Khi tổ chức tín dụng phải kiểm soát đặc biệt, cổ đông không được chuyển nhượng cổ phần

Thời sự 09:47 | 05/02/2024
(LĐ&PL) Kể từ ngày tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông không được chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp.
Công ty chứng khoán phải dừng dịch vụ nhận tiền trả lãi Cảnh giác trước chiêu trò đánh cắp thông tin Căn cước công dân đi vay tín dụng

Hạn chế thao túng, chi phối hoạt động của tổ chức tín dụng

Cùng với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được xem là dự án luật khó trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Sau kỳ họp, thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan đã thực hiện rà soát kỹ thuật văn bản sau thông qua. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký chứng thực Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) theo quy định.

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV trên tinh thần cẩn trọng, kỹ lưỡng, bảo đảm yêu cầu cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng theo chủ trương của Đảng, nghị quyết của Quốc hội; bảo đảm nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đồng thời có tính kế thừa; bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng; tăng khả năng chống chịu của hệ thống tổ chức tín dụng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ngân hàng.

Khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, cổ đông không được chuyển nhượng cổ phần
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5.

Luật gồm 15 chương và 210 điều, tăng 5 chương và 47 điều so với Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành. Dự án Luật đã tập trung hoàn thiện 6 nhóm quy định, chính sách.

Thứ nhất là về tổ chức, quản trị, điều hành, quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng; ngăn ngừa, hạn chế thao túng, chi phối hoạt động của tổ chức tín dụng thông qua các quy định như: Tiêu chuẩn, điều kiện chặt chẽ đối với người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng; tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn đối với Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng; mở rộng quy định người có liên quan của một số loại hình tổ chức tín dụng, giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là tổ chức của tổ chức tín dụng, giảm giới hạn cấp tín dụng theo lộ trình cụ thể; tăng cường công khai, minh bạch thông tin.

Thứ hai là hoạt động của tổ chức tín dụng vừa đáp ứng yêu cầu về bảo đảm an toàn hoạt động vừa tạo điều kiện để tổ chức tín dụng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, bao gồm cả cung ứng qua phương tiện điện tử; bổ sung quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.

Thứ ba là tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách nhằm khẳng định địa vị pháp lý, tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngân hàng này.

Thứ tư là xử lý tổ chức tín dụng yếu kém như quy định về can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, cho vay đặc biệt tổ chức tín dụng trên cơ sở nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng, bảo đảm sự an toàn, lành mạnh của hệ thống tổ chức tín dụng.

Thứ năm là xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm trên cơ sở luật hóa một số nội dung phù hợp tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội.

Thứ sáu là quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực ngân hàng.

Chính phủ quyết định việc áp dụng biện pháp đặc biệt

Đáng quan tâm là Điều 162 quy định áp dụng kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt khi thuộc một trong 6 trường hợp.

Cụ thể gồm: Tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có phương án khắc phục gửi Ngân hàng Nhà nước hoặc không điều chỉnh phương án khắc phục theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước; trong thời hạn thực hiện phương án khắc phục, tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có khả năng thực hiện phương án khắc phục; hết thời hạn thực hiện phương án khắc phục mà không khắc phục được tình trạng dẫn đến thực hiện can thiệp sớm; bị rút tiền hàng loạt và có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng; tỷ lệ an toàn vốn của tổ chức tín dụng thấp hơn 04% trong thời gian 6 tháng liên tục; tổ chức tín dụng bị giải thể không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ trong quá trình thanh lý tài sản.

Kể từ ngày tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải báo cáo việc sử dụng cổ phần, phần vốn góp; không được chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; không được sử dụng cổ phần, phần vốn góp để làm tài sản bảo đảm, trừ trường hợp thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đồng thời cũng từ ngày tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt, dư nợ gốc, lãi của khoản vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng đó tại Ngân hàng Nhà nước được chuyển thành dư nợ gốc, lãi của khoản vay đặc biệt và tiếp tục thực hiện theo cơ chế vay tái cấp vốn của các khoản vay tái cấp vốn này; dư nợ gốc, lãi của khoản vay của quỹ tín dụng nhân dân tại ngân hàng hợp tác xã được chuyển thành dư nợ gốc, lãi của khoản vay đặc biệt và tiếp tục thực hiện theo cơ chế cho vay của ngân hàng hợp tác xã đối với quỹ tín dụng nhân dân.

Trường hợp nhằm bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, trật tự, an toàn xã hội khi xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Chính phủ quyết định việc áp dụng biện pháp đặc biệt trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng Nhà nước và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Phương Thảo
Link gốc:

Tin khác

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong niềm tiếc thương vô hạn, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã vào viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xúc động những dòng sổ tang tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Xúc động những dòng sổ tang tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô Lâm ghi sổ tang: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người con yêu quý của dân tộc Việt Nam, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, người đảng viên cộng sản kiên trung, một tấm gương sáng ngời không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, người bạn lớn của nhân dân thế giới”.
Công an Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Công an Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong các ngày 25 và 26/7, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.
Chi tiết Lễ viếng và Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

Chi tiết Lễ viếng và Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa phát đi thông cáo báo chí về Lễ viếng và Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM.
Tình cảm đặc biệt của nhân dân Thủ đô với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm đặc biệt của nhân dân Thủ đô với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, cùng với người dân cả nước, người dân Thủ đô cũng dành những phút "mặc niệm" riêng của mình để tỏ lòng thành kính đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo xuất sắc, người con ưu tú của Thủ đô Hà Nội anh hùng.

Có thể bạn quan tâm

Quận Tây Hồ trao đổi kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng với đoàn cán bộ Viêng Chăn

Quận Tây Hồ trao đổi kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng với đoàn cán bộ Viêng Chăn

Chiều 25/7, Quận ủy Tây Hồ đã đón tiếp đoàn đại biểu lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Thủ đô Viêng Chăn - Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đến nghiên cứu, khảo sát thực tế trao đổi kinh nghiệm thực tiễn về công tác xây dựng Đảng.
Người dân khóc nghẹn chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân khóc nghẹn chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐ&PL) Chiều 26/7, đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đã đến Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội) để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Hàng trăm người lặng im tưởng nhớ công lao và bày tỏ tình cảm, sự tri ân trước sự ra đi của một nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước hết sức giản dị, gần gũi với người dân...
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong niềm tiếc thương vô hạn, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã vào viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xúc động những dòng sổ tang tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Xúc động những dòng sổ tang tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô Lâm ghi sổ tang: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người con yêu quý của dân tộc Việt Nam, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, người đảng viên cộng sản kiên trung, một tấm gương sáng ngời không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, người bạn lớn của nhân dân thế giới”.
Công an Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Công an Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong các ngày 25 và 26/7, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.
Chi tiết Lễ viếng và Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

Chi tiết Lễ viếng và Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa phát đi thông cáo báo chí về Lễ viếng và Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM.
Tình cảm đặc biệt của nhân dân Thủ đô với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm đặc biệt của nhân dân Thủ đô với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, cùng với người dân cả nước, người dân Thủ đô cũng dành những phút "mặc niệm" riêng của mình để tỏ lòng thành kính đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo xuất sắc, người con ưu tú của Thủ đô Hà Nội anh hùng.
Cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô khắc ghi những lời dạy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô khắc ghi những lời dạy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn coi trọng vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong việc bảo vệ an ninh trật tự xã hội, giữ vững an ninh quốc gia. Trong đó, cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Nội vẫn luôn tự hào, vinh dự khi được Tổng Bí thư dành những lời động viên, khích lệ sâu sắc mỗi lần đến làm việc, thăm hỏi, động viên.
Hệ thống Mặt trận Thủ đô luôn khắc ghi những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hệ thống Mặt trận Thủ đô luôn khắc ghi những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Khi còn công tác, trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc vận động nhân dân tăng cường củng cố, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, qua đó góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương.
Tổ chức lại giao thông nút Nguyễn Khuyến - Vũ Trọng Khánh

Tổ chức lại giao thông nút Nguyễn Khuyến - Vũ Trọng Khánh

(LĐ&PL) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, từ nay cho đến ngày 20/12, Sở sẽ tiến hành điều chỉnh tổ chức giao thông tại ngã tư Trần Phú - Nguyễn Khuyến - Vũ Trọng Khánh (quận Hà Đông) phục vụ thi công gói thầu số 4 dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân Thủ đô cũng như cả nước. Những di sản ông để lại về văn hóa là vô cùng sâu sắc và toàn diện; là cơ sở, nền tảng để Đảng ta tiếp tục xây dựng đường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.
Thông cáo đặc biệt về Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt với Hà Nội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt với Hà Nội

Không chỉ là tình cảm với mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên, mà còn là trách nhiệm đặc biệt đối với Thủ đô - trái tim của cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt và có những chỉ đạo sâu sắc, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển trước mắt và lâu dài của Thủ đô Hà Nội.
Toàn văn bài viết của Chủ tịch nước Tô Lâm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bài viết của Chủ tịch nước Tô Lâm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTXVN trân trọng giới thiệu bài viết: "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà Lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân" của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước.
TRỰC TUYẾN: Trang trọng Chương trình kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

TRỰC TUYẾN: Trang trọng Chương trình kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Sáng nay (18/7), tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội trang trọng tổ chức Chương trình kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) và tuyên dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu.
Xem thêm
Phiên bản di động