Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng:

Nhu cầu hỗ trợ pháp lý của đoàn viên, người lao động sẽ được đáp ứng tốt nhất

Lợi, quyền lao động 12:57 | 10/10/2022
(LĐ&PL) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội vừa tổ chức ra mắt Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội, được phát triển từ Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội. Trao đổi với phóng viên Lao động Thủ đô, đồng chí Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố cho biết, đây là chủ trương của LĐLĐ thành phố Hà Nội nhằm hướng hoạt động hoạt động của các cấp Công đoàn ngày càng sát hơn với nhu cầu của đông đảo đoàn viên, người lao động, tạo bước chuyển biến mạnh về hoạt động tư vấn pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho đoàn viên, người lao động trong thời gian tới.
Tập huấn chính sách pháp luật và quan hệ lao động cho cán bộ Công đoàn Thủ đô Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật trong các nhà trường được đẩy mạnh Công đoàn quận Thanh Xuân làm tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động

Phóng viên: Thưa Phó Chủ tịch, xin đồng chí đánh giá đôi nét về kết quả hoạt động của Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội trong thời gian qua?

Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Lê Đình Hùng: Xác định tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, tư vấn, giáo dục pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho đoàn viên, người lao động, từ năm 2004, LĐLĐ thành phố Hà Nội đã quyết định thành lập Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội.

Từ đó đến nay, dưới sự chỉ đạo sát sao của LĐLĐ Thành phố, Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội luôn cố gắng, nỗ lực, cơ bản thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao, nhất là trong công tác tuyên truyền, phổ biến; tư vấn, giải đáp kiến thức pháp luật cho người lao động.

Nhu cầu hỗ trợ pháp lý của đoàn viên, người lao động sẽ được đáp ứng tốt nhất
Đại diện Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội trao Quyết định thành lập Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội tại buổi Lễ ra mắt

Trung tâm thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan và các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật cho đoàn viên, người lao động ngay tại cơ sở. Cùng đó, Trung tâm cũng thực hiện tốt việc tư vấn pháp luật cho người lao động tại trụ sở với nhiều hình thức đa dạng như: tư vấn trực tiếp, tư vấn qua hộp thư điện tử, điện thoại…

Đồng thời, Trung tâm còn phối hợp tư vấn giải quyết các vụ tranh chấp lao động; tư vấn tham gia xây dựng nội quy lao động đối với đơn vị doanh nghiệp chưa có Công đoàn cơ sở; xây dựng quy chế dân chủ tại cơ sở; hỗ trợ tổ chức các cuộc đối thoại giữa Công đoàn, công nhân lao động (CNLĐ) và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp về những quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các chính sách pháp luật liên quan đến quyền lợi của người lao động…

Có thể nói, các hoạt động của Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội trong thời gian qua đã giúp đưa dịch vụ pháp lý miễn phí của tổ chức Công đoàn đến được với người lao động một cách kịp thời, hiệu quả, thiết thực; góp phần trang bị, nâng cao kiến thức, nhận thức pháp luật cho đoàn viên công đoàn và người lao động.

Hoạt động của Trung tâm đã tác động không nhỏ tới ý thức chấp hành pháp luật lao động của người sử dụng lao động; giúp tổ chức Công đoàn thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động khi tham gia quan hệ lao động từ đó tăng thêm niềm tin cho người lao động đối với tổ chức Công đoàn.

Phóng viên: Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội đã cơ bản thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao và hiện đã được LĐLĐ Thành phố tin tưởng, quan tâm đầu tư, nâng tầm hoạt động lên một bước mới, trở thành Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội. Xin đồng chí cho biết mục tiêu của sự phát triển này?

Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Lê Đình Hùng: Mặc dù đã thực hiện khá hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, song trên thực tế việc tư vấn giải quyết các tình huống pháp luật, hỗ trợ pháp lý, đại diện cho người lao động tham gia tố tụng tại tòa án của Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của số đông CNLĐ.

Nhu cầu hỗ trợ pháp lý của đoàn viên, người lao động sẽ được đáp ứng tốt nhất
Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Lê Đình Hùng phát biểu tại Lễ ra mắt Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội.

Đặc biệt, hiện nay, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng, thực thi hàng loạt Hiệp định tự do thế hệ mới, bên cạnh những thời cơ, tổ chức Công đoàn cũng đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có sự xuất hiện và cạnh tranh của tổ chức đại diện người lao động khác sẽ được thành lập trong doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi Công đoàn các cấp phải tiếp tục đổi mới, hướng vào việc thực hiện hiệu quả chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.

Mặt khác, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có khoảng 2,5 triệu lao động thuộc các thành phần kinh tế. Tính riêng trong khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động có khoảng 170.000 lao động, chủ yếu là lực lượng lao động ngoại tỉnh. Vấn đề an ninh trật tự, nhà ở, nhà trẻ, việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ CNLĐ là nhu cầu đòi hỏi bức thiết của người lao động.

Thực trạng trên đặt ra cho tổ chức Công đoàn thành phố cần có giải pháp đáp ứng những nhu cầu đó của đoàn viên, người lao động một cách cụ thể, thiết thực hơn nữa như: tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; sinh hoạt văn hóa, thể thao; tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ thiết yếu như kỹ năng sống, sức khỏe sinh sản, tình bạn - tình yêu, chăm sóc con cái, mua bán hàng hóa, giới thiệu việc làm, chọn nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, thuê nhà trọ, tìm trường học cho con, lựa chọn nơi khám chữa bệnh, tiếp cận các tổ chức tín dụng, các hoạt động xã hội, từ thiện, tiếp nhận các hoạt động tình nguyện... và một số hoạt động khác liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

Nhu cầu hỗ trợ pháp lý của đoàn viên, người lao động sẽ được đáp ứng tốt nhất
Khám sức khỏe miễn phí cho CNLĐ - hoạt động thiết thực nhân dịp Lễ ra mắt Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Thủ đô trong tình hình mới; LĐLĐ thành phố Hà Nội đã xây dựng Đề án phát triển Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội nhằm hướng hoạt động hoạt động của các cấp Công đoàn ngày càng sát hơn với nhu cầu của đông đảo đoàn viên, người lao động, kỳ vọng sẽ tạo bước chuyển biến mạnh về hoạt động tư vấn pháp luật và hỗ trợ CNLĐ trong thời gian tới.

Đây là chủ trương hết sức đúng đắn, cần thiết và kịp thời, phù hợp với các chủ trương, nghị quyết của Đảng, tổ chức Công đoàn, nhất là Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.

Chủ trương của LĐLĐ thành phố Hà Nội đã được Tổng LĐLĐ Việt Nam và Thành ủy Hà Nội thống nhất đồng ý. Theo đó, Thành ủy Hà Nội đã có Thông báo số 861-TB/TU ngày 24/8/2022 và Quyết định số 3548-QĐ/TU, ngày 30/8/2022 phê duyệt Đề án của Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, đổi tên Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội thành Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội và Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội đã chính thức ra mắt từ hôm 6/10 vừa qua.

Phóng viên: Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội là một mô hình mới, xin đồng chí cho biết LĐLĐ Thành phố có những định hướng và chỉ đạo gì để Trung tâm phát huy cao nhất hiệu quả hoạt động trong thời gian tới?

Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Lê Đình Hùng: Theo Đề án của LĐLĐ Thành phố, Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội được xây dựng có tổ chức bộ máy khoa học, chặt chẽ, tăng cường cán bộ có năng lực, trình độ, quan tâm đầu tư kinh phí, gắn hoạt động của Trung tâm với nhu cầu của số đông CNLĐ.

Nhu cầu hỗ trợ pháp lý của đoàn viên, người lao động sẽ được đáp ứng tốt nhất
Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội phối hợp với báo Lao động Thủ đô tổ chức tư vấn, đối thoại trực tuyến về chính sách pháp luật cho người lao động ngay sau khi ra mắt

Để sớm đưa Trung tâm đi vào hoạt động, Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố đã chỉ đạo xây dựng và ban hành các văn bản liên quan đến quy chế, quy định hoạt động của Trung tâm một cách chặt chẽ, khoa học như: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm; Quy chế phối hợp hoạt động giữa Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội với các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và Công đoàn cơ sở...

Trong thời gian tới, Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo Trung tâm phối hợp với các ban xây dựng Quy chế tài chính thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng; xây dựng danh mục sản phẩm, dịch vụ công kèm theo theo số lượng, khối lượng, đơn giá, giá dịch vụ; Biểu phí dịch vụ đối với các hoạt động tư vấn có thu phí... báo cáo cơ quan có thẩm quyền ban hành làm cơ sở để thực hiện.

Đặc biệt, Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố chỉ đạo các ban phối hợp với Trung tâm nghiên cứu xây dựng các Đề án thí điểm để cụ thể hóa, triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ mới của Trung tâm ngay trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Đó là: 1) Đề án hỗ trợ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và Công đoàn cơ sở phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở kết hợp nâng cao năng lực hoạt động cho cán bộ công đoàn; 2) Đề án phát triển quan hệ lao động; Hỗ trợ các cấp Công đoàn về đối thoại, thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể; hỗ trợ Công đoàn cơ sở hoạt động; 3) Đề án Hỗ trợ các cấp Công đoàn tham gia giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đình công, ngừng việc tập thể; 4) Đề án hỗ trợ đoàn viên, người lao động như tư vấn thuê nhà trọ, tìm trường học cho con, lựa chọn nơi khám bệnh, tiếp nhận các tổ chức tín dụng, tiếp nhận các hoạt động tình nguyện; 5) Đề án Hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ tài chính công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và Công đoàn cơ sở...

Nhu cầu hỗ trợ pháp lý của đoàn viên, người lao động sẽ được đáp ứng tốt nhất
Một cuộc tư vấn pháp luật cho CNLĐ các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội do Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội thực hiện trong thời gian qua.

Đây là một mô hình hoạt động mới, chính vì vậy Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố yêu cầu Ban Lãnh đạo Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm, chủ động và năng động sáng tạo trong triển khai các nội dung hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm.

Các cấp Công đoàn Thành phố cần phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với Trung tâm trong quá trình tổ chức thực hiện, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, nhất là đáp ứng kỳ vọng của đoàn viên, người lao động về một địa chỉ tin cậy khi cần trợ giúp pháp lý hoặc hỗ trợ pháp lý khi cần thiết.

Với sự đổi mới toàn diện từ cơ sở vật chất, bộ máy nhân sự, mô hình, nội dung hoạt động, lãnh đạo LĐLĐ Thành phố tin tưởng rằng, Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội sẽ có bước chuyển biến mạnh về hoạt động tư vấn pháp luật và hỗ trợ CNLĐ, thực sự là điểm tựa tin cậy của đoàn viên, người lao động khi cần đến sự trợ giúp của pháp luật.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí Phó Chủ tịch!

Phạm Diệp (thực hiện)

Link gốc:

Tin khác

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Sáng nay (23/4), tại Hội trường Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy lợi Hà Nội (đường 23B, thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.
Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

(LĐ&PL) Thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) sẽ tiếp tục tham mưu với Chính phủ trong hoàn thiện chính sách và tiếp tục hướng dẫn các địa phương triển khai chi trả trợ cấp không dùng tiền mặt đến các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội.
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

(LĐ&PL) Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động, bởi hiện do chưa có quy định về đăng ký lao động nên quản lý lao động còn hạn chế, nhất là đối với nhóm lao động không có quan hệ lao động.
Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn.
Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…

Có thể bạn quan tâm

Chú trọng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động ngành Xây dựng

Chú trọng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động ngành Xây dựng

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã và đang triển khai hiệu quả các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nhằm góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Từ đó, giúp đoàn viên, người lao động yên tâm lao động sản xuất, gắn bó với tổ chức Công đoàn và nỗ lực cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Ths Nguyễn Thị Hồng Thúy góp ý, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, ít nhất là ở 3 chế độ: Thu nhập, nhà ở, vị trí việc làm phù hợp.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

Ngày 23/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Yên Bái cho biết, đơn vị đã phối hợp với các ban, ngành liên quan nắm bắt tình hình, kịp thời hỗ trợ cho thân nhân gia đình người bị nạn trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 7 công nhân tử vong.
TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Sáng nay (23/4), tại Hội trường Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy lợi Hà Nội (đường 23B, thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.
Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

(LĐ&PL) Ngành Lao động đang quản lý hơn 5 triệu đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội, đến nay, đã có gần 1,1 triệu người được chi trả chế độ qua tài khoản.
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

(LĐ&PL) Dự kiến tại lần sửa đổi Luật Việc làm tới, sẽ bổ sung 1 Chương về đăng ký lao động.
Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn.
Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

(LĐ&PL) Việc bổ sung điều quy định cơ chế đặc thù, để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là cần thiết.
Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

(LĐ&PL) Tính đến cuối năm 2023, có gần 136.800 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong đó có hơn 10.000 lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 người.
Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Thực tế, rất nhiều người lao động thất nghiệp chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp để giải quyết khó khăn trước mắt chứ không mặn mà việc học nghề, tính kế lâu dài.
Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

(LĐ&PL) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, với đề xuất điều chỉnh tăng 6% so với mức hiện hành, áp dụng từ ngày 1/7/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động