Đề ra nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông năm 2023
Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2023, Bộ Giao thông Vận tải ban hành kế hoạch hành động "Năm An toàn giao thông 2023" với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”.
Theo đó, mục tiêu hướng đến là tiếp tục giảm từ 5-10% số vụ, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông so với năm 2022. Khắc phục ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm, tại các đô thị lớn.
![]() |
Lực lượng chức năng phân luồng, đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Ảnh: Đinh Luyện |
Đáng chú ý, Bộ Giao thông Vận tải đã đề ra nhiều nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, nhóm cần chú trọng đầu tiên là xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật và các quy định liên quan đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trọng tâm là xây dựng Luật Giao thông đường bộ sửa đổi và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Tiếp tục sửa đổi, bổ sung các văn bản dưới luật nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn; Siết chặt quy định về quản lý hoạt động của các cơ sở đăng kiểm phương tiện, thiết bị nói chung, nhất là phương tiện cơ giới đường bộ;
Lồng ghép mục tiêu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vào các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng đô thị, nông thôn và các quy hoạch chuyên ngành về giao thông vận tải…
Cùng với đó, trong năm 2023, các nhiệm vụ trọng tâm khác như: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng và đảm bảo khả năng kết nối, sử dụng chung các cơ sở dữ liệu về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Khẩn trương nâng cấp phần mềm quản lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình và camera trên xe kinh doanh vận tải, đảm bảo kết nối, chia sẻ giữa Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông Vận tải 63 tỉnh, thành phố cũng như với lực lượng Cảnh sát giao thông nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đối với kinh doanh vận tải… cũng sẽ được chú trọng triển khai và thực hiện đồng bộ.
Tin khác

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường
Có thể bạn quan tâm

Thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Sẽ hoàn thiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trước ngày 25/5

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Sáp nhập cấp xã: Hiệu trưởng, hiệu phó trường học có bị cắt giảm?

Việt Nam giành 3 Huy chương Vàng tại Olympic Vật lý Châu Á 2025: Thành tích bứt phá ấn tượng

Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục
