Bàn giải pháp để đưa lương tối thiểu tiếp cận mức sống tối thiểu

Chính sách 22:42 | 16/06/2022
(LĐ&PL) Để chính sách tăng lương tối thiểu được áp dụng hiệu quả, bảo đảm đời sống cho người lao động, phải nhanh chóng đưa quy định mức lương tối thiểu giờ vào thực tế, thông qua việc nâng cao năng suất lao động, chú trọng thỏa ước lao động tập thể trong việc bảo vệ người lao động yếu thế, nhanh chóng luật hóa về lương tối thiểu giờ...
Mong mỏi “lương tăng, giá đừng tăng” [Infographics] Mức lương tối thiểu áp dụng từ ngày 01/7/2022 Cần nghiên cứu lại công thức tính lương tối thiểu theo giờ

Trên đây là những ý kiến được nêu tại buổi tọa đàm trực tuyến “Mức lương đủ sống - Góc nhìn đa chiều” do báo Kinh tế và Đô thị phối hợp cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức sáng 16/6.

Lương tối thiểu là cơ sở để đàm phán mức lương thực tế

Khai mạc tọa đàm, ông Nguyễn Minh Đức - Tổng Biên tập báo Kinh tế và Đô thị cho biết: Ngày 12/6/2022 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Đó là tin vui với người lao động.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Minh Đức: “Dù mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng thì các vấn đề về mức lương tối thiểu vẫn còn không ít những băn khoăn: Việc kiểm soát các doanh thực hiện tăng lương như thế nào, tăng lương có cắt giảm phúc lợi xã hội, tổ chức Công đoàn có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện nghị định của Chính phủ và thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra sao? Nghị định số 38/NĐ-CP không còn quy định những người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề có mức lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Như vậy, người lao động có bị thiệt thòi…?"- Ông Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh.

Bàn giải pháp để đưa lương tối thiểu tiếp cận mức sống tối thiểu
Ông Nguyễn Minh Đức - Tổng Biên tập báo Kinh tế và Đô thị phát biểu khai mạc tọa đàm

Tổng biên tập báo Kinh tế và Đô thị bày tỏ, buổi tọa đàm lần này được tổ chức với mong muốn giúp mọi người hiểu rõ hơn về mức lương tối thiểu, mức lương cơ bản và mức lương đủ sống của công nhân lao động.

Từ tinh thần trên, tại tọa đàm, các diễn giả đã tập trung bàn luận để làm sáng tỏ các vấn đề như lương tối thiểu ở Việt Nam được hiểu như thế nào? Lương tối thiểu đã giúp người lao động đủ sống? So sánh mức lương tối thiểu của Việt Nam với các nước ASEAN…

Thông tin về cách tính lương tối thiểu ở Việt Nam, ông Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho biết: Tiền lương là mối quan tâm của mọi người lao động. Về cách tính tiền lương tối thiểu ở Việt Nam hiện nay, Bộ Luật Lao động, Điều 91 quy định rõ mức lương tối thiểu trả thấp nhất cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Đây là cơ sở thấp nhất để các bên đàm phán, thương lực mức lương thực tế.

Bàn giải pháp để đưa lương tối thiểu tiếp cận mức sống tối thiểu
Ông Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao đổi tại tọa đàm.

Tuy nhiên hiện nay, khả năng đàm phán của người công nhân rất thấp, hầu như không có, trong khi người sử dụng lao động đưa ra lý do mức lương căn cứ lương tối thiểu vùng cộng thêm 5,7% để trả cho người lao động. Đây thường là căn cứ đóng bảo hiểm cho người lao động phổ thông, còn lãnh đạo, quản lý có thể có mức lương khác.

“Trong Điều 91 cũng cho biết, để xác định tiền lương tối thiểu vùng có nhiều yếu tố, cần đảm bảo mức sống tối thiểu cộng thêm hàng loạt yếu tố khác. Theo đó, chúng ta cần xác định mức sống tối thiểu để đảm bảo cuộc sống cho người lao động”- ông Tiến nói.

Cần thực hiện lương tối thiểu theo giờ

Phân biệt khái niệm tiền lương tối thiểu và mức lương đủ sống, PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nêu rõ, lương tối thiểu là mức thấp nhất được luật hóa để cho người lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật làm việc giản đơn trong điều kiện làm việc bình thường; là sàn thấp nhất, lưới bao phủ thấp nhất; doanh nghiệp không có quyền trả thấp hơn mức lương tối thiểu.

Bàn giải pháp để đưa lương tối thiểu tiếp cận mức sống tối thiểu
TS Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trao đổi tại tọa đàm.

Trong khi đó, tiền lương đủ sống là khả năng tiền lương bù đắp các bao phủ tất cả những chi phí cần thiết trong ngân sách cần thiết của người lao động và gia đình họ là: ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp xã hội, an sinh xã hội, phát triển nhân lực và hòa nhập xã hội. Mức sống đó phải được điều chỉnh theo sự phát triển kinh tế.

Mức lương đủ sống phụ thuộc vào quy mô của hộ gia đình, bao gồm số trẻ em trong hộ gia đình và độ tuổi, chi phí của bố mẹ và con cái; thuộc khu vực sinh sống, nhóm ngành nghề làm việc. Như vậy mức lương đủ sống cho biết khả năng bảo đảm các chi phí cần thiết của người lao động và gia đình họ.

“Để lương tối thiểu đảm bảo đủ sống thì phải nhanh chóng thực hiện lương tối thiểu giờ. Hiện nay trong thị trường lao động, một người lao động có thể đóng các vai khác nhau, chúng ta cứ căn cứ vào việc người lao động phải có hợp đồng lao động thì đẩy người yếu thế ra khỏi lưới an sinh. Do vậy, rất cần nhanh chóng ban hành luật Lương tối thiểu”- bà Lan Hương nói.

Bàn giải pháp để đưa lương tối thiểu tiếp cận mức sống tối thiểu
Quang cảnh buổi tọa đàm

Đại diện cho người lao động mang tiếng nói tới buổi tọa đàm, bà Hà Thị Phương Anh - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty May liên doanh Plummy cho biết, mức thu nhập tối thiểu tại Công may liên doanh Plummy ở thời điểm hiện tại 5tr320/tháng. Với mức này ở thời điểm 2 năm trước người lao động có thể tiết kiệm chi tiêu thậm chí có thể dự phòng. Tuy nhiên với thời điểm hiện tại, thực sự tiền lương với người lao động là không đủ sống.

Theo bà Hà Thị Phương Anh, chưa tính đến những phát sinh ốm đau, hay cưới giỗ, thăm hỏi, quê quán, thì sự leo thang của giá cả thị trường hiện nay cũng khiến cho người lao động phải thực sự tiết kiệm tối đa chi phi để trang trải cuộc sống gia đình, nếu với mức thu nhập hiện nay. Có tới 50% người lao động cuối tháng phải vay tiền để chi tiêu vì những khó khăn phát sinh trong cuộc sống.

Ước lượng về mức lương đủ sống dựa trên tính toán từ thực tế chi phí của một gia đình công nhân, bà Hà Thị Phương Anh cho biết, với một gia đình cơ bản (2 vợ chồng, 2 con) thì mức chi phí sẽ vào khoảng 12 triệu đồng/tháng - tương ứng với thu nhập của 2 vợ chồng; chưa tính đến việc người lao động phải chi trả tiền thuê nhà, khoản chi phát sinh trong cuộc sống.

“Thực tế, mong muốn của người lao động rất nhiều. Nhưng tôi mong rằng, sau khi có Nghị định 38 về tăng lương tối thiểu vùng và đối thoại giữa Thủ tướng và công nhân lao động ngày 12/6, Đảng, Nhà nước, Chính phủ sẽ có giải pháp để tiếp tục tháo gỡ, có chính sách tốt nhất cho người lao động để qua đó, người lao động có động lực tiếp tục cùng với lãnh đạo doanh nghiệp, toàn hệ thống chính trị - xã hội góp phần để phát triển nhà máy nói riêng và kinh tế đất nước nói chung”- bà Hà Thị Phương Anh nói.

Sau hơn hai giờ đồng hồ trao đổi, bàn luận; các ý kiến đa chiều vừa có căn cứ khoa học, vừa xuất phát từ thực tiễn của các diễn giả tại buổi tọa đàm đã không chỉ cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích, mà còn giúp các nhà quản lý Nhà nước, chủ doanh nghiệp có cái nhìn xác thực hơn về lương tối thiểu có tiệm cận mức sống tối thiểu của công nhân lao động, ưu nhược điểm trong chính sách tiền lương của Việt Nam so với các nước trong khu vực.
Tú Anh
Link gốc:

Tin khác

Cập nhật mức đóng BHXH bắt buộc từ ngày 1/7/2025

Cập nhật mức đóng BHXH bắt buộc từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, tổng cộng tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc là 25% trên tiền lương làm căn cứ đóng.
Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất ưu đãi vay nhà ở xã hội, thúc đẩy an cư cho người trẻ

Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất ưu đãi vay nhà ở xã hội, thúc đẩy an cư cho người trẻ

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành hai văn bản (số 5312 và 5313/NHNN-CSTT, ngày 24/6/2025), thông báo chính sách lãi suất vay ưu đãi dành cho hai nhóm đối tượng: người trẻ dưới 35 tuổi và khách hàng tham gia các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, chung cư cải tạo. Các ưu đãi này được áp dụng từ 1/7 đến 31/12/2025.
Nhiều khoản phí, lệ phí giảm từ 1/7: Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đến hết năm 2026

Nhiều khoản phí, lệ phí giảm từ 1/7: Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đến hết năm 2026

Từ hôm nay (1/7/2025), Bộ Tài chính chính thức áp dụng chính sách giảm một loạt khoản phí và lệ phí với mức giảm từ 10% đến 50%, nhằm hỗ trợ người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh phục hồi sản xuất, kinh doanh. Chính sách này sẽ kéo dài đến hết năm 2026, theo Thông tư số 64/2025/TT-BTC vừa được ban hành.
Tăng cường số hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Tăng cường số hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025, quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Đây là bước tiến quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trong ngành bảo hiểm xã hội.
Mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế, nhiều đối tượng được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh

Mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế, nhiều đối tượng được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh

Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, bổ sung năm 2024 chính thức có hiệu lực, mở rộng đáng kể quyền lợi cho người tham gia BHYT, nhất là nhóm yếu thế và người có công. Điểm nổi bật của luật mới là nhiều nhóm đối tượng sẽ được Quỹ BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh, kể cả trong một số trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến, góp phần tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Công chức được cử đi học nếu bị kỷ luật buộc thôi việc phải đền bù 100% chi phí

Công chức được cử đi học nếu bị kỷ luật buộc thôi việc phải đền bù 100% chi phí

Theo Nghị định số 171/2025 vừa được Chính phủ ban hành, công chức được cử đi đào tạo sau đại học bằng ngân sách Nhà nước hoặc kinh phí cơ quan nếu tự ý bỏ học, nghỉ việc hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc, sẽ phải đền bù toàn bộ chi phí đào tạo. Quy định này nhằm siết chặt trách nhiệm của công chức đối với khoản đầu tư công phục vụ đào tạo nguồn nhân lực.
Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng: Bộ Y tế đề xuất sửa đổi Nghị định 15 theo chuẩn châu Âu

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng: Bộ Y tế đề xuất sửa đổi Nghị định 15 theo chuẩn châu Âu

Trước hàng loạt vụ việc gây bức xúc dư luận như quảng cáo sai sự thật kẹo rau củ Kera, sữa bột giả, hay thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, Bộ Y tế mới đây đã công bố dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/2018/NĐ-CP nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Dự thảo này hướng tới kiểm soát thực phẩm chức năng và thực phẩm đặc biệt theo hướng tương tự một số nước phát triển như các quốc gia trong Liên minh châu Âu.
Cập nhật mức đóng BHXH bắt buộc từ ngày 1/7/2025

Cập nhật mức đóng BHXH bắt buộc từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, tổng cộng tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc là 25% trên tiền lương làm căn cứ đóng.
Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất ưu đãi vay nhà ở xã hội, thúc đẩy an cư cho người trẻ

Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất ưu đãi vay nhà ở xã hội, thúc đẩy an cư cho người trẻ

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành hai văn bản (số 5312 và 5313/NHNN-CSTT, ngày 24/6/2025), thông báo chính sách lãi suất vay ưu đãi dành cho hai nhóm đối tượng: người trẻ dưới 35 tuổi và khách hàng tham gia các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, chung cư cải tạo. Các ưu đãi này được áp dụng từ 1/7 đến 31/12/2025.
Nhiều khoản phí, lệ phí giảm từ 1/7: Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đến hết năm 2026

Nhiều khoản phí, lệ phí giảm từ 1/7: Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đến hết năm 2026

Từ hôm nay (1/7/2025), Bộ Tài chính chính thức áp dụng chính sách giảm một loạt khoản phí và lệ phí với mức giảm từ 10% đến 50%, nhằm hỗ trợ người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh phục hồi sản xuất, kinh doanh. Chính sách này sẽ kéo dài đến hết năm 2026, theo Thông tư số 64/2025/TT-BTC vừa được ban hành.
Tăng cường số hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Tăng cường số hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025, quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Đây là bước tiến quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trong ngành bảo hiểm xã hội.
Mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế, nhiều đối tượng được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh

Mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế, nhiều đối tượng được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh

Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, bổ sung năm 2024 chính thức có hiệu lực, mở rộng đáng kể quyền lợi cho người tham gia BHYT, nhất là nhóm yếu thế và người có công. Điểm nổi bật của luật mới là nhiều nhóm đối tượng sẽ được Quỹ BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh, kể cả trong một số trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến, góp phần tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe.
Những điểm mới về nghĩa vụ quân sự từ 1/7: Người dân cần lưu ý điều gì?

Những điểm mới về nghĩa vụ quân sự từ 1/7: Người dân cần lưu ý điều gì?

Từ ngày 1/7/2025, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự chính thức có hiệu lực. Với nhiều quy định mới liên quan đến đăng ký nghĩa vụ quân sự (NVQS), gọi nhập ngũ và tổ chức khám sức khỏe, luật mới mang đến những thay đổi quan trọng mà công dân trong độ tuổi thực hiện NVQS cần đặc biệt lưu ý.
Từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ từ 20-50% mức đóng

Từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ từ 20-50% mức đóng

Từ 1/7/2025, mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện sẽ tăng lên, đặc biệt là đối với các nhóm yếu thế, được kỳ vọng sẽ là động lực lớn để nhiều người dân tham gia BHXH tự nguyện, góp phần mở rộng diện bao phủ an sinh xã hội tại Việt Nam.
Từ 1/7: Hàng loạt luật mới chính thức có hiệu lực - Tác động sâu rộng đời sống người dân

Từ 1/7: Hàng loạt luật mới chính thức có hiệu lực - Tác động sâu rộng đời sống người dân

Từ ngày 1/7/2025, chính thức áp dụng nhiều luật quan trọng, điều chỉnh sát sườn các lĩnh vực như bảo hiểm, thuế, công đoàn, dữ liệu cá nhân, y tế, di sản văn hóa… Đây là bước phát triển mạnh mẽ về hoàn thiện pháp luật và cải cách thiết chế Nhà nước, mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.
Đề xuất vi phạm chương trình đào tạo có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 18 tháng

Đề xuất vi phạm chương trình đào tạo có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 18 tháng

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, vốn đã được sửa đổi theo Nghị định số 127/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Từ 1/7, đơn vị phải nộp đủ tiền BHXH chậm đóng và xác nhận bổ sung quá trình cho người lao động

Từ 1/7, đơn vị phải nộp đủ tiền BHXH chậm đóng và xác nhận bổ sung quá trình cho người lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 với nhiều thay đổi trong quản lý sổ BHXH và trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động.
Chính thức miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông từ năm học 2025-2026

Chính thức miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông từ năm học 2025-2026

Ngày 26/6, với 440/441 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết miễn và hỗ trợ học phí cho toàn bộ trẻ mầm non, học sinh phổ thông và người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục công lập trên toàn quốc. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày ký và sẽ áp dụng từ năm học 2025-2026.
Chính sách công nghiệp hiện đại tạo động lực bứt phá cho khu vực tư nhân

Chính sách công nghiệp hiện đại tạo động lực bứt phá cho khu vực tư nhân

Chính sách công nghiệp hiện đại đang mở ra thời kỳ bứt phá cho khu vực tư nhân ở Việt Nam. Từ tư tưởng “Đổi mới - chủ động - sáng tạo”, tiếp cận công nghệ và mở rộng thị trường toàn cầu, đến cải cách hành chính cùng cắt giảm bộ máy, tất cả tạo nên một cơ chế thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân “dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới”.
Cán bộ, công chức được thanh toán tiền khi không nghỉ hết ngày phép năm: “Làm nhiều hưởng nhiều” chính thức vào Luật

Cán bộ, công chức được thanh toán tiền khi không nghỉ hết ngày phép năm: “Làm nhiều hưởng nhiều” chính thức vào Luật

Quốc hội đã thông qua Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), trong đó bổ sung quy định mới về quyền lợi tiền lương của cán bộ, công chức chưa nghỉ hết ngày phép năm. Luật gồm 7 chương, 45 điều, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động