Hậu quả khôn lường khi tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Sức khỏe 14:51 | 12/10/2023
(LĐ&PL) Sốt xuất huyết đang diễn biến rất phức tạp. Do đó, khi bị sốt cao một cách đột ngột, kèm thêm các triệu chứng đau đầu, nhức mỏi… người dân cần nghĩ tới khả năng mắc sốt xuất huyết và phải đến cơ sở y tế khám, tránh tự ý điều trị tại nhà, dẫn đến hậu quả khó lường.
Huyện Mê Linh triển khai nhiều hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết Truyền thông lưu động nâng cao kiến thức phòng chống sốt xuất huyết cho người dân Bảo đảm cung ứng đủ thuốc điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết nặng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 29/9 đến 6/10), Hà Nội có thêm 2.593 ca mắc sốt xuất huyết tại 29 quận, huyện (tăng 1,5 lần so với tuần đầu tháng 9/2023). Dẫn đầu bệnh nhân ghi nhận trong tuần qua là Phú Xuyên với 231 ca, tiếp đến là Hoàng Mai 162 ca, Đống Đa 150 ca, Hà Đông 149 ca, Thanh Oai 134 ca…

Hậu quả khôn lường khi tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Bác sĩ thăm, khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai).

Như vậy, từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội có 17.974 ca mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022; trong đó có 3 ca tử vong. Ngoài ra, tuần qua cũng ghi nhận 105 ổ dịch tại 23 quận, huyện, thị xã; trong đó, quận Hà Đông nhiều nhất với 11 ổ dịch, Đống Đa có 10 ổ dịch, Quốc Oai có 8 ổ dịch…

Tổng số ổ dịch từ đầu năm đến nay là 1.143; hiện còn 264 ổ dịch đang hoạt động tại 28 quận, huyện, thị xã; trong đó có một số ổ dịch diễn biến phức tạp kéo dài như: Xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất có 506 bệnh nhân; xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất có 365 bệnh nhân; thôn Đống, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai có 81 bệnh nhân…

Hiện tại một số bệnh viện trên địa bàn Thủ đô, bệnh nhân nhập viện do sốt xuất huyết tăng mạnh, trong đó, tỷ lệ bệnh nhân ở thể nặng, có dấu hiệu cảnh báo cũng tăng. Đơn cử, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đang điều trị tại đây chiếm 1/3 tổng số bệnh nhân. Mỗi ngày, trung tâm tiếp nhận 30 - 50 ca sốt xuất huyết đến khám; trong đó, có 15 - 20 ca nặng có dấu hiệu cảnh báo cần phải nhập viện.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai nhận định, tình hình dịch sốt xuất huyết đang diễn biến khá phức tạp. Tính đến nay, tại đây đã ghi nhận 6 trường hợp tử vong, đa số là do đến bệnh viện muộn với bệnh cảnh sốc giảm thể tích, rối loạn đông máu và suy đa phủ tạng. Ngoài ra, có một số trường hợp đặc biệt cần theo dõi chặt như: Phụ nữ có thai, người đang mắc các bệnh nền như bệnh tim, phổi, ung thư, chạy thận nhân tạo...

Cũng theo Phó Giáo sư Đỗ Duy Cường, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút mang Dengue (với 4 type huyết thanh D1, D2, D3 và D4) có trong muỗi vằn lây truyền từ người này sang người khác qua vết cắn của muỗi. Diễn biến lâm sàng của bệnh trải qua 3 giai đoạn. Cụ thể, từ ngày thứ 1 đến ngày 3 là giai đoạn sốt, ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 là giai đoạn nguy hiểm, từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 là giai đoạn hồi phục.

“Có 2 cơ chế bệnh sinh có thể dẫn đến nguy hiểm. Thứ nhất, khi vi rút tấn công vào cơ thể sẽ ức chế tủy xương gây hạ tiểu cầu, từ đó sẽ dẫn đến xuất huyết. Thứ hai, vi rút làm tổn thương thành mao mạch, gây tăng tính thấm làm thoát huyết tương ra khỏi lòng mạch gây hậu quả là cô đặc máu. Từ đó, bệnh nhân có thể sốc do giảm thể tích tuần hoàn. Hạ tiểu cầu sau một thời gian thì tiểu cầu sẽ lên, nhưng điều trị sốc giảm thể tích do cô đặc máu rất khó chữa. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong”, Phó Giáo sư Đỗ Duy Cường lý giải.

Theo nhận định của CDC Hà Nội, Thành phố đang bước vào cao điểm dịch sốt xuất huyết. Với điều kiện khí hậu và thời tiết như hiện nay, dự báo tình hình dịch tiếp tục diễn biến phức tạp trong các tuần tới. Đây cũng là điều đáng báo động khi người dân còn có tâm lý chủ quan với căn bệnh nguy hiểm này.

Để tránh những hậu quả đáng tiếc do bệnh sốt xuất huyết gây ra, các chuyên gia y tế lưu ý, khi có tình trạng sốt, đau mỏi người, người dân nên đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, xét nghiệm, tìm rõ nguyên nhân. Nếu mắc sốt xuất huyết ở thể nhẹ có thể điều trị tại nhà nhưng cũng cần có hướng dẫn của cán bộ y tế.

Cũng theo Phó Giáo sư Đỗ Duy Cường, với các trường hợp nhẹ hoặc sốt xuất huyết trong những ngày đầu có thể điều trị và theo dõi tại nhà. Người bệnh cần uống đủ nước, dùng thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol, kết hợp với việc nghỉ ngơi, xét nghiệm công thức máu hằng ngày. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý không tự ý truyền dịch và không dùng kháng sinh hay thuốc corticoid.

“Đặc biệt từ ngày thứ 4 - 5 trở đi sẽ có hiện tượng máu cô đặc nếu không bù đủ dịch. Xét nghiệm công thức máu nếu thấy chỉ số Hematocrite tăng trên 20% so với ban đầu tức là máu bị cô đặc, phải hết sức lưu ý trong vấn đề truyền dịch. Trong trường hợp truyền dịch mà không có hiệu quả thì phải dùng dung dịch cao phân tử để kéo nước vào trong lòng mạch”, Phó Giáo sư Đỗ Duy Cường thông tin.

Các trường hợp nặng có dấu hiệu cảnh báo như: Đau bụng vùng gan, tiểu ít, chảy máu cam, máu lợi, nôn hoặc đi ngoài ra máu, rong kinh, rong huyết ở nữ giới, xét nghiệm công thức máu tiểu cầu giảm nhanh hoặc hematocrit tăng nhanh.

Chính vì vậy, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai Đỗ Duy Cường cảnh báo, nhiều người chủ quan cứ nghĩ sốt vài ngày sẽ khỏi nên ở nhà, chỉ khi nào thấy xuất huyết mới đi viện. Thực tế là nhiều trường hợp sốt nhưng chưa có biểu hiện xuất huyết nhưng bị cô đặc máu dẫn đến sốc. Lúc này, việc điều trị rất khó khăn, thậm chí dễ tử vong. Do đó, khi có biểu hiện sốt, cần đến các cơ sở y tế để xét nghiệm máu, chẩn đoán xác định bệnh và theo dõi điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa, không tự ý điều trị tại nhà.

Minh Khuê
Link gốc:

Tin khác

Bé gái 17 tháng tuổi ngừng tim vì hóc kẹo lạc, được cứu sống kỳ diệu

Bé gái 17 tháng tuổi ngừng tim vì hóc kẹo lạc, được cứu sống kỳ diệu

Một bé gái 17 tháng tuổi tại Hạ Long đã may mắn được cứu sống sau khi ngừng tim do hóc kẹo lạc – một trong những tai nạn sinh hoạt nguy hiểm hàng đầu với trẻ nhỏ.
Bộ Y tế yêu cầu lắp đặt camera an ninh tại các khu vực trọng điểm của bệnh viện

Bộ Y tế yêu cầu lắp đặt camera an ninh tại các khu vực trọng điểm của bệnh viện

Bộ Y tế vừa có công văn gửi giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Triển khai Tháng cao điểm phòng, chống thuốc giả

Triển khai Tháng cao điểm phòng, chống thuốc giả

Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, Thành phố triển khai Tháng cao điểm phòng, chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên địa bàn từ ngày 8/5 đến 8/6/2025.
Lưu ý 12 trường hợp không được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả khi đi khám chữa bệnh

Lưu ý 12 trường hợp không được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả khi đi khám chữa bệnh

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật BHYT năm 2024) có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đã bổ sung một số chi phí được BHYT thanh toán, tuy nhiên, Luật cũng quy định không chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT cho 12 trường hợp.
Hà Nội yêu cầu đưa quy định cấm hút thuốc vào quy chế nội bộ

Hà Nội yêu cầu đưa quy định cấm hút thuốc vào quy chế nội bộ

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 1873/UBND-KGVX về hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5); Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (từ ngày 25 đến 31/5/2025) và tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố.

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9/5 đến ngày 16/5), toàn Thành phố ghi nhận 181 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện; số mắc giảm 8 ca so với tuần trước.
Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Theo nhận định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tình hình dịch sốt xuất huyết có thể gia tăng trong thời gian tới do bước vào “mùa dịch”. Bởi vậy, ngoài sự vào cuộc một cách quyết liệt của ngành Y tế Thủ đô, của các cơ quan chức năng, thì người dân cũng cần nâng cao ý thức, thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Bé gái 17 tháng tuổi ngừng tim vì hóc kẹo lạc, được cứu sống kỳ diệu

Bé gái 17 tháng tuổi ngừng tim vì hóc kẹo lạc, được cứu sống kỳ diệu

Một bé gái 17 tháng tuổi tại Hạ Long đã may mắn được cứu sống sau khi ngừng tim do hóc kẹo lạc – một trong những tai nạn sinh hoạt nguy hiểm hàng đầu với trẻ nhỏ.
Bộ Y tế yêu cầu lắp đặt camera an ninh tại các khu vực trọng điểm của bệnh viện

Bộ Y tế yêu cầu lắp đặt camera an ninh tại các khu vực trọng điểm của bệnh viện

Bộ Y tế vừa có công văn gửi giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Triển khai Tháng cao điểm phòng, chống thuốc giả

Triển khai Tháng cao điểm phòng, chống thuốc giả

Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, Thành phố triển khai Tháng cao điểm phòng, chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên địa bàn từ ngày 8/5 đến 8/6/2025.
Lưu ý 12 trường hợp không được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả khi đi khám chữa bệnh

Lưu ý 12 trường hợp không được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả khi đi khám chữa bệnh

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật BHYT năm 2024) có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đã bổ sung một số chi phí được BHYT thanh toán, tuy nhiên, Luật cũng quy định không chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT cho 12 trường hợp.
Hà Nội yêu cầu đưa quy định cấm hút thuốc vào quy chế nội bộ

Hà Nội yêu cầu đưa quy định cấm hút thuốc vào quy chế nội bộ

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 1873/UBND-KGVX về hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5); Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (từ ngày 25 đến 31/5/2025) và tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố.
Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Cùng với chính sách miễn học phí đang chuẩn bị được thực hiện, chủ trương khám sức khỏe định kỳ cho nhân dân ít nhất mỗi năm một lần và tiến tới miễn viện phí cho toàn dân vào giai đoạn từ 2030 - 2035 sẽ là bước tiến lớn hướng tới công bằng, mang ý nghĩa tích cực lâu dài cho xã hội và được nhiều người dân mong đợi.
Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Sau vụ phát hiện 21 loại thuốc giả, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu rà soát lại quy trình mua thuốc, cung ứng thuốc, tình hình cung ứng thuốc trong thời gian qua tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Đảm bảo giữ ấm cho người bệnh và người nhà trong những ngày Tết giá rét

Đảm bảo giữ ấm cho người bệnh và người nhà trong những ngày Tết giá rét

(LĐ&PL) "Trong những ngày Tết nhiệt độ giảm sâu, trời chuyển rét đậm, các đơn vị phải tăng cường các biện pháp đảm bảo giữ ấm cho người bệnh và người nhà người bệnh đang lưu trú tại bệnh viện” - đó là chỉ đạo của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai về công tác đảm bảo giữ ấm cho người bệnh trong những ngày giá rét.
Đã có người tử vong trong vụ hơn 300 người ngộ độc ở Vũng Tàu

Đã có người tử vong trong vụ hơn 300 người ngộ độc ở Vũng Tàu

Chiều 29/11, Bệnh viện Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) xác nhận một bệnh nhân tử vong trong vụ việc hơn 300 người nghi bị ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì và xôi.
Ngành Y tế Hà Nội duy trì thực hiện tốt các mô hình y tế học đường

Ngành Y tế Hà Nội duy trì thực hiện tốt các mô hình y tế học đường

Thời gian qua, Sở Y tế Hà Nội đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thực hiện tốt các hoạt động, chương trình sức khỏe học đường trên địa bàn. Trong đó, ngành Y tế Hà Nội luôn duy trì thực hiện tốt các mô hình y tế học đường như Mô hình can thiệp phòng, chống thừa cân béo phì cho học sinh 3 trường tiểu học tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025; duy trì mô hình Nâng cao năng lực tự quản lý bếp ăn tập thể trường học…
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

"Hạnh phúc của bác sĩ là cứu chữa thành công cho người bệnh, và niềm hạnh phúc ấy sẽ nhân lên nhiều lần khi bác sĩ tìm tòi sáng tạo được những phương pháp, kỹ thuật y khoa tiến bộ để giúp người bệnh giảm thiểu đớn đau, rút ngắn thời gian điều trị, giảm th
“Bắt pen”, trào lưu cần bị lên án

“Bắt pen”, trào lưu cần bị lên án

(LĐ&PL) Mới đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã đưa ra cảnh báo về trò chơi nguy hiểm chết người của giới trẻ, đó là “bắt pen”.
Xem thêm
Phiên bản di động