Hà Nội ghi nhận thêm 41 ca mắc sốt xuất huyết
Truyền thông lưu động nâng cao kiến thức phòng chống sốt xuất huyết cho người dân Hậu quả khôn lường khi tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà |
Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội có 669 ca mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2023). Số ca mắc sốt xuất huyết chủ yếu tập trung trong tháng 1/2024.
Tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố (Ảnh: Hùng Sơn). |
Ngoài ra, trong tuần không ghi nhận ổ dịch sốt xuất huyết. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, Thành phố ghi nhận 7 ổ dịch. Hiện còn 2 ổ dịch đang hoạt động tại 3 thôn: Thọ Vực, Bãi Tháp, Đồng Vân của huyện Đan Phượng. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị tổ chức giám sát véc tơ, muỗi truyền bệnh tại các ổ dịch này.
Theo nhận định của các chuyên gia y tế, với điều kiện thời tiết như hiện nay, nắng mưa thất thường, nhất là tại miền Bắc có nhiệt độ trung bình cao, khiến cho môi trường sống của muỗi sốt xuất huyết phát triển. Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị cần tăng cường thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy để phòng, chống sốt xuất huyết.
Vừa qua, Bộ Y tế đã ký quyết định cấp phép, gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 40 loại vắc xin sinh phẩm, trong đó có các vắc xin mới được đặc biệt chờ đợi như vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết. Theo đó, việc cấp phép cho vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam là một tin rất đáng mừng cho người dân, nhằm phòng bệnh hiệu quả.
Trong khi số ca mắc sốt xuất huyết bắt đầu gia tăng thì số ca mắc tay chân miệng, ho gà trên địa bàn Thành phố lại giảm. Cụ thể, trong tuần ghi nhận 68 ca mắc tay chân miệng (giảm 61 ca so với tuần trước đó) và 2 ca mắc ho gà (giảm 13 ca so với tuần trước đó).
Dù vậy, theo quy luật hằng năm, tháng 5 là tháng cao điểm của dịch bệnh tay chân miệng nên Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo người dân không nên chủ quan, trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận số ca mắc, ổ dịch.
Do đó, Sở Y tế Thành phố yêu cầu, các quận, huyện, thị xã cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa ngành Y tế và các nhà trường để thực hiện phòng, chống dịch bệnh, kịp thời phát hiện, điều trị ca mắc, xử lý ổ dịch theo quy định, đặc biệt là các ổ dịch trong trường học.
Cùng với đó, tăng cường công tác truyền thông, thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh, biện pháp phòng, chống một số dịch bệnh mùa hè như: Tay chân miệng, ho gà, thủy đậu, sởi, rubella…; khuyến cáo người dân chủ động cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
Minh Khuê