Dịch COVID-19 sẽ diễn biến thế nào trong năm 2023?
Quy định rõ trách nhiệm trong chậm thanh toán chế độ, chi phí phòng, chống dịch Covid-19 Phòng chống sốt xuất huyết như chống dịch Covid-19 |
Liên quan đến thông tin đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng COVID-19 sẽ thành một bệnh như cúm mùa trong năm 2023, Bộ Y tế cho biết đến nay thế giới đã ghi nhận trên 682 triệu ca mắc, hơn 6,8 triệu ca tử vong.
Thống kê từ từ 13-2 đến 12-3 thế giới ghi nhận gần 4,1 triệu ca mắc mới và 28.000 ca tử vong. Số ca mắc mới tại khu vực Tây Thái Bình Dương giảm mạnh nhất (68%) so với 28 ngày trước đó.
![]() |
Điều trị bệnh nhân COVID-19 tại cơ sở y tế. Ảnh: VOV |
Trước đó, vào cuối tháng 1 vừa qua, WHO vẫn tuyên bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế. Mới đây, ngày 17-3, WHO cho rằng cần tiếp tục đánh giá xem virus SARS-CoV-2 có tiếp tục biến đổi hay không; tiếp tục triển khai tiêm vắc-xin tới từng người dân, nhất là ở các nước kém phát triển.
Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, kể từ đầu dịch đến nay, cả nước đã ghi nhận trên 11,5 triệu ca mắc, hơn 10,6 triệu người khỏi bệnh (92,1%) và hơn 43.100 ca tử vong (0,37%). Từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 1.900 ca mắc, dịch có xu hướng giảm. Đáng chú ý, tỉ lệ tử vong giảm mạnh. Gần 3 tháng nay, nước ta không có ca tử vong.
Bộ Y tế cho biết thời điểm này, dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác cơ bản vẫn đang được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, nước ta vẫn ghi nhận rải rác các trường hợp mắc mới COVID-19, thế giới tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn, có khả năng lây lan nhanh hơn, có khả năng làm giảm hiệu quả vắc-xin hoặc miễn dịch, khiến số mắc, số ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát.
Bộ Y tế đã xây dựng "Phương án bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế" sẵn sàng triển khai, thực hiện khi xảy ra.
"Tới đây, Bộ Y tế sẽ tiếp tục thực hiện thực hiện quy định "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", phòng chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro; bảo đảm hài hòa, chặt chẽ, hiệu quả giữa các biện pháp phòng, chống dịch với các biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội" - Bộ Y tế thông tin.
![]() |
Bộ Y tế cho biết tiếp tục thực hiện giám sát dịch bệnh tại cửa khẩu |
Hiện, Bộ Y tế vẫn tập trung theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trong nước, quốc tế; tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại cửa khẩu, cộng đồng, tại các cơ sở khám, chữa bệnh; tăng cường lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ để xét nghiệm, giải trình tự gen nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt khi các biến thể mới của virus cũng như các biến thể phụ có khả năng gây bệnh nặng, né tránh miễn dịch hay giảm hiệu quả thuốc chữa bệnh.
Thúc đẩy việc tiêm vắc-xin phòng bệnh COVID-19, đặc biệt đối với các trường hợp nguy cơ cao, trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi, nhất là ở các tỉnh, thành phố lớn, khu vực trọng điểm du lịch, có lượng khách quốc tế cao.
"Bộ Y tế luôn phối hợp chặt chẽ với WHO, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ, các tổ chức quốc tế, cùng các chuyên gia, các nhà khoa học theo dõi chặt chẽ và thường xuyên đánh giá tình hình dịch COVID-19. Trong trường hợp tình hình dịch diễn biến ổn định, có thể dự báo và kiểm soát được, các biện pháp phòng chống dịch sẽ được kịp thời điều chỉnh nhằm chủ động đáp ứng với dịch COVID-19 và bảo đảm sức khỏe người dân…" - đại diện Bộ Y tế khẳng định.
Theo D.Thu/nld.com.vn
https://nld.com.vn/suc-khoe/dich-covid-19-se-dien-bien-the-nao-trong-nam-2023-20230325170945618.htm
Tin khác

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

“Bắt pen”, trào lưu cần bị lên án

Phát hiện chất histamine trong cá thu liên quan vụ hơn 150 công nhân ngộ độc ở Phú Thọ

Bệnh viện đầu tiên của Hà Nội lấy, ghép tạng thành công từ người chết não

Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!
Có thể bạn quan tâm

Đã có người tử vong trong vụ hơn 300 người ngộ độc ở Vũng Tàu

Ngành Y tế Hà Nội duy trì thực hiện tốt các mô hình y tế học đường

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

“Bắt pen”, trào lưu cần bị lên án

Phát hiện chất histamine trong cá thu liên quan vụ hơn 150 công nhân ngộ độc ở Phú Thọ

Bệnh viện đầu tiên của Hà Nội lấy, ghép tạng thành công từ người chết não

Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ liên quan giấc ngủ
Lần đầu tiên Việt Nam ghép khí quản thành công từ người cho chết não

Nhiều kỳ vọng vào liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững

Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Những người giữ an toàn bãi biển

Hà Nội ghi nhận thêm 41 ca mắc sốt xuất huyết
