10 giải pháp để "thông dòng tín dụng"
Công ty chứng khoán phải dừng dịch vụ nhận tiền trả lãi Khi tổ chức tín dụng phải kiểm soát đặc biệt, cổ đông không được chuyển nhượng cổ phần Triển khai tín dụng xanh còn nhiều vướng mắc |
Thứ nhất, chỉ đạo ngân hàng thương mại đảm bảo đủ thanh khoản cho nền kinh tế, nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp. Một số ngân hàng thương mại thậm chí dư thừa nguồn vốn.
Thứ hai, giảm lãi suất điều hành năm 2023 và chỉ đạo ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành sau 4 lần điều chỉnh giảm trong năm 2023 trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn neo cao, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp; tiếp tục khuyến khích tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.
Thứ ba, hạn mức tín dụng đặt ra kỳ vọng khoảng 15%, có thể mở rộng linh hoạt những tháng cuối năm. Việc giao chỉ tiêu từ đầu năm để ngân hàng chủ động. Thứ tư, điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ đảm bảo lượng ngoại tệ hợp lý với nhu cầu ngoaị tệ chính đáng của doanh nghiệp và nền kinh tế. Thứ năm, hoàn thiện hệ thống pháp lý, thông qua Luật Các tổ chức tín dụng và xây dựng hệ thống thông tư, nghị định, đưa chế tài mới, quy định mới từ ngày 1/7 thực thi đồng bộ.
(Ảnh minh họa) |
Thứ sáu, kéo dài thời hạn trả nợ, trả lãi, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đến ngày 31/6 kết thúc chính sách này nhưng theo đề xuất mong muốn hiệp hội, doanh nghiệp sẽ kéo dài đến hết năm 2024. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho khó khăn hiện tại của doanh nghiệp nhưng cần tính toán đảm bảo hài hoà chất lượng các tổ chức tín dụng, an toàn cho các ngân hàng thương mại.
Thứ bảy, triển khai quyết liệt chương trình, gói tín dụng ưu đãi, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ hải sản, lâm sản rất quan trọng, giải quyết công ăn việc làm, hàng hoá xuất khẩu. Trong đó, nguồn vốn 340 nghìn tỷ Ngân hàng Chính sách xã hội và 25 chương trình an sinh xã hội của Chính phủ được triển khai rốt ráo.
Thứ tám, triển khai tích cực cho vay tiêu dùng, vừa tạo cơ chế, điều kiện cho công ty tài chính ngân hàng thương mại phục vụ sản xuất, thực hiện mục tiêu kích cầu. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước kết hợp Bộ Công an khai thác trung tâm dữ liệu quốc gia xem xét cho vay không thế chấp với loại hình tín dụng này.
Thứ chín, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thủ tục liên quan đến cho vay của người dân, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại với người vay vốn, phổ cập giải ngân trực tuyến, rút ngắn quy trình giao dịch ngân hàng.
Thứ mười, kết nối hội nghị và ngân hàng, đây là giải pháp truyền thống nhưng Ngân hàng Nhà nước có thể nắm bắt, tháo gỡ trực tiếp vướng mắc, không để vướng mắc nhỏ ảnh hưởng nhu cầu vay vốn cấp thiết của doanh nghiệp.
Bảo Thoa