Cuối năm, những ngành nghề nào có nguy cơ rơi vào "cơn khát" lao động?

Lợi, quyền lao động 11:52 | 14/09/2022
Dự báo, từ nay đến cuối năm, ngoài nhóm ngành sản xuất, thì nhóm thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghệ thông tin… cũng sẽ có nhu cầu tuyển dụng rất lớn.
Có được điều chuyển người lao động làm các công việc khác so với hợp đồng lao động? Trường hợp nào lao động nước ngoài không được cấp giấy phép lao động?

Tại khu vực Hà Nội, thống kê của Sở LĐ-TB-XH Hà Nội cho thấy, từ đầu năm đến nay, thành phố đã giải quyết việc làm cho 153.523 lao động, đạt 96% kế hoạch năm, tăng 38.728 lao động được tạo việc làm, tương đương tăng 33,7% so với 8 tháng năm 2021. Dự kiến, trong thời gian tới, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp sẽ tập trung chủ yếu ở khối nhân viên văn phòng, nhân viên kinh doanh – bán hàng, công nhân sản xuất, công nhân lắp ráp linh kiện điện tử… Bên cạnh đó, với việc mở cửa trở lại hoạt động du lịch, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong nhóm ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ du lịch, lữ hành sẽ tăng từ 15 – 20% so với giai đoạn trước.

cuoi nam, nhung nganh nghe nao co nguy co roi vao con khat lao dong hinh anh 1
Ảnh minh họa.

Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội – đơn vị trực tiếp thực hiện kết nối giữa người lao động và doanh nghiệp cho biết, thông qua việc tiếp nhận các đơn hàng từ phía doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng hiện nay rất đa dạng ở nhiều lĩnh vực, vị trí việc làm. Dự báo, từ nay đến cuối năm, ngoài nhóm ngành sản xuất, thì nhóm thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghệ thông tin… cũng sẽ có nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Ngoài ra, một số nhóm ngành khác cũng được dự báo là có nhu cầu tuyển dụng tăng cao thời gian tới như chăm sóc sức khỏe, giao hàng, công nghiệp chế biến.

"Riêng với nhóm ngành công nghệ thông tin, các doanh nghiệp tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng do nhu cầu mở rộng và phát triển kinh doanh. Công nghệ thông tin cũng là ngành không bị ảnh hưởng nhiều bởi Covid-19 nên vẫn là ngành sôi động, tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, thực tế nhóm ngành này đòi hỏi về số lượng không quá nhiều nhưng lại có rất nhiều đơn vị tuyển dụng, bởi cần có những vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số", ông Vũ Quang Thành cho biết thêm.

Còn theo ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, các nhóm ngành như điện tử, may mặc đang tiếp nhận số đơn hàng lớn, nên có nhu cầu tuyển dụng cao, đây cũng là nhóm thiếu hụt lượng lớn lao động trong thời điểm này.

Tại TP.HCM, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho biết, với sự bùng phát của dịch COVID-19, thị trường lao động đã bị ảnh hưởng nặng nề, tình trạng giảm việc làm, mất việc làm, dẫn đến giảm thu nhập, mất thu nhập tăng đáng kể, người lao động ở các tỉnh tạm thời quay về quê. Từ quý 1/2022, người lao động bắt đầu quay trở lại Thành phố tìm kiếm làm việc góp phần bổ sung nguồn lực lao động thiếu hụt cho hoạt động sản xuất kinh doanh. So với quý 4/2021- thời điểm Thành phố nới lỏng giãn cách xã hội, các hoạt động dần quay trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới, số lao động tham gia hoạt động kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng 518.260 người, trong đó lao động trong khu vực có quan hệ lao động tăng 119.640 người. Đây là tín hiệu tích cực đối với thị trường lao động trên địa bàn Thành phố. Với việc phục hồi hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp cũng gia tăng, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.

Qua khảo sát trong 6 tháng đầu năm 2022, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp là 147.925 chỗ làm việc, tập trung nhiều ở khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 22,76%, khu vực thương mại - dịch vụ cũng có xu hướng tăng tuyển dụng lao động, chiếm 77,18%, còn lại là khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Ông Dương Anh Đức cho biết, nhu cầu nhân lực của toàn thành phố trong những tháng cuối năm cần khoảng 135.000 chỗ làm việc, trong đó nhu cầu nhân lực trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao khoảng 20.000 - 25.000 chỗ làm việc. Nhu cầu nhân lực tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 65,41% tổng nhu cầu nhân lực, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 33,63% và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 0,96%. Nhu cầu tuyển dụng lao động tập trung để đáp ứng các đơn hàng hoặc mở rộng quy mô sản xuất, do đó xuất hiện tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ ở một số thời điểm tại các xí nghiệp, nhà máy có sử dụng nhiều lao động.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, thời gian qua địa phương vẫn gặp những khó khăn trong tuyển dụng lao động xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: “Các tỉnh hiện nay đều có các khu công nghiệp, do đó người lao động có nhiều lựa chọn trong tìm kiếm việc làm cũng như tiền lương, thu nhập không có sự chênh lệch nhiều giữa làm việc tại quê nhà với thành phố. Đây là tình hình chung của các tỉnh Đông Nam Bộ, trong đó có TP.HCM khi các doanh nghiệp hoạt động các lĩnh vực may mặc, da giày, điện - điện tử, chế biến thực phẩm,... đồng loạt quay lại hoạt động và khôi phục sản xuất với năng suất, quy mô như trước khi chưa thực hiện giãn cách xã hội.

Về chính sách thu hút lao động mới tại các doanh nghiệp chưa hấp dẫn người lao động, tiền lương khởi điểm bắt đầu vào làm việc thấp - bình quân từ 6 triệu đồng trở lên nếu người lao động không làm thêm giờ. Trong thời gian qua, số lượng lao động được tuyển vào để bù đắp cho số lao động nghỉ việc trong năm nên nguồn lao động phục vụ cho mở rộng quy mô sản xuất còn thiếu. Một nguyên nhân khác do người lao động có nhu cầu được học tập nâng cao nghề nghiệp, nhu cầu nghỉ ngơi, tuy nhiên khi làm việc trong một số lĩnh vực may mặc, da giày, điện - điện tử, chế biến thực phẩm,... bắt buộc người lao động phải làm việc theo ca kíp, đội nhóm cũng là hạn chế khi thu hút người lao động vào làm việc”.

Theo đánh giá của Bộ LĐ-TB-XH, một số địa phương, khu vực, ngành nghề vẫn đang xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, thiếu hụt nguồn cung cục bộ, riêng trong quý I năm 2022 có xảy ra sự thiếu hụt lao động cục bộ, chủ yếu thiếu hụt lao động phổ thông ở ngành dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến gỗ và một số ngành bị tác động mạnh, phải dừng hoạt động dài như du lịch, giáo dục..

Sự mất cân đối cung cầu xảy ra cục bộ tại một số địa phương lẫn ngành nghề, chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế. Nhu cầu tuyển dụng năm nay của các doanh nghiệp là gần 1,3 triệu lao động, tăng 18% so với năm 2021. Trong khi đó, nguồn cung lao động đang dần tăng trở lại, riêng quý II năm 2022, số lao động có việc làm là 50,54 triệu người, tăng 701,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Về chất lượng, cung lao động chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế, đặc biệt đối với lao động có trình độ chuyên môn cao./.

Theo Nguyễn Trang/vov.vn

https://vov.vn/xa-hoi/cuoi-nam-nhung-nganh-nghe-nao-co-nguy-co-roi-vao-con-khat-lao-dong-post955494.vov

Link gốc: https://vov.vn/xa-hoi/cuoi-nam-nhung-nganh-nghe-nao-co-nguy-co-roi-vao-con-khat-lao-dong-post955494.vov

Tin khác

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

(LĐ&PL) Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động, bởi hiện do chưa có quy định về đăng ký lao động nên quản lý lao động còn hạn chế, nhất là đối với nhóm lao động không có quan hệ lao động.
Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn.
Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

(LĐ&PL) Góp ý về các nội dung để chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) gửi Ủy ban Xã hội của Quốc hội mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) thống nhất với nội dung cần bổ sung cơ chế đặc thù để bảo vệ người lao động trong trường hợp doanh nghiệp không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội.
Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

(LĐ&PL) Theo quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP), có nhiều trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động (miễn giấy phép lao động).

Có thể bạn quan tâm

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Sáng nay (23/4), tại Hội trường Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy lợi Hà Nội (đường 23B, thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.
Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

(LĐ&PL) Ngành Lao động đang quản lý hơn 5 triệu đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội, đến nay, đã có gần 1,1 triệu người được chi trả chế độ qua tài khoản.
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

(LĐ&PL) Dự kiến tại lần sửa đổi Luật Việc làm tới, sẽ bổ sung 1 Chương về đăng ký lao động.
Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn.
Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

(LĐ&PL) Việc bổ sung điều quy định cơ chế đặc thù, để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là cần thiết.
Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

(LĐ&PL) Tính đến cuối năm 2023, có gần 136.800 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong đó có hơn 10.000 lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 người.
Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Thực tế, rất nhiều người lao động thất nghiệp chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp để giải quyết khó khăn trước mắt chứ không mặn mà việc học nghề, tính kế lâu dài.
Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

(LĐ&PL) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, với đề xuất điều chỉnh tăng 6% so với mức hiện hành, áp dụng từ ngày 1/7/2024.
Quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động

Quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai nhiều hình thức để giới thiệu, quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động và tạo điều kiện để người lao động được mua hàng Việt Nam chất lượng với giá ưu đãi.
Điều kiện để người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Điều kiện để người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

(LĐ&PL) Khi làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần tìm hiểu kỹ các điều kiện để xác định mình có thuộc đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp hay không.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động

(LĐ&PL) Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, dự kiến vào tháng 5/2024, LĐLĐ Thành phố và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố sẽ phối hợp tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố với đoàn viên, người lao động Thủ đô.
Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động năm 2024 được tính thế nào?

Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động năm 2024 được tính thế nào?

(LĐ&PL) Công thức tính tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định như sau: Mức tiền đóng bảo hiểm = 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Xem thêm
Phiên bản di động