Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội làm tốt công tác kiểm tra, thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam

Lợi, quyền lao động 13:32 | 10/10/2023
(LĐ&PL) Công tác kiểm tra của Công đoàn là nhiệm vụ của ban chấp hành công đoàn mỗi cấp nhằm đảm bảo việc thực hiện Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của tổ chức Công đoàn. Nhằm thực hiện tốt các quy định này, Ban chấp hành Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã đề ra chương trình, kế hoạch công tác kiểm tra cụ thể của mình và chỉ đạo công đoàn cấp dưới xây dựng chương trình kế hoạch công tác kiểm tra toàn khoá, hàng năm.
Đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội chia sẻ với đồng nghiệp bị tai nạn giao thông Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn công tác tài chính Công đoàn Công ty TNHH MTV Chiếu sáng và Thiết bị đô thị tổ chức thành công Đại hội Công đoàn lần thứ IX

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có tổng số 90 Công đoàn cơ sở (CĐCS) hoạt động trên khắp địa bàn Hà Nội với tổng số 16.871 CNVCLĐ, số đoàn viên công đoàn là 16.076. Công đoàn ngành có 7 CĐCS cơ quan hành chính sự nghiệp, 9 CĐCS doanh nghiệp và 74 CĐCS khu vực ngoài nhà nước. Từ cơ cấu này, ngoài Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, toàn ngành có 42 UBKT CĐCS.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, nhiệm kỳ 2018 - 2023 đã đề ra, UBKT Công đoàn ngành có 4 đồng chí là ủy viên, trong đó có 1 đồng chí Chủ nhiệm là Phó Chủ tịch, 3 ủy viên là cán bộ bán chuyên trách công tác tại cơ sở. Hầu hết cán bộ UBKT đều có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ công đoàn, kế toán tài chính, kinh tế, pháp luật... qua đó đáp ứng cơ bản yêu cầu nhiệm vụ của UBKT.

Nhiệm kỳ qua, UBKT Công đoàn các cấp ngành Xây dựng Hà Nội đã tổ chức được 2.271 cuộc kiểm tra chấp hành Điều lệ, trong đó có 388 cuộc cùng cấp và 1.883 cuộc cấp dưới.

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội làm tốt công tác kiểm tra, thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam
Nhiệm kỳ qua, UBKT Công đoàn các cấp ngành Xây dựng Hà Nội đã tổ chức được 2.271 cuộc kiểm tra chấp hành Điều lệ, trong đó có 388 cuộc cùng cấp và 1.883 cuộc cấp dưới.

Qua kiểm tra cho thấy, Ban chấp hành, Ban thường vụ Công đoàn các cấp cơ bản đã chấp hành tốt các quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, các Nghị quyết, chỉ thị của Công đoàn cấp trên và nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động; chế độ họp Ban thường vụ, Ban chấp hành Công đoàn được duy trì theo quy định. Sau đại hội, các đơn vị đã ban hành quy chế làm việc của ban chấp hành, UBKT; phân công nhiệm vụ cho các ủy viên ban chấp hành và UBKT; chương trình công tác toàn khóa của ban chấp hành, UBKT. Phối hợp với chuyên môn rà soát, xây dựng, ban hành: quy chế phối hợp công tác giữa Ban chấp hành Công đoàn và đơn vị, doanh nghiệp; quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc.

Hàng năm, các CĐCS trực thuộc đã xây dựng và thực hiện chương trình công tác, nội dung trọng tâm theo chỉ đạo định hướng của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội; báo cáo sơ kết, tổng kết phong trào công nhân viên chức và hoạt động công đoàn. Đã triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Công đoàn cấp trên tới các CĐCS trực thuộc, triển khai Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Công đoàn Thành phố lần thứ XVI, Nghị quyết Đại hội Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lần thứ XIII. Chỉ đạo CĐCS thương lượng, ký kết, giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể và tổ chức hội nghị cán bộ viên chức, hội nghị người lao động; phối hợp với chuyên môn tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định.

UBKT các cấp đã chủ động nắm tình hình thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động tại các đơn vị; tình hình nợ lương, nợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các đơn vị, báo cáo ban chấp hành, thường vụ tham gia giải quyết, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Về tồn tại, một số đơn vị, nội dung ghi biên bản họp ban chấp hành chưa ghi đầy đủ ý kiến của ủy viên, họ tên người vắng mặt; chế độ thông tin báo cáo chưa kịp thời; chế độ sinh hoạt ban chấp hành, UBKT Công đoàn chưa đều; thỏa ước lao động tập thể hết hạn nhưng chưa được ký lại; công tác kiểm tra, giám sát chưa được quan tâm đúng mức; hiệu quả một số cuộc kiểm tra chưa cao; chưa kịp thời kiện toàn ủy viên UBKT khuyết; hoạt động công đoàn khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Công tác thu, chi, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính, tài sản Công đoàn được thực hiện theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Nhiều CĐCS khối doanh nghiệp đã nộp kinh phí Công đoàn qua tài khoản tập trung của Công đoàn Việt Nam, các CĐCS đã sử dụng phần mềm kế toán, bố trí cán bộ có nghiệp vụ tài chính làm kế toán công đoàn, thực hện; có biên bản xác nhận công nợ với chuyên môn; lập báo cáo dự toán, quyết toán tài chính đúng quy định; tập trung nguồn kinh phí chi cho các hoạt động phong trào.

Tuy vậy, nhiệm kỳ qua cũng ghi nhận một số đơn vị, tình hình thu kinh phí công đoàn gặp rất nhiều khó khăn, do doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, sản xuất kinh doanh; một số đơn vị nộp báo cáo dự toán, quyết toán tài chính về Công đoàn cấp trên còn chậm; hồ sơ, mẫu biểu kèm theo báo cáo dự toán, quyết toán chưa đầy đủ theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ chưa kịp thời bổ sung, điều chỉnh theo quy định mới.

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội làm tốt công tác kiểm tra, thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam
Đoàn Công tác UBKT Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội làm việc với Công đoàn Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội.

Nhiệm kỳ qua, UBKT Công đoàn ngành đã tiếp nhận 4 đơn khiến nại và 1 đơn tố cáo, nội dung các đơn này tập trung trong lĩnh vực giải quyết các chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi của người lao động, mức bồi dưỡng độc hại chưa kịp thời và các quyền lợi khác. UBKT Công đoàn ngành đã thực hiện 5 buổi họp tiếp CNVCLĐ, trong đó, CNVCLĐ có kiến nghị việc thực hiện về chế độ chính sách, chế độ của người sử dụng lao động nhưng không có chứng cứ rõ ràng và sau khi tiếp xúc trao đổi đã không có ý kiến thắc mắc, không có khiếu nại, tố cáo.

Để làm tốt nghiệp vụ kiểm tra, đáp ứng yêu cầu mới, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra. Nội dung tập trung vào các lĩnh vực: hoạt động của UBKT Công đoàn; công tác tổ chức, cán bộ, nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT; kiểm tra chấp hành Điều lệ; kiểm tra tài chính công đoàn; Công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Theo ông Phùng Văn Chung, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, Chủ nhiệm UBKT Công đoàn ngành, thời gian qua, đơn vị đã thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo, thể thức văn bản của UBKT, đoàn kiểm tra theo quy định. Với tinh thần phục vụ cơ sở, UBKT đã lập nhóm Zalo phục vụ công tác: trao đổi nghiệp vụ; cung cấp tài liệu, biểu mẫu các loại cho các UBKT trực thuộc, giúp kịp thời, thuận lợi hơn trong công việc. UBKT CĐCS, cơ bản chấp hành tốt chế độ thông tin báo cáo, thể thức văn bản theo quy định. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng số ít đơn vị chậm nộp báo cáo về cấp trên, còn phải đôn đốc; thể thức văn bản, kết luận kiểm tra cần tiếp tục hoàn chỉnh theo quy định.

Công tác kiểm tra, giám sát của các CĐCS đã có nhiều cố gắng, bám sát Nghị quyết đại hội công đoàn cùng cấp, Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động UBKT Công đoàn, chương trình định hướng hàng năm của UBKT cấp trên để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ hàng năm, góp phần quan trọng vào việc nâng cao ý thức chấp hành Điều lệ; tích cực phát hiện và ngăn chặn kịp thời các biểu hiện vi phạm Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của Công đoàn.

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội làm tốt công tác kiểm tra, thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đặt mục triển khai tốt công tác kiểm tra, thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng yếu cầu của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, UBKT Công đoàn ngành sẽ tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát ở Công đoàn các cấp. Phát huy vai trò, trách nhiệm của UBKT Công đoàn, phát hiện, ngăn ngừa các sai phạm trong việc thực hiện Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của Công đoàn; công tác quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế công đoàn; góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương; phòng chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn; củng cố vững chắc uy tín của tổ chức và cán bộ công đoàn.

Trong đó, phấn đấu trong nhiệm kỳ mới tổ chức kiểm tra ít nhất 30% CĐCS về tài chính và chấp hành Điều lệ Công đoàn. CĐCS tổ chức kiểm tra ít nhất 30% công đoàn bộ phận về tài chính và chấp hành Điều lệ Công đoàn. Giải quyết 100% đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Công đoàn; 80% đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước và tổ chức khác có liên quan đến quyền lợi của đoàn viên và người lao động, Công đoàn có văn bản tham gia thể hiện rõ quan điểm giải quyết;

UBKT Công đoàn ngành Xây dựng cũng đưa ra 10 nhiệm vụ và giải pháp cần triển khai sớm, trong đó yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của ban chấp hành, sự chỉ đạo của ban thường vụ công đoàn các cấp đối với tổ chức và hoạt động UBKT Công đoàn. Các CĐCS động xây dựng chương trình kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật cán bộ và giải quyết khiếu nại, tố cáo cả nhiệm kỳ và cụ thể hóa hàng năm. Ban chấp hành Công đoàn ngành đặt mục tiêu củng cố, kiện toàn tổ chức, nhân sự UBKT Công đoàn các cấp, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ UBKT Công đoàn đảm bảo về năng lực, bản lĩnh và trung thực.

Tuấn Dũng
Link gốc:

Tin khác

Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

Ngày 23/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Yên Bái cho biết, đơn vị đã phối hợp với các ban, ngành liên quan nắm bắt tình hình, kịp thời hỗ trợ cho thân nhân gia đình người bị nạn trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 7 công nhân tử vong.
TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Sáng nay (23/4), tại Hội trường Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy lợi Hà Nội (đường 23B, thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.
Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

(LĐ&PL) Thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) sẽ tiếp tục tham mưu với Chính phủ trong hoàn thiện chính sách và tiếp tục hướng dẫn các địa phương triển khai chi trả trợ cấp không dùng tiền mặt đến các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội.
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

(LĐ&PL) Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động, bởi hiện do chưa có quy định về đăng ký lao động nên quản lý lao động còn hạn chế, nhất là đối với nhóm lao động không có quan hệ lao động.
Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Ths Nguyễn Thị Hồng Thúy góp ý, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, ít nhất là ở 3 chế độ: Thu nhập, nhà ở, vị trí việc làm phù hợp.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

Ngày 23/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Yên Bái cho biết, đơn vị đã phối hợp với các ban, ngành liên quan nắm bắt tình hình, kịp thời hỗ trợ cho thân nhân gia đình người bị nạn trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 7 công nhân tử vong.
TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Sáng nay (23/4), tại Hội trường Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy lợi Hà Nội (đường 23B, thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.
Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

(LĐ&PL) Ngành Lao động đang quản lý hơn 5 triệu đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội, đến nay, đã có gần 1,1 triệu người được chi trả chế độ qua tài khoản.
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

(LĐ&PL) Dự kiến tại lần sửa đổi Luật Việc làm tới, sẽ bổ sung 1 Chương về đăng ký lao động.
Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn.
Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

(LĐ&PL) Việc bổ sung điều quy định cơ chế đặc thù, để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là cần thiết.
Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

(LĐ&PL) Tính đến cuối năm 2023, có gần 136.800 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong đó có hơn 10.000 lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 người.
Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Thực tế, rất nhiều người lao động thất nghiệp chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp để giải quyết khó khăn trước mắt chứ không mặn mà việc học nghề, tính kế lâu dài.
Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

(LĐ&PL) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, với đề xuất điều chỉnh tăng 6% so với mức hiện hành, áp dụng từ ngày 1/7/2024.
Quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động

Quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai nhiều hình thức để giới thiệu, quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động và tạo điều kiện để người lao động được mua hàng Việt Nam chất lượng với giá ưu đãi.
Xem thêm
Phiên bản di động