Đề xuất tăng thời hạn hợp đồng, tăng lương cơ bản cho lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Lợi, quyền lao động 14:39 | 22/07/2023
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21 quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, Bộ đề xuất sửa đổi nhiều nội dung liên quan đến chi phí, tiền lương của người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài.
Gần 129 nghìn lao động đã đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2022 Hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong và sau đại dịch Quảng Nam phấn đấu đưa 5.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

Cụ thể, với thị trường Châu Âu, theo quy định hiện hành, thời hạn hợp đồng lao động tối thiểu là 1 năm, lương cơ bản từ 500 USD/tháng trở lên. Trường hợp nước tiếp nhận quy định mức lương tối thiểu cao hơn 500 USD/tháng thì áp dụng theo quy định của nước tiếp nhận. Tiền làm thêm giờ cũng theo quy định của nước tiếp nhận.

Tại dự thảo, Bộ LĐTBXH đề xuất sửa hợp đồng lao động dài hạn từ 1 năm trở lên, lương cơ bản từ 600 USD/tháng trở lên; trường hợp nước tiếp nhận quy định mức lương tối thiểu cao hơn 600 USD/tháng thì áp dụng theo quy định của nước tiếp nhận. Đối với hợp đồng lao động ngắn hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm: Lương cơ bản từ 800 USD/tháng trở lên; trường hợp nước tiếp nhận quy định mức lương tối thiểu cao hơn 800 USD/tháng thì áp dụng theo quy định của nước tiếp nhận.

Bộ lý giải, việc đề xuất tăng tiền lương cơ bản từ 500 USD/tháng lên 600 USD/tháng để bù đắp chi phí người lao động chi trả một lượt vé máy bay. Hiện tại phần lớn mức lương cơ bản của các nước Châu Âu bằng hoặc cao hơn 600 USD/tháng, trừ Bulgari 398,8 EURO/tháng và Liên bang Nga 213,53 USD/tháng. Việc tăng tiền lương cơ bản cũng là để bù đắp chi phí người lao động chi trả một lượt vé máy bay.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất bổ sung quy định người sử dụng lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và các thiết bị nhà bếp. Người lao động (có hợp đồng lao động dài hạn từ 1 năm trở lên) chịu chi phí chỗ ở và các thiết bị nhà bếp trong trường hợp mức lương cơ bản của họ từ 900 USD/tháng trở lên.

Đề xuất tăng thời hạn hợp đồng, tăng lương cơ bản cho lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Ảnh minh họa

Người lao động (có hợp đồng lao động ngắn hạn từ 6 tháng đến dưới năm) chịu chi phí chỗ ở và các thiết bị nhà bếp trong trường hợp mức lương cơ bản từ 1.200 USD/tháng trở lên.

Theo quy định của các nước nước sở tại, tiền lương chủ sử dụng lao động trả cho người lao động đã bao gồm chi phí sinh hoạt hàng ngày. Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay (từ Việt Nam đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng). Thực tế hầu hết các chủ sử dụng Châu Âu chỉ chi trả 1 lượt vé cho người lao động.

Đối với thị trường Châu Đại Dương, dự thảo cũng đề xuất thời hạn hợp đồng từ 6 tháng trở lên. Bởi theo nghiên cứu thì hiện nay và trong thời gian tới chỉ có thị trường Úc và New Zealand có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài. Pháp luật hai nước này đều có quy định tiếp nhận lao động ngắn hạn và dài hạn từ 3 tháng đến 4 năm. Về tiền lương, dự thảo bổ sung lương cơ bản của người lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của nước tiếp nhận.

Hiện nay, tiền lương tối thiểu của Úc năm 2023 là 21,38 Đô la Úc/giờ hoặc 812,6 Đô la Úc/tuần; nếu người lao động làm việc 8 giờ/ngày, 5 ngày/tuần cho 22 ngày công thì mức lương theo tháng ở Úc là 3.762,9 Đô la Úc/tháng.

Tiền lương tối thiểu của New Zealand năm 2023 là 22,7 Đô la New/giờ hoặc 2.261,942 Đô la New/tháng. Mức lương tối thiểu nêu trên rất cao nên không cần quy định mức lương cơ bản của người lao động đi làm việc ở thị trường này.

Mức lương của người lao động đảm bảo chi trả tiền ở, tiền ăn và chi phí đi lại hàng ngày. Người sử dụng lao động chi trả tối thiểu 50% lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc. Hiện nay, Việt Nam và phía Úc đang trao đổi về Kế hoạch thực hiện MOU, trong đó có nội dung này.

Đối với thị trường Châu Mỹ, thời hạn hợp đồng cũng được đề xuất là từ 6 tháng trở lên. Về tiền lương, dự thảo đề xuất đối với hợp đồng lao động dài hạn từ 1 năm trở lên: Lương cơ bản từ 500 USD/tháng trở lên; trường hợp nước tiếp nhận quy định mức lương tối thiểu cao hơn 500 USD/tháng thì áp dụng theo quy định của nước tiếp nhận.

Đối với hợp đồng lao động ngắn hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm: Lương cơ bản từ 800 USD/tháng trở lên; trường hợp nước tiếp nhận quy định mức lương tối thiểu cao hơn 800 USD/tháng thì áp dụng theo quy định của nước tiếp nhận.

Với loại hình công việc ngắn hạn, chủ sử dụng thường trả mức lương cao hơn thì mới tuyển được lao động. Mức lương này đảm bảo người lao động có tích lũy sau khi trừ các khoản chi phí xuất cảnh.

Theo quy định của hầu hết các nước nước sở tại, tiền lương chủ sử dụng lao động trả cho người lao động đã bao gồm chi phí sinh hoạt hàng ngày. Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay (từ Việt Nam đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng).

Với thị trường Đài Loan (Trung Quốc), dự thảo đề xuất sửa tiền lương cơ bản không thấp hơn 20.000 Đài tệ/tháng. Trường hợp thị trường điều chỉnh tăng tiền lương thì áp dụng theo mức tiền lương mới. Trước đó, tháng 5/2022, phía Đài Loan đã tăng mức lương cơ bản từ 17.000 Đài tệ/tháng lên mức 20.000 Đài tệ/tháng.

Đối với thị trường Trung Quốc và Ma Cao (Trung Quốc), người sử dụng lao động chi trả chi phí mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn lao động.

Đối với các nước khu vực Đông Nam Á, người lao động được tham gia các chế độ bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận.

P.Diệp
Link gốc:

Tin khác

Đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục đoàn viên, người lao động

Đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục đoàn viên, người lao động

(LĐ&PL) Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân vừa sơ kết công tác Công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động 9 tháng đầu năm 2023. Bên cạnh thực hiện tốt công tác đại diện, chăm lo, công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cũng đạt nhiều kết quả quan trọng.
Từ 15/10/2023: Dừng việc in thẻ BHYT giấy cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp

Từ 15/10/2023: Dừng việc in thẻ BHYT giấy cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp

(LĐ&PL) Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội cho biết: Kể từ ngày 15/10/2023, đơn vị này dừng việc in thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy chuyển đến Trung tâm Dịch vụ việc làm để trả cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
“Mái ấm công đoàn” hiện thực hoá ước mơ an cư cho người lao động

“Mái ấm công đoàn” hiện thực hoá ước mơ an cư cho người lao động

(LĐ&PL) Xác định công tác chăm lo cho đoàn viên công đoàn khó khăn về nhà ở có ý nghĩa quan trọng, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã tập trung chỉ đạo các Công đoàn cơ sở trong ngành tích cực triển khai chương trình “Mái ấm công đoàn” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động. Thông qua chương trình, nhiều “Mái ấm công đoàn” được xây dựng, góp phần hiện thực hóa giấc mơ an cư lạc nghiệp, thắp sáng niềm tin cho nhiều gia đình đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) có hoàn cảnh khó khăn.
161/193 doanh nghiệp, đơn vị tổ chức đối thoại với người lao động

161/193 doanh nghiệp, đơn vị tổ chức đối thoại với người lao động

(LĐ&PL) Đến nay, đã có 161/193 (đạt 83,4% chỉ tiêu năm) doanh nghiệp, đơn vị ngoài khu vực Nhà nước đã chủ động phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức đối thoại giữa Công đoàn - người sử dụng lao động - công nhân lao động.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội làm tốt công tác kiểm tra, thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội làm tốt công tác kiểm tra, thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam

(LĐ&PL) Công tác kiểm tra của Công đoàn là nhiệm vụ của ban chấp hành công đoàn mỗi cấp nhằm đảm bảo việc thực hiện Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của tổ chức Công đoàn. Nhằm thực hiện tốt các quy định này, Ban chấp hành Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã đề ra chương trình, kế hoạch công tác kiểm tra cụ thể của mình và chỉ đạo công đoàn cấp dưới xây dựng chương trình kế hoạch công tác kiểm tra toàn khoá, hàng năm.

Có thể bạn quan tâm

Giúp người lao động yên tâm công tác và tiếp tục cống hiến

Giúp người lao động yên tâm công tác và tiếp tục cống hiến

(LĐ&PL) Nhiều cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thắc mắc một số vấn đề liên quan đến những trường hợp được xét nâng lương trước thời hạn,...
TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội

Sáng nay (19/10), tại Hội trường Quận ủy Cầu Giấy, Báo Lao động Thủ đô và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Cầu Giấy phối hợp tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến.
Đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục đoàn viên, người lao động

Đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục đoàn viên, người lao động

(LĐ&PL) Bên cạnh thực hiện tốt công tác đại diện, chăm lo, công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cũng được LĐLĐ quận Thanh Xuân chú trọng và đạt nhiều kết quả quan trọng.
Từ 15/10/2023: Dừng việc in thẻ BHYT giấy cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp

Từ 15/10/2023: Dừng việc in thẻ BHYT giấy cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp

(LĐ&PL) Kể từ 15/10/2023, BHXH thành phố Hà Nội dừng việc in thẻ BHYT giấy chuyển đến Trung tâm Dịch vụ việc làm để trả cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
“Mái ấm công đoàn” hiện thực hoá ước mơ an cư cho người lao động

“Mái ấm công đoàn” hiện thực hoá ước mơ an cư cho người lao động

(LĐ&PL) Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập trung chỉ đạo các đơn vị tích cực triển khai chương trình “Mái ấm công đoàn”.
161/193 doanh nghiệp, đơn vị tổ chức đối thoại với người lao động

161/193 doanh nghiệp, đơn vị tổ chức đối thoại với người lao động

(LĐ&PL) Đến nay, đã có 161/193 (đạt 83,4% chỉ tiêu năm) doanh nghiệp, đơn vị ngoài khu vực Nhà nước đã chủ động phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức đối thoại giữa Công đoàn - người sử dụng lao động - công nhân lao động.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội làm tốt công tác kiểm tra, thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội làm tốt công tác kiểm tra, thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam

(LĐ&PL) Công tác kiểm tra của Công đoàn là nhiệm vụ của ban chấp hành công đoàn mỗi cấp nhằm đảm bảo việc thực hiện Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của tổ chức Công đoàn.
Cảnh giác với tình trạng lừa đảo xuất khẩu lao động qua mạng

Cảnh giác với tình trạng lừa đảo xuất khẩu lao động qua mạng

(LĐ&PL) Người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không tin vào các thông tin mời chào, hứa hẹn về việc làm trên một số trang mạng.
Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

(LĐ&PL) Người lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được doanh nghiệp cử tham gia các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 3 tháng, thì được hỗ trợ chi phí đào tạo.
Đề xuất chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô

Đề xuất chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô

(LĐ&PL) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị Thủ đô với tổng mức chi không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản.
Đề xuất nghỉ 7 ngày dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Đề xuất nghỉ 7 ngày dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

(LĐ&PL) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có văn bản xin ý kiến các bộ, ngành về phương án nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Huyện Thường Tín trang bị kiến thức cho gần 1.000 lao động không theo hợp đồng lao động

Huyện Thường Tín trang bị kiến thức cho gần 1.000 lao động không theo hợp đồng lao động

(LĐ&PL) Những năm qua, các cấp, ngành trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã quan tâm, thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện, xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động không theo hợp đồng lao động.
Thận trọng trước những thông tin giả mạo về đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

Thận trọng trước những thông tin giả mạo về đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

(LĐ&PL) Cơ quan quản lý lao động khuyến cáo người lao động nên tỉnh táo, tránh bị các đối tượng cò mồi lừa đảo, dụ dỗ, lôi kéo để mất tiền oan.
Công đoàn Công ty Tân Phát ETEK coi trọng công tác kiểm tra các chế độ, chính sách với người lao động

Công đoàn Công ty Tân Phát ETEK coi trọng công tác kiểm tra các chế độ, chính sách với người lao động

(LĐ&PL) Công đoàn Công ty Cổ phần công nghệ thiết bị Tân Phát luôn coi trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với NLĐ.
Xử phạt hành chính 3 doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Xử phạt hành chính 3 doanh nghiệp xuất khẩu lao động

(LĐ&PL) Việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm lành mạnh hóa thị trường xuất khẩu lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động