Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

Lợi, quyền lao động 14:56 | 30/03/2024
(LĐ&PL) Theo quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP), có nhiều trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động (miễn giấy phép lao động).
Đề xuất hai phương án cấp giấy phép cho lao động nước ngoài tại Việt Nam Đơn giản thủ tục cấp giấy phép cho lao động nước ngoài tại Việt Nam Đài Loan (Trung Quốc) tăng lương cơ bản cho lao động nước ngoài

Các trường hợp này bao gồm: Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 3 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

Vào Việt Nam với thời hạn dưới 3 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh, làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh, mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.

Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư 2006.

Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

Là Chủ tịch Hội đồng quản trị, hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.

Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật, hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết, giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài.

Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy hoặc làm nhà quản lý, giám đốc điều hành tại cơ sở giáo dục do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức liên chính phủ đề nghị thành lập tại Việt Nam; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.

Tình nguyện viên là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức tự nguyện, và không hưởng lương để thực hiện điều ước quốc tế, mà Việt Nam là thành viên, và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày, và không quá 3 lần trong 1 năm.

Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.

Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam.

Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam, theo quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.

Được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các công việc sau: Giảng dạy, nghiên cứu; Làm nhà quản lý, giám đốc điều hành, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục, do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, hoặc tổ chức liên Chính phủ đề nghị thành lập tại Việt Nam.

Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến cuối năm 2023, có gần 136.800 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong đó có hơn 10.000 lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động, gần 126.000 lao động thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Phần lớn lao động nước ngoài tại Việt Nam là lao động chất lượng cao, tập trung vào vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, và lao động kỹ thuật...

P.Diệp
Link gốc:

Tin khác

Đề xuất phạt tiền lên đến 6 tỷ đồng tội trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động

Đề xuất phạt tiền lên đến 6 tỷ đồng tội trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động

Theo đề xuất mới nhất, đơn vị sử dụng lao động sẽ bị phạt lên đến 6 tỷ đồng, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tù đến 7 năm đối với Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) cho người lao động.
4 tháng đầu năm, gần 48.000 người đi làm việc ở nước ngoài

4 tháng đầu năm, gần 48.000 người đi làm việc ở nước ngoài

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Nội vụ, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 4/2025 là 10.854 người, trong đó có 4.064 lao động nữ.
Tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tới hơn 100 đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động

Tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tới hơn 100 đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động

Bảo hiểm xã hội (BHXH) liên huyện Sơn Tây - Phúc Thọ vừa tổ chức Hội nghị làm việc với hơn 100 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã Sơn Tây, nhưng chưa tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người lao động.
Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa phát đi cảnh báo về tình trạng hàng chục nghìn tổ chức, doanh nghiệp đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ lương của người lao động, nhưng chậm nộp, hoặc chưa nộp khoản tiền này vào ngân sách Nhà nước.
Bộ Nội vụ đề xuất giao UBND cấp tỉnh quyết định lương tối thiểu vùng

Bộ Nội vụ đề xuất giao UBND cấp tỉnh quyết định lương tối thiểu vùng

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định về phân cấp trong lĩnh vực nội vụ, trong đó nổi bật là đề xuất giao Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh quyền quyết định mức lương tối thiểu vùng cụ thể theo địa bàn xã, phường, trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội của từng khu vực.

Có thể bạn quan tâm

4 tháng đầu năm 2025, Hà Nội giải quyết việc làm cho 88.102 người lao động

4 tháng đầu năm 2025, Hà Nội giải quyết việc làm cho 88.102 người lao động

Theo Sở Nội vụ Hà Nội, trong 4 tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 88.102 người lao động, đạt 52,1% kế hoạch năm 2025, tương đương tăng 29,91% so với cùng kỳ năm 2024.
600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

Sáng 17/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội chủ trì, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư, truyền thông, tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe cho công nhân lao động (CNLĐ).
Đề xuất phạt tiền lên đến 6 tỷ đồng tội trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động

Đề xuất phạt tiền lên đến 6 tỷ đồng tội trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động

Theo đề xuất mới nhất, đơn vị sử dụng lao động sẽ bị phạt lên đến 6 tỷ đồng, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tù đến 7 năm đối với Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) cho người lao động.
4 tháng đầu năm, gần 48.000 người đi làm việc ở nước ngoài

4 tháng đầu năm, gần 48.000 người đi làm việc ở nước ngoài

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Nội vụ, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 4/2025 là 10.854 người, trong đó có 4.064 lao động nữ.
Tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tới hơn 100 đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động

Tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tới hơn 100 đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động

Bảo hiểm xã hội (BHXH) liên huyện Sơn Tây - Phúc Thọ vừa tổ chức Hội nghị làm việc với hơn 100 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã Sơn Tây, nhưng chưa tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người lao động.
Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa phát đi cảnh báo về tình trạng hàng chục nghìn tổ chức, doanh nghiệp đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ lương của người lao động, nhưng chậm nộp, hoặc chưa nộp khoản tiền này vào ngân sách Nhà nước.
Bộ Nội vụ đề xuất giao UBND cấp tỉnh quyết định lương tối thiểu vùng

Bộ Nội vụ đề xuất giao UBND cấp tỉnh quyết định lương tối thiểu vùng

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định về phân cấp trong lĩnh vực nội vụ, trong đó nổi bật là đề xuất giao Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh quyền quyết định mức lương tối thiểu vùng cụ thể theo địa bàn xã, phường, trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội của từng khu vực.
Chuẩn bị tốt các nội dung đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Chuẩn bị tốt các nội dung đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Ngày 7/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và Công đoàn Công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội để chuẩn bị các nội dung phục vụ việc tổ chức hoạt động điểm “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc” năm 2025.
Nâng cao phúc lợi, tạo niềm tin, gắn kết người lao động với tổ chức Công đoàn

Nâng cao phúc lợi, tạo niềm tin, gắn kết người lao động với tổ chức Công đoàn

Để tạo sự yên tâm, tin tưởng gắn bó với đơn vị, doanh nghiệp, ngoài thực hiện tốt chính sách, quy định của pháp luật, các cấp Công đoàn quận Tây Hồ còn nâng cao các chế độ phúc lợi, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
Hưởng lương ra sao nếu đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5?

Hưởng lương ra sao nếu đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5?

Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay người lao động được nghỉ 5 ngày liên tiếp. Cùng với lịch nghỉ, công nhân, người lao động quan tâm đến những quy định về tiền lương làm thêm giờ, tiền thưởng.
Đảm bảo công tác chăm lo cho người lao động

Đảm bảo công tác chăm lo cho người lao động

Trong thời gian qua, Công đoàn các cấp huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã có nhiều hoạt động đổi mới, nhiều mô hình mới, cách làm hiệu quả, mang đậm dấu ấn của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo cho đoàn viên, người lao động...
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động là do thay đổi cách tính lương, thưởng

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động là do thay đổi cách tính lương, thưởng

(LĐ&PL) Theo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động, ngừng việc dịp trước Tết Nguyên đán 2025 là do người lao động không đồng tình với mức thưởng Tết của doanh nghiệp, không đồng tình việc thay đổi cách tính lương, thưởng…
Hà Nội: Chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 203.000 đối tượng

Hà Nội: Chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 203.000 đối tượng

11 tháng của năm 2024, toàn thành phố Hà Nội đã chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho hơn 203.000 đối tượng với tổng kinh phí trên 1.610 tỷ đồng.
Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm

Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm

Số lao động thất nghiệp giảm, cùng với việc các doanh nghiệp gia tăng nhu cầu tuyển dụng, là những tín hiệu cho thấy thị trường lao động thời điểm cuối năm có nhiều khởi sắc.
Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp sớm công khai phương án thưởng Tết 2025

Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp sớm công khai phương án thưởng Tết 2025

(LĐ&PL) Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp công khai phương án lương, thưởng Tết ít nhất 30 ngày trước kỳ nghỉ Tết.
Xem thêm
Phiên bản di động