Mong mỏi “lương tăng, giá đừng tăng”
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1/7/2022 Để đời sống công nhân lao động được cải thiện phải tăng lương tối thiểu vùng |
![]() |
Chị Vũ Thị Phương đã làm công nhân tại Khu công nghiệp Thăng Long được hơn 3 năm. Ảnh: Lương Hạnh |
Giá xăng tăng, trợ cấp đi lại chưa tăng
Khi biết tin lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1.7, chị Vũ Thị Phương (SN 1993, quê Sông Lô, Vĩnh Phúc) vừa mừng, vừa lo. Theo nữ công nhân, lương tăng nhưng giá cả cũng tăng theo thì việc tăng lương cũng cũng chỉ như “muối bỏ biển”.
Hiện tại, sau 3 năm làm công nhân, mức lương cơ bản của chị Phương được khoảng 5,3 triệu đồng/tháng; phụ cấp đi lại 300.000 đồng/tháng. Chị Phương tăng ca liên tục tới 25 ngày/tháng, cộng cả các loại phụ cấp, chị nhận hơn 9 triệu đồng/tháng.
“Số tiền này tôi gửi về cho bố mẹ ở quê một nửa, có tháng gửi nhiều hơn để nhờ mẹ giữ hộ”, chị Phương tâm sự.
Gia đình nghèo, 3 trong số 4 chị em của chị Phương đều không học hết cấp 3, riêng chị Phương chỉ học hết lớp 5. Chị ở nhà làm ruộng, chăm ông nội bị tai biến. Năm 18 tuổi, chị Phương ra ngoài, tự lo cho cuộc sống.
Công việc đầu tiên của chị Phương là bán hàng cho một quán tạp hóa, lương 4 - 5 triệu đồng/tháng. Sau đó, một người em họ thông tin Khu công nghiệp Thăng Long tuyển công nhân, chị Phương từ quê đến Hà Nội xin làm công nhân. Phòng trọ của chị Phương thuê giá 600.000 đồng/tháng, ẩm thấp và chất đầy đồ đạc. Tài sản quý giá nhất là chiếc điện thoại và xe đạp mua cũ giá 240.000 đồng.
Ngày 15.6, chị Trần Thị Hảo (công nhân Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh, Hà Nội) cho biết: “Hiện, công ty nơi tôi làm việc đã trả lương cho công nhân ở mức cao hơn lương tối thiểu vùng, nên tôi chưa biết sắp tới công ty có tăng lương hay không”.
Tại công ty nơi chị Hảo làm việc, công nhân mới được trả lương cơ bản 5,3 triệu đồng/tháng. Nữ công nhân này đã có thâm niên 5-6 năm nên được nhận mức 6,5 triệu đồng/tháng. “Là công nhân ai cũng muốn được tăng lương, càng nhiều thì càng vui. Nhưng điều tôi lo lắng là dù chưa tăng lương nhưng giá nhiều mặt hàng, dịch vụ đã tăng hơn trước, ảnh hưởng đến cuộc sống của công nhân” - chị Hảo nói và than thở, mặt hàng thiết yếu là xăng đã tăng giá lên mức 32.000 đồng/lít, trong khi đó, công ty chưa tăng trợ cấp đi lại cho công nhân (vẫn là 250.000 đồng/người/tháng). Ngoài ra, giá thực phẩm cũng tăng chóng mặt.
Cần có biện pháp bình ổn giá thị trường
Tại Bắc Ninh, hiện lương tối thiểu đang áp dụng trên địa bàn các Khu công nghiệp tỉnh là vùng 2 (3.920.000 đồng/người/tháng). Tuy nhiên, ông Nguyễn Thế Quyết - Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh - cho biết, tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang trả cao hơn mức này (từ 4,5 triệu đồng/tháng đến hơn 5 triệu đồng/tháng).
Theo ông Quyết, trước khi có Nghị định 38 về tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.2022, tại các buổi tập huấn, Công đoàn các Khu công nghiệp đều trao đổi với các công đoàn cơ sở về vấn đề này; đề nghị các đơn vị phối hợp với người sử dụng lao động để tăng lương cho người lao động, đảm bảo mức tăng thấp nhất là bằng mức tăng Chính phủ quy định (6%) và nhân với hệ số lương của người lao động. “Có những đơn vị có mức lương 4,9-5 triệu đồng/tháng thì tăng lên khoảng hơn 200.000 đồng cho mỗi công nhân lao động” - ông Quyết nói. Bên cạnh đó, công đoàn cơ sở tổ chức thương lượng, đối thoại người sử dụng lao động để có thể tăng ở mức cao hơn.
Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh lưu ý, Nghị định về lương tối thiểu vùng chưa có hiệu lực, nhưng thời gian vừa qua, do giá xăng tăng nên giá các loại mặt hàng cũng như dịch vụ khác đã tăng cao. “Theo tôi, nhà nước cần có biện pháp bình ổn thị trường để khi tăng lương thì đảm bảo cuộc sống cho người lao động” - ông Quyết nói.
Ông Quyết cho biết thêm, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng từ 1.7.2022 chứ không phải thời điểm đầu năm 2022 sẽ không có vướng mắc gì vì các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đều trả lương cao hơn quy định của pháp luật rất nhiều. Doanh nghiệp nào cũng có chiến lược về lương và con người. Muốn có chiến lược về con người thì cần có chiến lược về lương để giữ chân người giỏi.
Hơn nữa, theo cán bộ công đoàn này, 2 năm qua không được tăng lương tối thiểu vùng, như vậy đã là thấp, chậm.
Theo Bảo Hân - Lương Hạnh/laodong.vn
https://laodong.vn/cong-doan/mong-moi-luong-tang-gia-dung-tang-1056844.ldo
Tin cùng chủ đề
Vì người lao độngTin khác

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước

Hơn 3.900 đoàn viên Công đoàn quận Long Biên được chăm lo dịp Tết Ất Tỵ 2025

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm phát động công nhân, viên chức, lao động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội: Khẳng định vị thế của tổ chức Công đoàn

Hàng ngàn công nhân khu công nghiệp Hà Nội vui Tết sum vầy
Có thể bạn quan tâm

Nữ Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì cán bộ, giáo viên, người lao động

Quy định mới về miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước

Hơn 3.900 đoàn viên Công đoàn quận Long Biên được chăm lo dịp Tết Ất Tỵ 2025

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm phát động công nhân, viên chức, lao động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội: Khẳng định vị thế của tổ chức Công đoàn

Hàng ngàn công nhân khu công nghiệp Hà Nội vui Tết sum vầy

Bối cảnh mới, cán bộ Công đoàn cần có tư duy và tầm nhìn đổi mới

Tổng kết hoạt động Công đoàn các trường Đại học, Cao đẳng năm học 2023 - 2024

LĐLĐ quận Đống Đa chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “An toàn lao động và chăm sóc sức khỏe cho người lao động”

Sân chơi đầy sáng tạo và hấp dẫn của đoàn viên công đoàn

Triển khai chính sách hỗ trợ của Công đoàn tới 3.000 đoàn viên tỉnh Thái Nguyên bị thiệt hại do bão lũ

Lá cờ Tổ quốc đặc biệt, lan tỏa thông điệp “Cho đi là còn mãi”
