốc tế Nội Bài vào chiều 27/6.
Từ 1/7: Toàn quốc có 34 Công an cấp tỉnh và hơn 3.319 Công an cấp xã

Từ 1/7: Toàn quốc có 34 Công an cấp tỉnh và hơn 3.319 Công an cấp xã

Từ ngày 1/7/2025, hệ thống tổ chức Công an nhân dân trên toàn quốc sẽ chính thức vận hành theo mô hình đơn vị hành chính mới. Theo đó, cả nước sẽ có 34 Công an cấp tỉnh (mới) và 3.319 Công an cấp xã, trong đó bao gồm 2.621 xã, 687 phường và 11 đặc khu hành chính.
Hà Nội tạm thời giữ nguyên 30 điểm tiếp nhận thủ tục hành chính công

Hà Nội tạm thời giữ nguyên 30 điểm tiếp nhận thủ tục hành chính công

Ngày 26/6/2025, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 3590/SNV-SBN, hướng dẫn bổ sung về việc tổ chức các điểm tiếp nhận, phục vụ hành chính công tại các xã, phường mới trong bối cảnh thành phố đang triển khai điều chỉnh mô hình chính quyền đô thị.
Quốc hội thông qua luật bổ sung quyền hạn cho Trưởng, Phó Công an cấp xã

Quốc hội thông qua luật bổ sung quyền hạn cho Trưởng, Phó Công an cấp xã

Sáng 27/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, trong đó có quy định đáng chú ý là cho phép điều tra viên là Trưởng Công an hoặc Phó Trưởng Công an cấp xã được tiến hành một số hoạt động tố tụng hình sự theo sự phân công của cơ quan điều tra cấp tỉnh.
Từ 1/7: Chỉ còn 10 tội danh bị áp dụng án tử hình

Từ 1/7: Chỉ còn 10 tội danh bị áp dụng án tử hình

Bắt đầu từ ngày 1/7/2025, theo quy định mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, số lượng tội danh có thể bị tuyên án tử hình tại Việt Nam sẽ giảm từ 18 xuống còn 10 tội danh. Đây là một trong những điểm thay đổi đáng chú ý, phản ánh xu hướng nhân đạo hóa hình phạt trong chính sách hình sự của Nhà nước.
Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Bước tiến lớn trong hành lang pháp lý bảo vệ thông tin

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Bước tiến lớn trong hành lang pháp lý bảo vệ thông tin

Sáng 26/6, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Kỳ họp thứ 9, khóa XV, với 433/435 đại biểu tán thành, đạt tỷ lệ 90,59%. Luật gồm 5 chương, 39 điều, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, đánh dấu bước tiến lớn trong hành lang pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân tại Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động