Phòng chống sốt xuất huyết như chống dịch Covid-19

Sức khỏe 18:12 | 07/11/2022
(LĐ&PL) Dịch sốt xuất huyết trên cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng đang có diễn biến phức tạp, số ca mắc đang tăng nhanh, theo dự báo đỉnh dịch có thể rơi vào trung tuần tháng 11. Để biết thêm về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội.
Đảm bảo nguồn máu cấp cứu điều trị giữa dịch sốt xuất huyết 6 biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Phóng viên: Thưa bà, hiện diễn biến tình hình dịch sốt xuất xuất huyết trên địa bàn thành phố Hà Nội như thế nào?

Bà Trần Thị Nhị Hà: Cộng dồn năm 2022, đến nay số ca mắc sốt xuất huyết ghi nhận khoảng gần 10.000 ca mắc, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Bệnh nhân phân bổ tại 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố, số bệnh nhân ở các quận nội thành ít hơn so với các huyện ngoại thành.

Phòng chống sốt xuất huyết như chống dịch Covid-19
Bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội.

Dự báo, trong thời gian tới, dịch sốt xuất huyết sẽ vẫn có những diễn biến phức tạp, số ca mắc vẫn ghi nhận ở mức cao. Ngành Y tế Hà Nội đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết một cách quyết liệt ngay từ sớm, từ xa, từ đó có những chỉ đạo kịp thời. Hiện, dịch sốt xuất huyết vẫn trong tầm kiểm soát, với sự vào cuộc tích cực, chủ động của các cấp, chính quyền địa phương và người dân.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết năm 2022 đã vượt qua ngưỡng cảnh báo dịch, tình hình dịch đang diễn biến phức tạp. Dự báo số ca mắc tiếp tục ghi nhận ở mức cao, nguy cơ ghi nhận nhiều bệnh nhân nặng, do đó cần tiếp tục bám sát tình hình dịch, sẵn sàng nhân lực, cơ số vật tư, hóa chất phục vụ cho công tác phòng, chống sốt xuất huyết.

Phóng viên: Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng số ca mắc sốt xuất huyết của Hà Nội năm nay lại tăng nhiều hơn so với những năm trước đây thưa bà?

Tiến sĩ Trần Thị Nhị Hà: Với đặc điểm của thời tiết hiện nay thuận lợi cho sự phát triển của muỗi truyền bệnh, bên cạnh đó, vào đầu tháng 10 số lượng học sinh, sinh viên các tỉnh, thành phố về Hà Nội nhập học đông, tiềm ẩn nguy cơ mắc sốt xuất huyết rất cao. Đặc biệt, chu kỳ của dịch sốt xuất huyết sẽ bùng phát thành dịch sau 5 năm một lần. Trước đó, dịch sốt xuất huyết lớn nhất gần đây là vào năm 2017, vì vậy, theo chu kỳ năm 2022 sốt xuất huyết có thể lại bùng phát thành dịch.

Tại một số quận, huyện vẫn còn ổ dịch sốt xuất huyết được phát hiện muộn, ổ dịch kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm nên số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tăng lên. Bên cạnh đó, do người dân vẫn còn tình trạng lơ là, chủ quan, khi có những triệu chứng nghi ngờ, sốt chưa đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thường bệnh nhân đến các cơ sở y tế muộn hoặc tự điều trị tại nhà nên diễn biến bệnh bị nặng và có thể dẫn đến tử vong.

Phóng viên: Xin bà cho biết, ngành Y tế Hà Nội đã có những chuẩn bị gì trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết?

Bà Trần Thị Nhị Hà: Với tình hình dịch sốt xuất huyết có diễn biến phức tạp, Hà Nội đã chủ động các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt. Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị trong ngành thực hiện tốt công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân biết về sốt xuất huyết, các dấu hiệu cảnh báo nặng cần tái khám ngay và thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, phun, diệt muỗi, phòng muỗi đốt. Hà Nội đã tổ chức tập huấn cho các bệnh viện công lập và ngoài công lập về phác đồ điều trị, cập nhật những kiến thức về sốt xuất huyết.

Đối với các bệnh viện, ngành Y tế đã thực hiện phân luồng, phân tuyến để phù hợp với mức độ bệnh nhân nặng, nhẹ và chuyển tuyến an toàn; Sở Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện đảm bảo đủ hóa chất, vật tư tiêu hao, thuốc,… trong thu dung, điều trị người bệnh theo đúng quy định. Đặc biệt, trong hoạt động điều trị sốt xuất huyết tại cơ sở y tế cần đảm bảo đầy đủ dung dịch cao phân tử, dịch truyền, máu và các loại thuốc khác để điều trị kịp thời cho bệnh nhân.

Phòng chống sốt xuất huyết như chống dịch Covid-19
Nhân viên y tế Bệnh viện đa khoa Đức Giang điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

Để chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh, cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, sự đồng thuận và chung tay của người dân; tiếp tục phát huy sức mạnh hoạt động của đội giám sát, tổ xung kích diệt bọ gậy một cách hiệu quả và thực chất, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết thành công.

Thành phố Hà Nội cũng đã phát động chiến dịch phòng, chống sốt xuất huyết và tổng vệ sinh môi trường trên toàn địa bàn Thành phố và các quận, huyện đã hưởng ứng triển khai chiến dịch này góp phần hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại địa phương.

Phóng viên: Thưa bà, ngành Y tế Hà Nội đã triển khai những giải pháp như thế nào để phòng, chống dịch sốt xuất huyết hiệu quả?

Bà Trần Thị Nhị Hà: Với dịch bệnh sốt xuất huyết thì giải pháp quan trọng nhất là công tác tổng vệ sinh môi trường, tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ổ dịch và bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, để có những phương án xử lý kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát, lây lan ra cộng đồng.

Sở Y tế cũng đề nghị các địa phương vào cuộc phòng, chống dịch sốt xuất huyết tương tự như dịch Covid-19. Với các trường học, cần có kế hoạch, giải pháp cụ thể, truyền thông mạnh mẽ để giáo viên, học sinh, phụ huynh cùng vào cuộc phòng, chống dịch trong trường học.

Đồng thời, cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú tới từng hộ gia đình, các trường học, tuyên truyền để người dân không nên chủ quan, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh, khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc sốt xuất huyết thì cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Phóng viên: Bà có khuyến cáo gì đối với người dân trong việc thực hiện phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết?

Bà Trần Thị Nhị Hà: Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh sốt xuất huyết, để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát, lan rộng, kéo dài, mỗi người dân và cộng đồng cần thực hiện những hành động đơn giản nhưng rất thiết thực và quan trọng để phòng chống dịch, cụ thể như sau: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa, bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp, vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

Người dân nên ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; đồng thời, tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, người dân nên lưu ý, khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

Minh Khuê - Duy Tuân
Link gốc:

Tin khác

Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước, bệnh nhân phân bố rải rác ở 26 quận, huyện.
Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ghi nhận một trường hợp mắc cúm A (H9N2) đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh nhân đang được cách ly để điều trị, hiện vẫn chưa rõ nguồn lây bệnh.
Chủ động phòng, chống bệnh não mô cầu cho trẻ

Chủ động phòng, chống bệnh não mô cầu cho trẻ

Theo các chuyên gia y tế, vắc xin thế hệ mới phòng bệnh não mô cầu tiêm ngay từ 2 tháng tuổi đến 55 tuổi, phòng bệnh sớm hơn, hiệu quả bảo vệ cao hơn.
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm, có nguy cơ gây nên hạn hán, thiếu nước sạch cho sinh hoạt và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, người lao động.
6 cách giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh

6 cách giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống cân đối và giàu dinh dưỡng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho cuộc sống của chúng. Việc xây dựng những thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ hình thành mối quan hệ tích cực với thức ăn và theo suốt quá trình trưởng thành. Thực tế, việc hình thành thói quen ăn uống không chỉ mang lại niềm vui mà còn rất có lợi cho sức khỏe, lợi ích này không chỉ dành riêng cho con bạn, mà còn cho cả gia đình. Hãy bắt đầu ngay hôm nay với 6 cách sau đây.

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ ngay trong dịp hè, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.
5 thức uống giải độc gan tự nhiên tại nhà

5 thức uống giải độc gan tự nhiên tại nhà

(LĐ&PL) Khi sức khỏe của gan bị suy giảm, xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi hay khó chịu ở vùng bụng thì bạn nên sử dụng 5 loại đồ uống đơn giản tại nhà, giúp giải độc cho gan một cách tự nhiên và an toàn.
Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước, bệnh nhân phân bố rải rác ở 26 quận, huyện.
Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ghi nhận một trường hợp mắc cúm A (H9N2) đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh nhân đang được cách ly để điều trị, hiện vẫn chưa rõ nguồn lây bệnh.
Chủ động phòng, chống bệnh não mô cầu cho trẻ

Chủ động phòng, chống bệnh não mô cầu cho trẻ

Theo các chuyên gia y tế, vắc xin thế hệ mới phòng bệnh não mô cầu tiêm ngay từ 2 tháng tuổi đến 55 tuổi, phòng bệnh sớm hơn, hiệu quả bảo vệ cao hơn.
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm, có nguy cơ gây nên hạn hán, thiếu nước sạch cho sinh hoạt và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, người lao động.
6 cách giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh

6 cách giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống cân đối và giàu dinh dưỡng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho cuộc sống của chúng. Việc xây dựng những thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ hình thành mối quan hệ tích cực với thức ăn và theo suốt quá trình trưởng thành. Thực tế, việc hình thành thói quen ăn uống không chỉ mang lại niềm vui mà còn rất có lợi cho sức khỏe, lợi ích này không chỉ dành riêng cho con bạn, mà còn cho cả gia đình. Hãy bắt đầu ngay hôm nay với 6 cách sau đây.
Bé gái 9 tuổi hồi sinh cuộc đời nhờ ghép thận

Bé gái 9 tuổi hồi sinh cuộc đời nhờ ghép thận

Bé A.N (9 tuổi), chỉ nặng chừng 22kg, thấp còi so với bạn bè cùng trang lứa bởi căn bệnh suy thận. Trải qua hơn một năm trời với nhiều thách thức tìm nguồn thận phù hợp, bé gái ở Thành phố Hồ Chí Minh này đã được hồi sinh sau ca ghép thận, tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Gia tăng các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Gia tăng các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Nhiều dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người đã lưu hành và có tác động lớn đến sức khỏe người dân như: Bệnh dại, cúm A (H5N1), bệnh liên cầu lợn ở người, bệnh than, bệnh Leptospira (bệnh xoắn khuẩn vàng da).
Nguy hiểm khi vừa sạc pin vừa sử dụng thiết bị điện tử

Nguy hiểm khi vừa sạc pin vừa sử dụng thiết bị điện tử

(LĐ&PL) Vừa cắm sạc pin điện thoại, laptop (máy tính xách tay) vừa sử dụng là thói quen của rất nhiều người, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, có thể dẫn đến cháy nổ, thậm chí gây tử vong.
Những hiểu lầm phổ biến về việc ăn trứng và những người không nên ăn trứng

Những hiểu lầm phổ biến về việc ăn trứng và những người không nên ăn trứng

(LĐ&PL) Trứng là một loại thực phẩm quen thuộc và giàu dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ những hiểu lầm và những điều kiêng kỵ khi ăn trứng để có thể hấp thụ một cách lành mạnh hơn.
18 loại thực phẩm "calo âm" càng ăn càng giảm cân!

18 loại thực phẩm "calo âm" càng ăn càng giảm cân!

(LĐ&PL) Khi muốn giảm cân nhưng vẫn muốn thưởng thức những món ngon, đôi khi chúng ta cảm thấy điều đó như một nhiệm vụ tưởng chừng không thể. Liệu có loại thực phẩm nào vừa làm hài lòng người yêu ẩm thực vừa giúp giảm cân không? Câu trả lời là có!
5 lưu ý và 5 điều cấm kỵ khi quý ông cạo râu

5 lưu ý và 5 điều cấm kỵ khi quý ông cạo râu

(LĐ&PL) Nắm bắt 5 mẹo vàng và tránh xa 5 điều cấm kỵ để cạo râu hoàn hảo, giúp quý ông tự tin với diện mạo sạch sẽ, không tổn thương da.
Chương Mỹ quyết tâm thực hiện kế hoạch chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030

Chương Mỹ quyết tâm thực hiện kế hoạch chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030

(LĐ&PL) Trên địa bàn huyện Chương Mỹ hiện đang có 208 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Tổng số bệnh nhân đang được điều trị ARV là 168 người.
Bệnh nhân đột quỵ não cần làm gì để hạn chế tái phát?

Bệnh nhân đột quỵ não cần làm gì để hạn chế tái phát?

(LĐ&PL) Cứ 100 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ não, sẽ có 25 trường hợp bị tái phát.
Xem thêm
Phiên bản di động