KỶ NIỆM 134 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 -19/5/2024):

Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

Thời sự 18:46 | 19/05/2024
Hôm nay (19/5), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2024) - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, mỗi chúng ta càng thấm thía những lời dạy của Người về đạo đức cách mạng, về "cần, kiệm, liêm, chính", về đại đoàn kết để xây dựng đất nước phồn vinh; xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Sôi nổi Hội thao chào mừng 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi Thi đua ái quốc Quận Ba Đình (Hà Nội): Phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”

Khát vọng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Người

Cách đây 113 năm, với ý chí, khát vọng cháy bỏng về giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ dưới chế độ thực dân, phong kiến, ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Hành trình tìm đường cứu nước của Người đã mở ra một trong những mốc son rực rỡ nhất trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc.

Gần 30 năm, từ lúc ra đi cho đến khi trở về Tổ quốc, Nguyễn Tất Thành, sau này đã trở thành lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử cao cả, mang đến cho nhân dân Việt Nam ngọn cờ và khát vọng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Từ chủ nghĩa yêu nước, Người đã tìm thấy ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin; đã trở thành một chiến sĩ Cộng sản quốc tế, nhà hoạt động tích cực, sôi nổi truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào cách mạng Việt Nam.

Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
Trước khi về tiếp quản Thủ đô, cán bộ Đại đoàn Quân tiên phong được nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” (19/9/1954). Ảnh tư liệu

Người đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo cả dân tộc ta vùng lên giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lịch sử, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên mới: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Đất nước vừa giành được độc lập, kẻ thù đã lăm le gây hấn và phát động cuộc chiến tranh nhằm xóa sổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ. Mùa đông năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường đi kháng chiến. Hành trang mang theo giản dị, chỉ chiếc ba lô, vài ba bộ quần áo, túi đựng tài liệu, với cái máy chữ, đồng hồ quả quýt cùng gậy trúc và đôi dép cao su. Từ đây, với phương châm kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, Người cùng Thường vụ Trung ương Đảng, Chính phủ lãnh đạo, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Những hoạt động vô cùng phong phú từ khi rời Thủ đô, trải rộng khắp núi rừng Việt Bắc, kéo dài trong 8 năm kháng chiến chống thực dân Pháp đã làm sáng tỏ tư tưởng, đạo đức, phong cách và đời sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tiếp đó, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) là cuộc chiến tranh cứu nước dài ngày, ác liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Trải qua 21 năm chiến đấu, nhân dân Việt Nam đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, non sông thu về một mối. Có được thắng lợi này, một trong những nguyên nhân, đồng thời cũng là bài học sâu sắc, đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược sáng suốt của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Học Bác để tự soi mình

Có thể khẳng định, khát vọng "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc", thành quả cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiến tạo, di sản tư tưởng mà Người để lại tiếp tục mang giá trị dẫn đường cho những thắng lợi của cách mạng Việt Nam, trong đó có những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của gần 40 năm đổi mới, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó cốt lõi là tư tưởng về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng tiếp tục khẳng định: Đi lên Chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Với hướng đi đúng đắn, khát vọng phát triển mãnh liệt và quyết tâm chính trị cao, đất nước ta nhất định sẽ lập nên kỳ tích phát triển mới vì một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, cùng tiến bước, sánh vai với các cường quốc năm châu, thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và ước vọng của toàn dân tộc”.

Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Hợp tác xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên gặt mùa (1954). Ảnh tư liệu.

Chặng đường phát triển đi lên của đất nước từ ngày có Đảng càng khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, trong suốt nhiều năm qua, hàng triệu cán bộ, đảng viên và nhân dân ta đã không quản ngại gian khổ, khó khăn “giàu sang không khuất phục, uy vũ chẳng chuyển lay” để thực sự làm nên những tấm gương sáng vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi, đất nước ta cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức, khó khăn, nhất là tình trạng suy thoái của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, là tệ quan liêu, tham nhũng, sống xa hoa, lãng phí.

Hơn lúc nào hết, toàn Đảng, toàn dân ta phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức. Chính vì vậy, từ năm 2006 đến nay, Đảng ta đã phát động việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp quan trọng để khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm lành mạnh nền đạo đức xã hội, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Thực hiện việc học tập và làm theo Bác là mỗi người chúng ta lấy Bác làm tấm gương để rèn luyện bản thân ngày càng tốt hơn, đưa xã hội Việt Nam, đất nước ngày càng đi lên, tiến bộ.

Học Bác là học về đạo đức cách mạng trong sáng: "Cần, kiệm, liêm, chính; chí công vô tư", học về tư cách người cách mạng, đặc biệt là đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân - kẻ thù ở trong mỗi con người, đấu tranh với cái ác, nâng cái thiện lên để giảm cái ác đi... Học Bác là học phong cách, lối sống giản dị, khiêm tốn, thanh bạch, gần dân, không quan liêu, quan cách, từ ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc.

Sinh thời, Bác dù bận nhiều công việc nhưng vẫn luôn dành thời gian gặp gỡ và căn dặn từng cán bộ, đảng viên, công nhân, nông dân, trí thức, bộ đội, công an, thanh niên, phụ nữ, đến các cụ phụ lão, các cháu thiếu nhi,... rất cụ thể, rõ ràng, sâu sắc. Học Bác là học suốt đời, học hằng ngày, thiết thực, thiết thân. Học Bác là việc làm tự giác của mỗi người, mỗi tổ chức, không ai có thể làm thay được. Nói đi đôi với làm, học để làm theo, làm theo rồi lại học, lại bổ sung, thường xuyên liên tục, không phải một lần là xong.

Học Bác bằng nhiều hình thức, phong phú, sinh động, qua sách báo, ở trường, lớp; qua thực tiễn công việc, trường đời; qua sinh hoạt chi bộ Đảng, đoàn thể, ở cơ quan, trong gia đình; tự phê bình và phê bình; qua tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm; qua phong trào thi đua người tốt, việc tốt, nêu gương những điển hình tiên tiến, phê phán những việc làm xấu, tiêu cực...

Kỷ niệm ngày sinh nhật Bác kính yêu, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kiên định chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi sáng, dẫn dắt dân tộc ta tiến về phía trước trên hành trình hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Phương Bùi

Link gốc:

Tin khác

Liên tiếp 2 vụ cháy nhà ở Hà Nội, Bắc Giang, Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả

Liên tiếp 2 vụ cháy nhà ở Hà Nội, Bắc Giang, Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình có người tử vong trong 2 vụ cháy ở Hà Nội và Bắc Giang. Đồng thời chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tập trung khắc phục hậu quả và triển khai các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng cháy, nổ.
Sẽ lấy phiếu xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội về cấm tuyệt đối nồng độ cồn

Sẽ lấy phiếu xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội về cấm tuyệt đối nồng độ cồn

Về quy định điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, qua thảo luận và ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sẽ tiến hành lấy phiếu xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội về nội dung này.
Hà Nội: Chậm nhất ngày 2/7 công bố điểm thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Hà Nội: Chậm nhất ngày 2/7 công bố điểm thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Chậm nhất ngày 2/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ công bố điểm bài thi các môn thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024 - 2025 của thí sinh trên Cổng thông tin điện tử của Sở và Cổng tuyển sinh đầu cấp của Thành phố.
Có cách giải quyết chênh lệch lương hưu trước và sau cải cách tiền lương

Có cách giải quyết chênh lệch lương hưu trước và sau cải cách tiền lương

Vấn đề chênh lệch lương hưu trước và sau khi cải cách tiền lương không khó giải quyết. Đây là vấn đề chuyên môn, Chính phủ đã từng xử lý bằng Nghị định 42/2023/NĐ-CP liên quan đến các đối tượng nghỉ hưu trước và sau năm 2023.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện tốt

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện tốt

Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Lao động Thủ đô, GS.TS, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho hay, các đại biểu Quốc hội đều mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình, cũng như của Nhân dân cả nước vào những cơ chế cho Thủ đô phát triển trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Có thể bạn quan tâm

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi): Cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi): Cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa

Sáng 24/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), với 94,25% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 61/CĐ-TTg ngày 22/6/2024 gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.
Liên tiếp 2 vụ cháy nhà ở Hà Nội, Bắc Giang, Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả

Liên tiếp 2 vụ cháy nhà ở Hà Nội, Bắc Giang, Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình có người tử vong trong 2 vụ cháy ở Hà Nội và Bắc Giang. Đồng thời chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tập trung khắc phục hậu quả và triển khai các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng cháy, nổ.
Sẽ lấy phiếu xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội về cấm tuyệt đối nồng độ cồn

Sẽ lấy phiếu xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội về cấm tuyệt đối nồng độ cồn

Về quy định điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, qua thảo luận và ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sẽ tiến hành lấy phiếu xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội về nội dung này.
Hà Nội: Chậm nhất ngày 2/7 công bố điểm thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Hà Nội: Chậm nhất ngày 2/7 công bố điểm thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Chậm nhất ngày 2/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ công bố điểm bài thi các môn thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024 - 2025 của thí sinh trên Cổng thông tin điện tử của Sở và Cổng tuyển sinh đầu cấp của Thành phố.
Có cách giải quyết chênh lệch lương hưu trước và sau cải cách tiền lương

Có cách giải quyết chênh lệch lương hưu trước và sau cải cách tiền lương

Vấn đề chênh lệch lương hưu trước và sau khi cải cách tiền lương không khó giải quyết. Đây là vấn đề chuyên môn, Chính phủ đã từng xử lý bằng Nghị định 42/2023/NĐ-CP liên quan đến các đối tượng nghỉ hưu trước và sau năm 2023.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện tốt

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện tốt

Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Lao động Thủ đô, GS.TS, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho hay, các đại biểu Quốc hội đều mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình, cũng như của Nhân dân cả nước vào những cơ chế cho Thủ đô phát triển trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Người thầy hết lòng vì sự nghiệp giáo dục

Người thầy hết lòng vì sự nghiệp giáo dục

Trong những năm qua, thầy giáo Phạm Trọng Bình - Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, luôn tận tụy, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục; có nhiều đổi mới, sáng tạo trong công tác tổ chức Công đoàn, đạt nhiều hiệu quả rõ nét góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường.
Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, giải quyết kiến nghị của cử tri

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, giải quyết kiến nghị của cử tri

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024.
Hôm nay Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV khai mạc

Hôm nay Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV khai mạc

Sáng nay (20/5), Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, bắt đầu chương trình nghị sự dự kiến khoảng 26,5 ngày. Kỳ họp được tiến hành theo 2 đợt (Đợt 1: từ ngày 20/5 đến 8/6; Đợt 2: từ ngày 17 đến 28/6).
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

Hôm nay (19/5), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2024) - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, mỗi chúng ta càng thấm thía những lời dạy của Người về đạo đức cách mạng, về "cần, kiệm, liêm, chính", về đại đoàn kết để xây dựng đất nước phồn vinh; xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Hơn 106.000 học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 công lập không chuyên

Hơn 106.000 học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 công lập không chuyên

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, toàn Thành phố có hơn 106.000 học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2024 - 2025.
Hà Nội kiên quyết cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ

Hà Nội kiên quyết cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ

(LĐ&PL) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội có chủ trương rà soát, phê duyệt phương án đơn giản hóa, cắt giảm ít nhất 20% thủ tục hành chính nội bộ. Phấn đấu ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính nội bộ đối với ít nhất 20% số thủ tục hành chính nội bộ thuộc phạm vi quản lý của UBND Thành phố.
Ban Chỉ đạo Thành ủy về PCTNTC Hà Nội yêu cầu: Đưa ra xét xử 37 vụ án trong quý II/2024

Ban Chỉ đạo Thành ủy về PCTNTC Hà Nội yêu cầu: Đưa ra xét xử 37 vụ án trong quý II/2024

Ngày 8/5, Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) tổ chức phiên họp thảo luận, cho ý kiến về đánh giá kết quả công tác quý I/2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Những hình ảnh đặc sắc trong lễ tổng duyệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Những hình ảnh đặc sắc trong lễ tổng duyệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

(LĐ&PL) Lễ tổng duyệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được thực hiện tại sân vận động của tỉnh Điện Biên. Sự kiện này bao gồm bảy phần quan trọng, bao gồm nghi thức chào cờ, màn biểu diễn trống hội, tiết mục nghệ thuật, công bố các quyết định về việc trao tặng huân chương, các phần khen ngợi, và điểm nhấn là phần lễ diễu binh, diễu hành.
Xem thêm
Phiên bản di động