Cần nghiên cứu lại công thức tính lương tối thiểu theo giờ

Chính sách 22:52 | 30/05/2022
Theo đánh giá của các chuyên gia, lương tối thiểu theo giờ có mức đề xuất cao nhất chỉ 22.500 đồng/giờ là thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của thị trường lao động. Nếu quy định mức quá thấp, người lao động có thể “lép vế” khi thương lượng với chủ sử dụng lao động.
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1/7/2022 Để đời sống công nhân lao động được cải thiện phải tăng lương tối thiểu vùng

Lần đầu tiên đề xuất

Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến các bộ, ngành vào dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Trong đó, lương tối thiểu tháng theo 4 vùng tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 - 260.000 đồng) so với mức đang áp dụng.

Bên cạnh đó, lần đầu tiên, cơ quan soạn thảo xây dựng lương tối thiểu theo giờ, dự kiến chia theo 4 vùng: Vùng I là 22.500 đồng/giờ; Vùng II là 20.000 đồng/giờ; Vùng III là 17.500 đồng/giờ; Vùng IV là 15.600 đồng/giờ. Lý giải về đề xuất trên, Bộ LĐ-TB&XH cho hay, trên thực tế, mức lương tối thiểu tháng do Chính phủ quy định hiện chủ yếu áp dụng cho người lao động làm những công việc có tính chất ổn định trong khu vực chính thức.

Cần nghiên cứu lại công thức tính lương tối thiểu theo giờ
Mức lương tối thiểu theo giờ được đề xuất từ 15.600 - 22.500 đồng

Trong khi đó, người lao động làm những công việc có tính chất linh hoạt, làm việc không trọn thời gian cho các hộ gia đình, các cơ cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ (như nhà hàng, siêu thị, quán cà phê...) thì việc sử dụng mức lương tối thiểu tháng làm căn cứ thoả thuận, trả lương theo ngày, giờ, tuần đối với người lao động đang có sự cứng nhắc, thiếu cơ sở áp dụng linh hoạt, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Do đó, bên cạnh mức lương tối thiểu tháng, cần thiết phải quy định mức lương tối thiểu theo giờ để mở rộng độ bao phủ và tăng tính bảo vệ của tiền lương tối thiểu đối với các nhóm lao động làm những công việc linh hoạt, bán thời gian theo quy định của Bộ luật Lao động.

Mức lương tối thiểu theo giờ được xác định dựa trên phương pháp quy đổi tương đương từ mức lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của Bộ luật Lao động. Theo cơ quan soạn thảo, việc áp dụng phương pháp quy đổi tương đương nêu trên phù hợp với điều kiện cụ thể ở nước ta khi lần đầu tiên quy định mức lương tối thiểu giờ, tránh tạo ra sự xáo trộn việc trả lương cho người lao động, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình quan hệ lao động trong doanh nghiệp.

Bộ LĐ-TB&XH cũng nhận định, việc bổ sung mức lương tối thiểu giờ sẽ góp phần hoàn thiện chính sách tiền lương tối thiểu của Việt Nam, tăng tính tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đang đề xuất gia nhập.

Thấp hơn nhiều so với thực tế

Việc áp dụng lương tối thiểu theo giờ là cần thiết để bảo vệ quyền lợi về lương cho các đối tượng làm việc bán thời gian, lao động ở khu vực phi chính thức. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng mức đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH là vẫn còn thấp so với mặt bằng giá cả hiện nay.

Anh Lê Tuấn Linh (Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) hiện đang làm nhân viên bán thời gian tại một quán cà phê trên địa bàn cho rằng mức lương tối thiểu theo giờ 22.500 đồng/giờ là thấp, khó có thể đảm bảo cuộc sống tại Hà Nội. Lao động làm việc theo ca kíp không được hỗ trợ tiền ăn trưa, xăng xe đi lại nên mọi thứ phải tự túc. Với mức đề xuất trên, trừ hết các khoản chi phí, một ngày, thực tế người lao động chỉ nhận được khoảng 100.000 đồng.

Tương tự, chị Nguyễn Ngọc Mai, chủ một cửa hàng kinh doanh thời trang trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, trước đây khi tuyển lao động làm ca mức lương dao động khoảng 22.000 - 25.000 đồng/giờ. Tuy nhiên, hiện nay giá cả sinh hoạt tăng mạnh, nếu đăng tuyển mức này thì khó mà tìm được người, chị Mai đã phải tăng lên 28.000 đồng/giờ mà vẫn chưa tuyển được người ưng ý.

Khảo sát tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, mức lương theo giờ các đơn vị tuyển dụng đang trả cho người lao động trong khoảng từ 20.000 - 80.000 đồng/giờ. Trong đó, lương người lao động làm công việc giúp việc theo giờ đang được trả cao nhất ở mức 50.000 - 80.000 đồng, thấp nhất là lương tạp vụ, chạy bàn quán ăn từ 18.000 - 25.000 đồng/giờ.

Báo cáo tình hình lao động, tiền lương, thu nhập, chi tiêu và đời sống của công nhân lao động năm 2022 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện chỉ ra rằng, nếu không làm thêm giờ, tiền lương của người lao động chỉ ở mức trung bình 4,92 triệu đồng/tháng. Để đảm bảo cuộc sống, nhiều lao động phải đi vay tiền, có người phải rút bảo hiểm xã hội một lần sau đó lại tiếp tục tham gia lại…

PGS. TS Vũ Quang Thọ - nguyên Viện trưởng Viện Công nhân công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), cho rằng, thực tế mức lương phụ hồ, giúp việc theo giờ hiện nay đã trên 50.000 đồng/giờ, nếu để mức lương tối thiểu theo giờ từ 15.600 - 22.500 đồng là không hợp lý.

Cần thiết nhưng chưa thỏa đáng

Mục đích của việc ban hành lương tối thiểu theo giờ nhằm cụ thể hóa Bộ luật Lao động năm 2019, qua đó mở rộng diện bao phủ và bảo vệ của tiền lương tối thiểu đối với người lao động; góp phần tích cực cho việc cải thiện tiền lương, đời sống của người lao động, thúc đẩy phục hồi thị trường lao động, phục hồi sản xuất, kinh doanh, duy trì quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Quy định này cũng như một “sàn” đỡ để bảo vệ quyền lợi của lực lượng lao động không chính thức. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cách quy đổi tương đương từ lương tháng sang giờ như đề xuất không có nhiều ý nghĩa, làm cho tiền lương tối thiểu bị thấp đi.

Trao đổi về nội dung này, Phó trưởng Ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Lê Đình Quảng cho hay, lương tối thiểu theo giờ là mức tối thiểu nhất mà một doanh nghiệp hoặc người thuê mướn, sử dụng lao động phải trả cho người lao động làm việc theo giờ hoặc ngày. Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định tiền lương tối thiểu gồm có tiền lương tối thiểu theo giờ và tiền lương tối thiểu theo tháng, cả hai đều áp dụng theo vùng.

Chính sách này lẽ ra phải thực hiện từ ngày 1-1-2021 khi Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên phải lùi lại. Mức lương tối thiểu theo giờ chính là mức sàn mà người sử dụng lao động bắt buộc phải trả cho người lao động để đảm bảo thu nhập cũng như đời sống của họ và gia đình họ. Bởi, người làm việc theo giờ thường không có các chế độ phúc lợi xã hội, ví dụ như tiền đóng bảo hiểm, hỗ trợ ốm đau... như người lao động trọn tháng.

Song cũng có nhiều ý kiến đề nghị do chúng ta mới lần đầu áp dụng nên trước mắt chỉ áp dụng ở mức đơn giản. Chính phủ sẽ đưa ra mức sàn cụ thể cho lao động làm theo giờ tùy theo từng vùng và sau khi có mức sàn này thì người sử dụng lao động theo giờ sẽ không được trả thấp hơn mức sàn đó.

Ủng hộ việc quy định lương tối thiểu theo giờ, tuy nhiên bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Khoa học lao động xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng, mức sàn mà Bộ LĐ-TB&XH đưa ra là hơi thấp. Nữ chuyên gia nhìn nhận, hiện nay lương tối thiểu tháng chỉ là phần thực lĩnh đến tay người lao động, còn phần chi trả của doanh nghiệp liên quan đến người lao động như chi phí bảo hiểm xã hội, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, cải thiện điều điện làm việc, gọi chung là tổng chi phí về lao động thường bị “che” đi.

Do đó, khi xây dựng lương tối thiểu giờ, những yếu tố này cần được đưa vào, bởi vì nhóm lao động hưởng lương này thường làm việc không trọn thời gian trong một tổ chức cố định. Nếu dùng lương tối thiểu tháng chia cho số giờ làm việc thì tiền lương tối thiểu giờ sẽ thấp. Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, mức lương tối thiểu theo giờ cần cao hơn từ 1,3 - 1,5 lần mức đề xuất thì mới đáp ứng được nhu cầu của người lao động.

Theo An Nhiên/anninhthudo.vn

https://www.anninhthudo.vn/can-nghien-cuu-lai-cong-thuc-tinh-luong-toi-thieu-theo-gio-post506032.antd

Link gốc: https://laodongthudo.vn/can-nghien-cuu-lai-cong-thuc-tinh-luong-toi-thieu-theo-gio-140784.html

Tin khác

Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 có nhiều thay đổi về chế độ thai sản và ốm đau so với Luật BHXH hiện hành.
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, dự kiến áp dụng từ đầu năm 2025.
Tận dụng nguồn lực người lao động cao tuổi

Tận dụng nguồn lực người lao động cao tuổi

Sau khi nghỉ hưu, nhiều người cao tuổi có sức khỏe, khả năng và điều kiện vẫn mong muốn được tiếp tục đóng góp trí và lực cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp xã hội có nhu cầu làm việc để tự nuôi sống bản thân. Từ thực tiễn này đòi hỏi cần có những chính sách phù hợp để tận dụng, phát huy nguồn lực người cao tuổi đồng thời bảo đảm quyền, chế độ cho họ.
Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường tại thành phố Hà Nội không giữ chức vụ quá 10 năm liên tục ở cùng một đơn vị hành chính phường.
Đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế tại Kỳ họp thứ 8

Đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế tại Kỳ họp thứ 8

Ủy ban Pháp luật thống nhất báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 36 bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ngày 14/11, Bộ Y tế thông tin về việc đã ban hành Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Quy định mới về điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Quy định mới về điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

(LĐ&PL) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 143/2024/NĐ-CP quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 có nhiều thay đổi về chế độ thai sản và ốm đau so với Luật BHXH hiện hành.
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, dự kiến áp dụng từ đầu năm 2025.
Tận dụng nguồn lực người lao động cao tuổi

Tận dụng nguồn lực người lao động cao tuổi

Sau khi nghỉ hưu, nhiều người cao tuổi có sức khỏe, khả năng và điều kiện vẫn mong muốn được tiếp tục đóng góp trí và lực cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp xã hội có nhu cầu làm việc để tự nuôi sống bản thân. Từ thực tiễn này đòi hỏi cần có những chính sách phù hợp để tận dụng, phát huy nguồn lực người cao tuổi đồng thời bảo đảm quyền, chế độ cho họ.
Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường tại thành phố Hà Nội không giữ chức vụ quá 10 năm liên tục ở cùng một đơn vị hành chính phường.
Đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế tại Kỳ họp thứ 8

Đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế tại Kỳ họp thứ 8

Ủy ban Pháp luật thống nhất báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 36 bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Chính sách giá và thuế - giải pháp hữu hiệu để kiểm soát tiêu dùng thuốc lá

Chính sách giá và thuế - giải pháp hữu hiệu để kiểm soát tiêu dùng thuốc lá

Sáng 13/8, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tổ chức Healthbridge Canada tại Việt Nam tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin cho cơ quan báo, chí về tác hại của thuốc lá và vai trò của chính sách thuế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Gỡ “rào cản” trong đào tạo nghề cho lao động phi chính thức

Gỡ “rào cản” trong đào tạo nghề cho lao động phi chính thức

Dù phải làm những công việc giản đơn, bấp bênh, song nhiều lao động phi chính thức vẫn không mặn mà với việc học nghề để có một công việc chắc chắn với thu nhập ổn định hơn.
Cách tính lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi

Cách tính lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có phản hồi về chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo quy định hiện nay và cách tính lương hưu đối với người lao động trong trường hợp này.
Công chức có thu nhập không quá 15 triệu đồng được mua nhà ở xã hội

Công chức có thu nhập không quá 15 triệu đồng được mua nhà ở xã hội

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Trong đó, Nghị định quy định rõ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Điều chỉnh thu BHXH, BHYT theo mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7 với ba nhóm đối tượng

Điều chỉnh thu BHXH, BHYT theo mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7 với ba nhóm đối tượng

Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ triển khai thu tiền BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) theo mức lương cơ sở mới (2.340.000 đồng/tháng) từ ngày 1/7/2024.
Người lao động có thể tự đóng thời gian tham gia BHXH chưa đủ để hưởng lương hưu

Người lao động có thể tự đóng thời gian tham gia BHXH chưa đủ để hưởng lương hưu

Bà Dương Thị Minh Châu, Trưởng phòng Truyền thông, Bảo hiểm Xã hội Hà Nội cho biết, người lao động hoàn toàn có thể tự đóng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Tăng quyền chủ động giám sát của Công đoàn để bảo vệ người lao động tốt hơn

Tăng quyền chủ động giám sát của Công đoàn để bảo vệ người lao động tốt hơn

Qua thảo luận tại tổ, nhiều đại biểu Quốc hội nhất trí cần sửa Luật Công đoàn để khắc phục những vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, tiếp cận và xử lý các vấn đề mới phát sinh.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về chính sách liên quan đến NLĐ và cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về chính sách liên quan đến NLĐ và cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng"

Sáng nay (7/6), tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ (thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ chính sách liên quan đến người lao động và cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng”.
Xem thêm
Phiên bản di động