Hà Nội: Kiểm soát chặt chẽ việc điều chỉnh quy hoạch

Đô thị 09:30 | 09/07/2022
UBND TP Hà Nội giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QH-KT) nghiên cứu, xây dựng quy trình điều chỉnh quy hoạch, báo cáo UBND TP nhằm kiểm soát chặt chẽ việc điều chỉnh quy hoạch.
Hà Nội biểu quyết thông qua danh mục 9 cơ sở phải di dời khỏi nội đô Triển khai Nghị quyết 06/NQ-TW: Bịt "lỗ hổng" trong quy hoạch đô thị

Công tác quản lý quy hoạch còn bất cập

Ngày 8/7, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 190/KH-UBND về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch trên địa bàn TP.

Theo UBND TP Hà Nội, triển khai cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, UBND TP đã tập trung chỉ đạo, quản lý nghiên cứu lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị...; các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật; các chương trình, kế hoạch, giải pháp quản lý phát triển đô thị và nông thôn theo quy hoạch được duyệt...

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Thành ủy; giám sát của HĐND TP, sự quản lý, điều hành quyết liệt của chính quyền UBND các cấp, sự tham gia tích cực của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô, công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, kiến trúc đã đạt được những kết quả cơ bản nhất định, tạo sự chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội TP. Diện mạo đô thị và nông thôn Thủ đô ngày càng khang trang, hiện đại…

Hà Nội tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch.
Hà Nội tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch.

Tuy nhiên, UBND TP cũng nhìn nhận bên cạnh kết quả đạt được, công tác quy hoạch, xây dựng quy hoạch đô thị và quản lý quy hoạch, kiến trúc trên địa bàn TP còn một số tồn tại, bất cập cần phải khắc phục như: Tiến độ triển khai các nhiệm vụ, đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc… còn chậm.

Chất lượng một số đồ án quy hoạch còn có bất cập về cập nhật hiện trạng dự án, sử dụng đất, tính đồng bộ trong quy hoạch, kiến trúc, tính khả thi… dẫn đến việc điều chỉnh quy hoạch.

Việc phát triển đô thị và nông thôn theo quy hoạch còn thiếu công cụ kiểm soát, hạn chế về chất lượng, thẩm mỹ; thiếu nguồn lực và các điều kiện thực hiện quy hoạch.

TP cũng chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại nêu trên do sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp có lúc, có nơi chưa kịp thời, sâu sát, quyết liệt. Thể chế quản lý còn hạn chế, bất cập; năng lực, nhận thức và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức ở một số nơi còn chưa cao.

Các quy định quản lý chưa đồng bộ, chồng chéo, kém hiệu quả, chậm được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung. Công tác kiểm tra, giám sát, sự phối hợp của các sở, ban, ngành TP với địa phương chưa chặt chẽ. Việc kiểm tra, xử lý sai phạm ở một số nơi chưa thường xuyên, còn có tình trạng nể nang, né tránh, chậm xử lý hoặc chưa xử lý quyết liệt, dứt điểm.

Căn cứ Chỉ thị số 14/CT-TU ngày 2/3/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đô thị và trật tự xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội, nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên, tạo chuyển biến thực sự rõ nét về công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, UBND TP ban hành kế hoạch tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch trên địa bàn TP Hà Nội.

Theo đó, đối với công tác quy hoạch, UBND TP giao Sở QH-KT chủ trì, phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng, UBND quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan rà soát, đẩy nhanh tiến độ phủ kín quy hoạch còn thiếu trên địa bàn TP; tập trung hoàn thành các quy hoạch, quy chế đã được giao từ trước và kế hoạch lập các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn TP.

Các đơn vị tập trung hoàn thành các quy hoạch quan trọng như điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch phân khu các đô thị vệ tinh, quy hoạch phân khu các khu chức năng, quy hoạch xây dựng vùng huyện... Nghiên cứu lập và điều chỉnh quy hoạch có liên quan gắn với tiêu chí đô thị tại các huyện có chủ trương phát triển thành quận.

Ngoài ra, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình, quy định, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và những nội dung khác liên quan.

Không xem xét điều chỉnh quy hoạch làm giảm diện tích công trình phục vụ dân sinh

Trong công tác quản lý quy hoạch, TP cũng giao Sở QH-KT chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành liên quan và UBND quận, huyện, thị xã thực hiện những giải pháp tăng cường công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc gắn với từng đồ án quy hoạch, giữ đúng định hướng, mục tiêu ban đầu của quy hoạch.

Đặc biệt, nghiên cứu, xây dựng quy trình điều chỉnh quy hoạch, báo cáo UBND TP nhằm kiểm soát chặt chẽ việc điều chỉnh quy hoạch.

Xem xét một cách thận trọng, khách quan, khoa học việc điều chỉnh tổng thể và điều chỉnh cục bộ quy hoạch, hạn chế thấp nhất việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch làm tăng mật độ dân cư so với quy hoạch được duyệt; không xem xét đối với việc điều chỉnh quy hoạch làm giảm diện tích đất xây dựng các công trình phúc lợi, công viên cây xanh, ao, hồ, công cộng phục vụ dân sinh.

TP yêu cầu Sở QH-KT phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, tổng hợp các trường hợp vi phạm về quy hoạch (so với quy định hiện hành và các quy hoạch cấp trên).

Nghiên cứu cơ chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch không để xảy ra các vi phạm nghiêm trọng kéo dài.

UBND TP cũng giao nhiệm vụ cụ thể đối với các sở ngành, đơn vị, UBND quận huyện trong thực hiện chương trình, đề án, rà soát việc thực hiện các quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc; hoàn thiện việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý quy hoạch kiến trúc từ thành phố đến cấp huyện; tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, quy định trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, kiến trúc trên địa bàn.

Theo Vũ Lê/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/ha-noi-kiem-soat-chat-che-viec-dieu-chinh-quy-hoach.html

Link gốc: https://kinhtedothi.vn/ha-noi-kiem-soat-chat-che-viec-dieu-chinh-quy-hoach.html

Tin khác

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

Không chỉ là một gương mặt quen thuộc trên sân khấu và màn ảnh nhỏ, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Thanh Hương còn được công chúng yêu mến bởi lối sống tích cực và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.
Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Trong tổng 11.342,1m2 đất mà thành phố Hà Nội giao cho huyện Đông Anh, có hơn 5.106m2 đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất.
Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Thông tin từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng hàn khẩu "đóng" 4 lối đi tự mở giao cắt với đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc xử lý tận gốc nguồn gây ra ô nhiễm, hồi sinh các dòng sông, đặc biệt là sông Tô Lịch là rất cấp bách. Đồng thời yêu cầu Hà Nội quyết định và thực hiện dự án bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

Có thể bạn quan tâm

Gỡ “nút thắt” trong xây mới chung cư cũ

Gỡ “nút thắt” trong xây mới chung cư cũ

(LĐ&PL) Nhiều năm nay hàng loạt chung cư cũ ở Hà Nội được lên kế hoạch cải tạo, xây mới nhưng tiến độ rất chậm chạp. Để gỡ nút thắt này, Luật Thủ đô đã ra đời tạo hành lang pháp lý cho khâu lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết, đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng chung cư cũ.
Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

Cầu Vĩnh Tuy 1 được khánh thành và đưa vào khai thác năm 2009. Qua 13 năm, cầu đã xuất hiện một số hư hỏng. Bởi vậy, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông (đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải Hà Nội) đề xuất sửa chữa, xử lý nhằm bảo đảm an toàn giao thông.
NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

Không chỉ là một gương mặt quen thuộc trên sân khấu và màn ảnh nhỏ, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Thanh Hương còn được công chúng yêu mến bởi lối sống tích cực và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.
Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Trong tổng 11.342,1m2 đất mà thành phố Hà Nội giao cho huyện Đông Anh, có hơn 5.106m2 đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất.
Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Thông tin từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng hàn khẩu "đóng" 4 lối đi tự mở giao cắt với đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc xử lý tận gốc nguồn gây ra ô nhiễm, hồi sinh các dòng sông, đặc biệt là sông Tô Lịch là rất cấp bách. Đồng thời yêu cầu Hà Nội quyết định và thực hiện dự án bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Thời điểm này, tình hình giao thông những ngày cuối năm trên địa bàn Hà Nội diễn biến khá phức tạp, ùn tắc kéo dài vào nhiều khung giờ, tại nhiều nút giao thông. Thực tế đã chỉ ra, hiện diện tích đất dành cho giao thông tại Hà Nội chỉ tăng 0,3%/năm, nhưng xe cá nhân lại tăng 4 - 5%/năm. Vì vậy, áp lực giao thông của Hà Nội sẽ ngày càng lớn nếu không hạn chế được các loại xe cá nhân.
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Chiều 22/1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội triển khai lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024 tại 58 nút giao trên toàn Thành phố.
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

Sau gần một tuần điều chỉnh giao thông, tại nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển, các nút đèn tín hiệu đã được điều chỉnh lại hệ thống đèn cho phù hợp. Tại vòng xuyến giữa nút giao, lực lượng chức năng đã điều chỉnh lại các hướng lưu thông, chia tách các dòng phương tiện… nhờ các giải pháp này, nút giao đã từng bước trở nên thông thoáng.
Hà Nội lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông

Hà Nội lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông

Giai đoạn 2024 - 2025, Công an thành phố Hà Nội chủ trì và triển khai các nội dung, nhiệm vụ về nâng cấp Trung tâm thông tin chỉ huy và lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự, xử lý vi phạm cho phòng Cảnh sát giao thông.
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, có tầm vóc quốc tế, trước hết Thành phố phải xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và thông minh, kết nối thuận lợi, hiệu quả và an toàn, đồng thời phải phát triển hợp lý những phương thức vận tải hiện đại.
“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch

“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch

Đối với công tác bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã quyết định triển khai dự án khẩn cấp; giao Sở Xây dựng chủ trì với các sở, ngành, ban quản lý dự án và các địa phương đẩy nhanh tiến độ dự án. Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu đến 2/9/2025 phải hoàn thành, trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào. Quá trình thực hiện phải đặc biệt chú ý phương án bảo vệ môi trường sinh thái, hệ sinh thái Hồ Tây bổ cập nước hồ về sông Tô Lịch.
Tư duy toàn cầu để xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh

Tư duy toàn cầu để xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh

Ngày 2/12, trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á năm 2024, các đại biểu đã tham gia tọa đàm chia sẻ với chủ đề “Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”.
Sẽ có thêm 3 tuyến đường giao thông qua huyện Quốc Oai

Sẽ có thêm 3 tuyến đường giao thông qua huyện Quốc Oai

(LĐ&PL) Theo Quyết định số 6015/QĐ-UBND ngày 19/11/2024 của thành phố Hà Nội, 3 tuyến đường giao thông tại huyện Quốc Oai sẽ được triển khai xây dựng trong thời gian tới.
Xem thêm
Phiên bản di động