Vang mãi bản hùng ca

Thời sự 09:40 | 02/09/2023
Bản hùng ca mùa thu năm 1945 với những dư âm vang dội của Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 vẫn hùng tráng, rộn rã trong trái tim và tâm hồn người Việt.
Đảm bảo an toàn cho người dân đón Tết Độc lập Kỷ niệm 78 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công: Bài học về phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo

Cơn gió mát lành của mùa thu cách mạng

Đi khắp phố phường Hà Nội những ngày này ai nấy đều cảm nhận được không khí tưng bừng, rộn rã của niềm vui Tết Độc lập. Những ngọn gió heo may chạy dài theo từng góc phố, hàng cây xanh miên man. Bầu trời xanh mênh mông, nắng vàng nhè nhẹ như rắc mật ong lên khắp không gian. Ngọn gió mát lành của mùa thu cách mạng như thổi về từ 78 năm trước, mang đến cho lòng người niềm hân hoan, rạng rỡ.

Vang mãi bản hùng ca
Lễ thượng cờ tại Quảng trường Ba Đình

Ngọn gió lành ấy đã cùng dòng người ào ạt như thác lũ đổ qua các phố Láng, Mọc, Tràng Tiền, đổ về Bắc Bộ phủ, Trại Bảo an binh, mít tinh trước cửa Nhà hát Lớn… làm nên một ngày vui náo nức, khí thế long trời lở đất.

Toàn dân Việt Nam đứng đều lên góp sức một ngày

Thề đem xương máu quyết lòng chiến đấu cho tương lai

Mười chín tháng Tám khi quốc dân căm hờn kêu thét

Tiến lên cùng hô, mau diệt tan hết quân thù chung.

Người Việt Nam đều thống nhất reo vang lời thề,

Mười chín tháng Tám

Chớ quên là ngày khởi nghĩa.

Hạnh phúc sáng tỏ, non sông Việt Nam.

Mít tinh Tổng khởi nghĩa tại Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 19/8/1945 (Ảnh tư liệu)
Mít tinh Tổng khởi nghĩa tại Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 19/8/1945 (Ảnh tư liệu)

Giai điệu bài hát “Mười chín tháng tám” của nhạc sĩ Xuân Oanh đã khắc họa đầy đủ tinh thần, khí thế như những bước chân náo nức reo vui, như lòng người háo hức lần đầu tiên được đứng lên giành chính quyền về tay Nhân dân, để Nhân dân lầm than được làm chủ vận mệnh, làm chủ cuộc sống của mình của mùa thu năm ấy.

Cơn gió mùa thu mát lành ấy quét sạch ách nô lệ bần hàn, quét sạch tối tăm của chế độ thực dân phong kiến, mở ra một kỉ nguyên tương lai tươi sáng cho toàn thể Nhân dân Việt Nam. Cơn gió lành ấy cũng thổi bùng lên khí thế giành chính quyền, đưa cách mạng tháng Tám lan rộng ra cả nước.

Để đến ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước hàng chục vạn đồng bào tham dự mít tinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Cũng từ đây, Hà Nội chính thức trở thành Thủ đô của nước Việt Nam mới, trở thành thành trì đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự do và chính quyền non trẻ vừa giành được.

Di tích Lịch sử cách mạng Bắc Bộ phủ
Di tích Lịch sử cách mạng Bắc Bộ phủ

Ngày hôm đó, gió mùa thu tung bay những lá cờ đỏ sao vàng trên kỳ đài. Gió mùa thu truyền giọng nói trầm ấm của Cha già dân tộc đi khắp Hà Nội, khắp dải đất từ nay đã được độc lập, tự do. Gió mùa thu đùa tung mái tóc, tà áo dài của những chị, những em đi đón ngày Quốc khánh đầu tiên của đất nước ta. Trong không khí vui chưa từng có, hàng vạn trái tim cùng chung nhịp đập, vỡ òa niềm sung sướng, tự hào.

Hàng vạn tấm lòng đều hướng về Đảng, về Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại. Hàng vạn tấm lòng cùng hướng về một mục tiêu chung, xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Cờ hoa bay rợp trời, lòng người cũng lâng lâng, thăng hoa cùng hạnh phúc vô bờ làm nên những ngọn gió của chứa chan hy vọng. Ngọn gió này hun đúc khí thiêng của ngàn năm Thăng Long, kết tinh của ý chí, nghị lực dân tộc từ hào khí Đông A, của tinh thần dựng nước và giữ nước bao đời chưa bao giờ vơi cạn, chưa bao giờ đầu hàng bất kì kẻ thù nào.

Để rồi 9 năm sau, vào một mùa thu tháng 10, đoàn quân rầm rập “Tiến về Hà Nội” Giải phóng Thủ đô cũng trong những ngọn gió mát lành ấy.

Vang mãi bản hùng ca

Trùng trùng quân đi như sóng

Lớp lớp đoàn quân tiến về

Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng

Cờ ngày nào tung bay trên phố.

Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về

Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào

Chảy dòng sương sớm long lanh

Chúng ta ươm lại hoa sắc hương phai ngày xa

Ôi phố phường Hà Nội xưa yêu dấu (Văn Cao).

Không bỗng dưng mà người ta gọi mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm của Hà Nội. Cũng không bỗng dưng mà nhiều sự kiện trọng đại của Thăng Long ngàn năm văn hiến lại diễn ra vào dịp này. Hà Nội mùa thu là điểm hẹn của lịch sử, là hội tụ của hồn thiêng sông núi.

Điệp trùng những khúc quân hành

Hà Nội, trong chiều dài phát triển của mình luôn đồng hành với bước ngoặt lớn của đất nước. Chính vì thế, vị thế trái tim của cả nước càng trở nên thiêng liêng hơn, cao quý hơn. Điều đó cũng cho thấy, không bao giờ ngủ quên trong niềm tự hào, Hà Nội luôn vận động, luôn mang trong mình những giá trị nội tại để luôn đi trước, đón đầu những vận hội mới cho mình. Trong thành công của Hà Nội suốt chiều dài lịch sử và của ngày hôm nay luôn có bóng dáng của những bản hùng ca vang vọng non sông với tinh thần xốc tới đầy hùng tráng.

Ta chưa quên, ta chưa quên một mùa thu

Hà Nội vùng lên, Hồng Hà cuộn sóng

Ta chưa quên những ngày đêm mịt mù bão lửa

Đêm pháo hoa anh lại gặp em

Trời "Điện Biên Hà Nội" chiến thắng

(Trời Hà Nội xanh - Văn Ký)

Chính vì thế, ẩn trong mình một thành phố lắng hồn núi sông, một thành phố đậm đà văn hóa truyền thống là sự ý thức, tự giác và luôn luôn trong tâm thế sẵn sàng. Trùng trùng những bước quân hành, với bất kì lĩnh vực nào, Hà Nội cũng vào cuộc với tinh thần “ra trận”.

Vang mãi bản hùng ca

Những bản hùng ca vang vọng như tiếp thêm sức mạnh và tự hào thôi thúc người Hà Nội vượt qua bao gian khó. Bởi lẽ, người Hà Nội còn ý thức được rằng, không chỉ vì bản thân mình, Thủ đô là nơi cả nước hướng về. Mỗi thành công, mỗi thắng lợi của Hà Nội đều như phát súng mở đầu, khơi gợi, khích lệ các địa phương trong cả nước cùng vươn lên hoàn thành các mục tiêu, đưa con tàu Việt Nam vươn ra biển lớn của hội nhập và phát triển.

Đặc biệt, trong lĩnh vực văn hóa, Hà Nội là thành phố đầu tiên của Việt Nam tham gia mạng lưới Thành phố sáng tạo thế giới. Là một trong 3 thành phố được lựa chọn trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa tại Việt Nam, Hà Nội tiên phong ban hành Nghị quyết 09-NQ/TU về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”.

Năm 2018, công nghiệp văn hóa đóng góp 3,7% tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố. Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô đặt mục tiêu đến năm 2025, ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP của thành phố. Đến năm 2030, công nghiệp văn hóa trở thành ngành mũi nhọn, phấn đấu đóng góp khoảng 8% GRDP.

Ngọn cờ của quyết tâm đã phất lên, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, toàn bộ ban ngành đoàn thể và Nhân dân Thủ đô cùng thực hiện mục tiêu sử dụng sáng tạo như một động lực phát triển bền vững.

Vang mãi bản hùng ca

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, điều đọng lại vô cùng tự hào của Thăng Long - Hà Nội chính là nền tảng của văn hiến để xây dựng văn minh và hiện đại. Trong đó, sáng tạo như là điều kiện tiên quyết để phát triển văn hóa. Nếu không sáng tạo, nếu không có những ý tưởng đột phá thì không thể đưa nền công nghiệp văn hóa đi lên, gặt hái được những thành quả như mục tiêu đề ra. Bởi vậy, một lần nữa, sự vào cuộc của toàn thể công dân Thủ đô chính là bản hòa ca cùng tạo nên những “làn gió mới” cho văn hóa Hà Nội cất cánh, bay lên trong sự nghiệp xây dựng những hệ giá trị của văn hóa Việt Nam trong thời đại mới.

Hà Nội đó niềm tin yêu hy vọng

Của núi sông hôm nay và mai sau

Chân ta bước lòng ung dung tự hào

Kìa nòng pháo vẫn vươn lên trời cao

(Hà Nội niềm tin và hy vọng - Phan Nhân).

Những ngày mùa thu này, nắng Ba Đình vẫn rạng rỡ như thuở 78 năm về trước. Hàng đoàn người từ khắp mọi miền đất nước, từ khắp năm châu về viếng lăng Bác, kính cẩn nghiêng mình trước lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc. Lời Người nói, tư tưởng, đạo đức của Người vẫn sáng ngời để cháu con ngày nay noi theo, học tập và làm việc theo lý tưởng, với tình yêu quê hương đất nước cháy bỏng trong tim, với khát vọng và hành động quyết liệt vì đất nước đẹp giàu.

Sau khi viếng Bác, mỗi người đến đây đều muốn tản bộ quanh quảng trường Ba Đình, ngắm những lá cờ tung bay phấp phới, ngắm rặng tre ngà đung đưa trong gió, tận hưởng cái nắng ngọt ngào và những cơn gió heo may phảng phất của mùa thu Hà Nội. Một bầu trời xanh chan hòa của tự do để chúng ta thấy trân trọng hơn những ngày ta đang sống, thấy yêu hơn Tổ quốc mình, thấy biết ơn vô bờ với công lao của tiền nhân đã tạo dựng để chúng ta có được hạnh phúc của ngày hôm nay.

Bởi thế, mỗi người dân Việt Nam, bằng trí tuệ và bản lĩnh, bằng khát vọng mãnh liệt, hãy cùng nhau nối dài những làn gió ấy. Để ngàn vạn năm sau, gió mùa thu cách mạng còn truyền bản hùng ca của truyền thống, nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người.

Theo Cẩm Tú/tuoitrethudo.com.vn

https://tuoitrethudo.com.vn/vang-mai-ban-hung-ca-232641.html

tuoitrethudo.com.vn
Link gốc: https://tuoitrethudo.com.vn/vang-mai-ban-hung-ca-232641.html

Tin khác

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, kiến tạo cho phát triển; phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu sự vận dụng nhanh chóng, phục vụ yêu cầu phát triển.
Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, bắt đầu từ năm học 2026 - 2027, phương thức tuyển sinh đầu cấp (lớp 1 và lớp 6) trên phạm vi toàn quốc sẽ có sự thay đổi lớn: không còn tuyển sinh theo địa giới hành chính (tuyến), mà chuyển sang nguyên tắc “học gần nhà”.
Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Sáng nay (16/5), khi thi công dọn hố móng ở dưới đập thủy điện, thì bất ngờ taluy âm tuyến đường qua địa phận xã Mồ Sì San phía trên sạt lở xuống, làm đất đá vùi lấp nhiều người.
Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Ngày 14/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký ban hành Quyết định số 923/QĐ-TTg, phê duyệt Kế hoạch triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Đây là bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự tham gia của toàn xã hội vào quá trình phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Đẩy nhanh cải cách tiền lương để giữ chân người tài là một chủ đề quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh nhân lực ngày càng gay gắt giữa khu vực công và khu vực tư nhân. Cải cách tiền lương không chỉ là vấn đề thu nhập, mà còn là chìa khóa để giữ chân và phát huy nguồn lực chất lượng cao cho đất nước. Việc đẩy nhanh cải cách này cần có quyết tâm chính trị cao, đồng thời đi đôi với cải cách bộ máy và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.

Có thể bạn quan tâm

Thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

Thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng trong việc triển khai, thực hiện mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Cho ý kiến đối với Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đánh giá đây là dự án Luật rất quan trọng, có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế và tác động đến nhiều đạo luật cũng như tác động trực tiếp đến vấn đề quản lý, phân bổ nguồn lực của cả hệ thống chính trị. Việc sửa đổi luật không chỉ là nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý tài chính công, mà còn là đòi hỏi khách quan để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, minh bạch và hội nhập.
Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, kiến tạo cho phát triển; phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu sự vận dụng nhanh chóng, phục vụ yêu cầu phát triển.
Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, bắt đầu từ năm học 2026 - 2027, phương thức tuyển sinh đầu cấp (lớp 1 và lớp 6) trên phạm vi toàn quốc sẽ có sự thay đổi lớn: không còn tuyển sinh theo địa giới hành chính (tuyến), mà chuyển sang nguyên tắc “học gần nhà”.
Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Sáng nay (16/5), khi thi công dọn hố móng ở dưới đập thủy điện, thì bất ngờ taluy âm tuyến đường qua địa phận xã Mồ Sì San phía trên sạt lở xuống, làm đất đá vùi lấp nhiều người.
Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Ngày 14/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký ban hành Quyết định số 923/QĐ-TTg, phê duyệt Kế hoạch triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Đây là bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự tham gia của toàn xã hội vào quá trình phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Đẩy nhanh cải cách tiền lương để giữ chân người tài là một chủ đề quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh nhân lực ngày càng gay gắt giữa khu vực công và khu vực tư nhân. Cải cách tiền lương không chỉ là vấn đề thu nhập, mà còn là chìa khóa để giữ chân và phát huy nguồn lực chất lượng cao cho đất nước. Việc đẩy nhanh cải cách này cần có quyết tâm chính trị cao, đồng thời đi đôi với cải cách bộ máy và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.
Sẽ hoàn thiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trước ngày 25/5

Sẽ hoàn thiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trước ngày 25/5

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính về việc hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa dưới nước, di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục quốc gia.
Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Sau khi dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 được công bố công khai lấy ý kiến đã thu hút sự tham gia góp ý của đông đảo người dân trên địa bàn Thủ đô. Nhiều ý kiến đã bày tỏ đồng thuận việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013, mong muốn việc sửa đổi Hiến pháp sẽ mở ra cơ hội để đưa đất nước phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới.
Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đại biểu Phạm Văn Hoà cho biết, qua theo dõi và tiếp nhận trực tiếp ý kiến của cử tri, người dân và cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này.
Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Theo Phương án, sau sắp xếp, Hà Nội còn 15/17 Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở thành phố Hà Nội (đã bao gồm thành lập 1 hội mới và giảm 3 hội). Đối với các Hội quần chúng còn lại, Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát tinh gọn đầu mối bên trong để hoạt động hiệu quả hơn.
Sáp nhập cấp xã: Hiệu trưởng, hiệu phó trường học có bị cắt giảm?

Sáp nhập cấp xã: Hiệu trưởng, hiệu phó trường học có bị cắt giảm?

Trước chủ trương tổ chức lại chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp, việc sáp nhập cấp xã trên phạm vi cả nước đang được triển khai nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra những băn khoăn từ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trường học, đặc biệt là câu hỏi: Hiệu trưởng và hiệu phó các trường học có bị cắt giảm?
Việt Nam giành 3 Huy chương Vàng tại Olympic Vật lý Châu Á 2025: Thành tích bứt phá ấn tượng

Việt Nam giành 3 Huy chương Vàng tại Olympic Vật lý Châu Á 2025: Thành tích bứt phá ấn tượng

Sáng 11/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố thành tích của đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO) lần thứ 25. Với 3 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng, đoàn học sinh Việt Nam đã ghi dấu ấn mạnh mẽ, vượt xa kết quả của năm 2024 và lần đầu tiên lọt nhóm 5 quốc gia/vùng lãnh thổ có thành tích xuất sắc nhất.
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục

Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT, bảo đảm biên chế giáo viên mầm non, phổ thông và nghỉ hè cho học sinh.
Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Ngày 10/5, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố, đề nghị đẩy mạnh truyền thông về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Xem thêm
Phiên bản di động