Người lao động không đạt KPI, doanh nghiệp có được trừ lương?
Trước 25/7/2022, doanh nghiệp tại Hà Nội phải điều chỉnh mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội Hỗ trợ thiết thực cho người lao động |
KPI thường được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của các nhóm hoặc bộ phận của doanh nghiệp.
Các chỉ số KPI giúp doanh nghiệp theo dõi, đánh giá được việc thực hiện công việc của người lao động một cách minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng nhờ các số liệu cụ thể.
Dựa trên mức độ hoàn thành KPI, doanh nghiệp sẽ thực hiện các chế độ thưởng khác nhau cho từng cá nhân người lao động.
Ngoài ra, KPI còn giúp người lao động hiểu được mức độ hoành thành công việc, tạo động lực để họ làm việc và phấn đấu thực hiện mục tiêu nhất định.
Không đạt KPI, doanh nghiệp có được trừ lương người lao động?
Ngoài việc đặt ra cơ chế thưởng khi hoàn thành các chỉ tiêu KPI, nhiều doanh nghiệp còn quy định cả cơ chế phạt đối với nhân viên của mình. Theo đó, tùy vào mức độ không hoàn thành nhiệm vụ mà người lao động sẽ bị trừ một số tiền nhất định.
Tuy nhiên, việc làm này là không đúng quy định của pháp luật bởi theo Bộ luật Lao động năm 2019, chỉ có duy nhất một trường hợp được trừ lương người lao động:
Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.
Như vậy, nếu vì người lao động không hoàn thành nhiệm vụ mà trừ lương cứng của người đó là trái luật.
Trường hợp khấu trừ lương không đúng quy định, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Theo Khoản 2 Điều 17 Nghị định 12, tùy vào số lượng người lao động bị vi phạm mà người sử dụng lao động sẽ bị phạt theo các mức sau:
Vi phạm từ 1 - 10 người lao động: Phạt 5 - 10 triệu đồng.
Vi phạm từ 11 - 50 người lao động: Phạt 10 - 20 triệu đồng.
Vi phạm từ 51 - 100 người lao động: Phạt 20 - 30 triệu đồng.
Vi phạm từ 101 - 300 người lao động: Phạt 30 - 40 triệu đồng.
Vi phạm từ 301 người lao động trở lên: Phạt 40 - 50 triệu đồng.
Theo Phương Minh/laodong.vn
https://laodong.vn/cong-doan/nguoi-lao-dong-khong-dat-kpi-doanh-nghiep-co-duoc-tru-luong-1071882.ldo
Tin khác

Đề xuất phạt tiền lên đến 6 tỷ đồng tội trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động

4 tháng đầu năm, gần 48.000 người đi làm việc ở nước ngoài

Tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tới hơn 100 đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Bộ Nội vụ đề xuất giao UBND cấp tỉnh quyết định lương tối thiểu vùng
Có thể bạn quan tâm

4 tháng đầu năm 2025, Hà Nội giải quyết việc làm cho 88.102 người lao động

600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

Đề xuất phạt tiền lên đến 6 tỷ đồng tội trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động

4 tháng đầu năm, gần 48.000 người đi làm việc ở nước ngoài

Tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tới hơn 100 đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Bộ Nội vụ đề xuất giao UBND cấp tỉnh quyết định lương tối thiểu vùng

Chuẩn bị tốt các nội dung đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Nâng cao phúc lợi, tạo niềm tin, gắn kết người lao động với tổ chức Công đoàn

Hưởng lương ra sao nếu đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5?

Đảm bảo công tác chăm lo cho người lao động

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động là do thay đổi cách tính lương, thưởng

Hà Nội: Chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 203.000 đối tượng

Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm
