Công an quận Ba Đình khuyến cáo đảm bảo an toàn PCCC trong sử dụng điện

Đô thị 10:43 | 14/10/2022
Để giảm thiểu tối đa nguy cơ phát sinh cháy từ điện, Công an quận Ba Đình (TP.Hà Nội) hướng dẫn, khuyến cáo một số biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong sử dụng điện và máy phát điện.
Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy để phát triển kinh tế xã hội Quận Bắc Từ Liêm thí điểm mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy và chữa cháy” Nhiều khu dân cư chưa đáp ứng yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy

Công tác PCCC đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân. Trong 8 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn quận Ba Đình đã xảy ra 14 vụ cháy, 33 sự cố cháy (không có thiệt hại về người và thiệt hại về tài sản không đáng kể). Nguyên nhân chủ yếu phát sinh do sự cố điện, hệ thống điện và các thiết bị điện cũ, không được bảo dưỡng, sửa chữa dẫn đến chập, cháy lan vào nhà dân.

Để giảm thiểu tối đa nguy cơ phát sinh cháy từ điện, Công an quận Ba Đình hướng dẫn, khuyến cáo một số biện pháp an toàn PCCC trong sử dụng điện và máy phát điện. Cụ thể:

Đối với sử dụng điện tại hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh: Hệ thống điện được lắp đặt bảo đảm đủ công suất tiêu thụ của các thiết bị, được nối đất an toàn theo quy định; có thiết bị bảo vệ, đóng - cắt chung cho hệ thống, cho từng tầng, từng nhánh và thiết bị tiêu thụ điện có công suất tiêu thụ lớn. Khi lắp đặt thêm các thiết bị tiêu thụ điện phải tính toán lại công suất của hệ thống điện để tránh quá tải, không câu mắc dây dẫn điện cấp cho thiết bị. Vị trí lắp đặt, bố trí thiết bị điện phải bảo đảm yêu cầu về an toàn PCCC.

Dây dẫn điện đặt trong nhà phải bảo đảm yêu cầu về an toàn PCCC. Theo đó, đối với các công trình có sẵn, trên trần treo phải đặt trong ống gen, máng cáp. Đối với công trình xây mới, phải đặt trong ống gen và đi ngầm trong tường, sàn, trần nhà. Dây dẫn đi qua khu vực ẩm ướt phải có giải pháp chống chạm, chập. Tại vị trí tiếp giáp với thiết bị vật dụng dễ cháy, nổ phải ngăn cách bằng vật liệu không cháy.

Quận Ba Đình (Hà Nội): Đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy trong sử dụng điện
Ủy ban nhân dân phường Đội Cấn (quận Ba Đình, Hà Nội) tổ chức Hội thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2022. (Ảnh: K.T)

Cùng đó không được câu móc điện tùy tiện, luồn dây điện qua mái nhà, mái tôn, không sử dụng giấy bạc hoặc dây kim loại thay thế cầu chì bị đứt, aptomat bị hỏng. Các mối nối phải chắc, gọn, so le, quấn băng cách điện hoặc nối bằng cầu đấu trong hộp nối cố định. Đảm bảo khoảng cách an toàn của các vật dụng, thiết bị làm bằng vật liệu dễ cháy trong nhà đến các thiết bị, dụng cụ sử dụng điện, đường dây dẫn điện (tối thiểu là 0,5m).

Công an quận Ba Đình cũng lưu ý tuyệt đối không sử dụng nhiều thiết bị tiêu thụ điện trong cùng một ổ cắm, không cắm trực tiếp đầu dây điện vào ổ cắm; không sạc điện thoại, máy vi tính, xe đạp điện... qua đêm hoặc cắm sạc khi không có người ở nhà. Trước khi ra khỏi nhà hoặc khi đi ngủ phải kiểm tra, tắt nguồn điện tới các thiết bị tiêu thụ điện không sử dụng.

Tại khu vực có bảo quản, kinh doanh, sản xuất, sử dụng vật tư, hàng hóa, hóa chất dễ cháy phải sử dụng thiết bị điện là loại an toàn cháy, nổ. Thiết bị tiêu thụ điện lắp đặt trong kho phải được khống chế chung bằng thiết bị đóng - cắt tự động được đặt bên ngoài kho. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, sửa chữa, thay thế để khắc phục ngay hoặc ngắt nguồn điện đến đường điện hoặc thiết bị hư hỏng, không an toàn.

Đối với sử dụng điện tại cơ sở sản xuất, kinh doanh: Khi thiết kế thi công, lắp đặt hệ thống thiết bị điện phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Thiết bị điện được sử dụng trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ phải là loại thiết bị an toàn về cháy, nổ. Hệ thống, thiết bị điện lắp đặt trong nhà, công trình phải được kiểm tra, nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng.

Hệ thống, thiết bị điện, dây dẫn lắp đặt trong khu vực có nguy cơ hình thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ phải bảo đảm an toàn PCCC, phòng nổ theo quy định. Tách riêng biệt hệ thống điện phục vụ kinh doanh, sản xuất, hệ thống điện cho chiếu sáng bảo vệ, hệ thống điện phục vụ thoát nạn và chữa cháy. Phải ngắt tất cả các thiết bị sử dụng điện ra khỏi nguồn điện (tắt công tắc, cầu dao, aptomat, rút phích cắm ra khỏi ổ cắm điện) khi không sử dụng.

Công an quận Ba Đình lưu ý lắp đặt thiết bị bảo vệ (aptomat) cho từng tầng, từng nhánh, từng thiết bị điện tiêu thụ công suất lớn và toàn bộ hệ thống điện chung. Không tự ý câu móc điện tùy tiện để tránh hiện tượng quá tải gây chập cháy. Đảm bảo khoảng cách an toàn trong sắp xếp vật tư, hàng hóa, dây chuyền công nghệ, đặc biệt là loại dễ cháy phải bảo đảm khoảng cách an toàn đến các thiết bị điện, đường dây dẫn điện (khoảng cách tối thiểu là 0,5m).

Ngoài ra cần định kỳ bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC, máy móc thiết bị; thường xuyên vệ sinh công nghiệp giảm nồng độ nguy hiểm cháy, nổ của bụi gây ra. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, sửa chữa, thay thế để khắc phục ngay hoặc ngắt nguồn điện đến đường điện hoặc thiết bị hư hỏng, không an toàn.

Đối với sử dụng máy phát điện: Máy phát điện được đặt tại khu vực thông thoáng bên ngoài nhà, bảo đảm khoảng cách an toàn PCCC theo quy định. Trường hợp đặt tại gian phòng trong nhà cần đáp ứng các yêu cầu: Khu vực đặt máy phát điện ở tầng hầm 1, tầng nửa hầm, tầng 1 hoặc tầng mái (tum) của nhà. Gian phòng đặt máy phát điện phải được ngăn cháy lan với các công năng khác của nhà; có kết cấu ngăn dầu tràn. Vị trí đặt máy phát điện trên bề mặt phẳng, khô; bảo đảm thông gió, dẫn khí thải từ động cơ máy phát điện ra khu vực thông thoáng bên ngoài nhà.

Đặc biệt, không được đặt máy phát điện chung với các công năng kín trong nhà (tầng hầm, gara để xe, phòng ngủ, khu vực sinh hoạt công cộng trong nhà; khu vực tồn chứa, bố trí, sử dụng vật liệu dễ cháy, nguồn lửa, nguồn nhiệt...). Phải lắp đặt ổ cắm và công tắc (cầu dao) chuyển nguồn từ hệ thống điện tới máy phát điện, không cắm trực tiếp vào ổ cắm trên tường của hệ thống điện có thể gây hiện tượng xông điện. Trường hợp lưu trữ thêm nhiên liệu để sử dụng máy phát điện, chỉ được lưu trữ với số lượng ít nhất, phải để nơi thoáng mát, bên ngoài nhà và cách xa máy phát điện, các vật liệu dễ cháy, nguồn lửa, nguồn nhiệt...

Việc sử dụng máy phát điện phải thực hiện đúng quy trình, hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi đổ nhiên liệu vào bình chứa phải bảo đảm không có nguồn lửa, nguồn nhiệt, hạn chế để nhiên liệu chảy tràn ra ngoài; phải tắt máy phát điện và để nguội trước khi bổ sung nhiên liệu vào máy phát. Khi khởi động máy, cần để máy chạy không tải khoảng 3 phút, sau đó mới kết nối vào hệ thống điện, tăng tải dần, không đột ngột (đóng điện vài phút mới bật các thiết bị tiêu thụ điện). Không được vận hành máy phát điện trong môi trường, điều kiện ẩm ướt, khu vực có nguy cơ hình thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ. Sử dụng thiết bị tiêu thụ điện phù hợp với công suất của máy phát; hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện không cần thiết có thể dẫn đến quá tải, gây cháy máy phát điện. Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa máy phát điện theo đúng quy trình, quy định.

Sử dụng điện hàn, cắt: Khi sử dụng điện hàn, cắt phải cách tối thiểu 10m với các chất cháy, phải có biện pháp che chắn không để xỉ hàn bắn ra khu vực xung quanh, chuẩn bị bình chữa cháy tại nơi hàn cắt và có người kiểm tra, theo dõi trong suốt quá trình thực hiện công việc hàn, cắt.

Khi phát hiện có cháy, nổ, tai nạn liên quan đến sử dụng điện: Phải bình tĩnh, nhanh chóng cắt điện khu vực cháy; báo động cho mọi người biết; sử dụng bình chữa cháy, xô, chậu, chăn chiên thấm ướt để chữa cháy, cứu người và thoát nạn.

Trường hợp thấy chóng mặt, đau đầu, buồn nôn trong khu vực có máy phát điện đang hoạt động, cần tắt máy phát điện, mở cửa để lưu thông không khí trong nhà. Khi có người bị ngất, hôn mê cần đưa ra ngoài khu vực thông thoáng, báo động cho mọi người biết để thực hiện sơ cấp cứu. Báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ (qua số máy 114 hoặc ứng dụng báo cháy 114) hoặc chính quyền, công an địa phương nơi gần nhất.

T.P
Link gốc:

Tin khác

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

Không chỉ là một gương mặt quen thuộc trên sân khấu và màn ảnh nhỏ, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Thanh Hương còn được công chúng yêu mến bởi lối sống tích cực và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.
Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Trong tổng 11.342,1m2 đất mà thành phố Hà Nội giao cho huyện Đông Anh, có hơn 5.106m2 đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất.
Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Thông tin từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng hàn khẩu "đóng" 4 lối đi tự mở giao cắt với đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc xử lý tận gốc nguồn gây ra ô nhiễm, hồi sinh các dòng sông, đặc biệt là sông Tô Lịch là rất cấp bách. Đồng thời yêu cầu Hà Nội quyết định và thực hiện dự án bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

Có thể bạn quan tâm

Gỡ “nút thắt” trong xây mới chung cư cũ

Gỡ “nút thắt” trong xây mới chung cư cũ

(LĐ&PL) Nhiều năm nay hàng loạt chung cư cũ ở Hà Nội được lên kế hoạch cải tạo, xây mới nhưng tiến độ rất chậm chạp. Để gỡ nút thắt này, Luật Thủ đô đã ra đời tạo hành lang pháp lý cho khâu lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết, đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng chung cư cũ.
Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

Cầu Vĩnh Tuy 1 được khánh thành và đưa vào khai thác năm 2009. Qua 13 năm, cầu đã xuất hiện một số hư hỏng. Bởi vậy, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông (đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải Hà Nội) đề xuất sửa chữa, xử lý nhằm bảo đảm an toàn giao thông.
NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

Không chỉ là một gương mặt quen thuộc trên sân khấu và màn ảnh nhỏ, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Thanh Hương còn được công chúng yêu mến bởi lối sống tích cực và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.
Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Trong tổng 11.342,1m2 đất mà thành phố Hà Nội giao cho huyện Đông Anh, có hơn 5.106m2 đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất.
Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Thông tin từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng hàn khẩu "đóng" 4 lối đi tự mở giao cắt với đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc xử lý tận gốc nguồn gây ra ô nhiễm, hồi sinh các dòng sông, đặc biệt là sông Tô Lịch là rất cấp bách. Đồng thời yêu cầu Hà Nội quyết định và thực hiện dự án bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Thời điểm này, tình hình giao thông những ngày cuối năm trên địa bàn Hà Nội diễn biến khá phức tạp, ùn tắc kéo dài vào nhiều khung giờ, tại nhiều nút giao thông. Thực tế đã chỉ ra, hiện diện tích đất dành cho giao thông tại Hà Nội chỉ tăng 0,3%/năm, nhưng xe cá nhân lại tăng 4 - 5%/năm. Vì vậy, áp lực giao thông của Hà Nội sẽ ngày càng lớn nếu không hạn chế được các loại xe cá nhân.
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Chiều 22/1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội triển khai lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024 tại 58 nút giao trên toàn Thành phố.
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

Sau gần một tuần điều chỉnh giao thông, tại nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển, các nút đèn tín hiệu đã được điều chỉnh lại hệ thống đèn cho phù hợp. Tại vòng xuyến giữa nút giao, lực lượng chức năng đã điều chỉnh lại các hướng lưu thông, chia tách các dòng phương tiện… nhờ các giải pháp này, nút giao đã từng bước trở nên thông thoáng.
Hà Nội lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông

Hà Nội lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông

Giai đoạn 2024 - 2025, Công an thành phố Hà Nội chủ trì và triển khai các nội dung, nhiệm vụ về nâng cấp Trung tâm thông tin chỉ huy và lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự, xử lý vi phạm cho phòng Cảnh sát giao thông.
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, có tầm vóc quốc tế, trước hết Thành phố phải xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và thông minh, kết nối thuận lợi, hiệu quả và an toàn, đồng thời phải phát triển hợp lý những phương thức vận tải hiện đại.
“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch

“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch

Đối với công tác bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã quyết định triển khai dự án khẩn cấp; giao Sở Xây dựng chủ trì với các sở, ngành, ban quản lý dự án và các địa phương đẩy nhanh tiến độ dự án. Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu đến 2/9/2025 phải hoàn thành, trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào. Quá trình thực hiện phải đặc biệt chú ý phương án bảo vệ môi trường sinh thái, hệ sinh thái Hồ Tây bổ cập nước hồ về sông Tô Lịch.
Tư duy toàn cầu để xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh

Tư duy toàn cầu để xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh

Ngày 2/12, trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á năm 2024, các đại biểu đã tham gia tọa đàm chia sẻ với chủ đề “Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”.
Sẽ có thêm 3 tuyến đường giao thông qua huyện Quốc Oai

Sẽ có thêm 3 tuyến đường giao thông qua huyện Quốc Oai

(LĐ&PL) Theo Quyết định số 6015/QĐ-UBND ngày 19/11/2024 của thành phố Hà Nội, 3 tuyến đường giao thông tại huyện Quốc Oai sẽ được triển khai xây dựng trong thời gian tới.
Xem thêm
Phiên bản di động