Tỏa sáng tinh thần tự cường

Thời sự 15:14 | 02/09/2022
Mỗi người Việt Nam, từ khi sinh ra đã cao lớn, vững chãi vóc dáng của Hoàng Liên, Trường Sơn hùng vĩ; đã mênh mông tầm vóc biển rộng sông dài. Đất và người Việt Nam đều hoài thai khát vọng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm an toàn giao thông dịp lễ Quốc khánh 2-9 Dịp Quốc khánh 2/9/2022, người lao động được nghỉ mấy ngày?
Ảnh: Thanh Hải
Ảnh: Thanh Hải

Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt

Trăm con sông đều muốn hóa Bạch Đằng...

Qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã tích tụ cho mình những phẩm chất, những sức mạnh vô song. Đó là sức mạnh của ý chí độc lập; sức mạnh của sự đoàn kết, sức mạnh của dân tộc, của tinh thần ứng biến linh hoạt, tinh thần nhân văn cao cả.

Những giá trị làm nên thời đại Hồ Chí Minh

Ý chí độc lập vang lên một cách hào hùng, sắt đá từ hàng trăm, hàng ngàn năm trước: Sông núi nước Nam, vua Nam ở; Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu/ Núi sông bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc Nam cũng khác... Tinh thần dân chủ, ngay từ thời phong kiến đã đạt đến một đỉnh cao: Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào. Tinh thần đoàn kết đời đời thấm sâu vào máu thịt mỗi người, qua lời ru mang thông điệp sinh tồn. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh là lẽ sống còn. Người Việt ngàn đời đã biết lựa chọn trường tồn Tổ quốc, dù có phải hy sinh cá nhân, thế hệ. Người Việt ngàn đời đã mang trong mình lời hịch Huấn luyện quân sĩ, rèn tập cung tên, khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ, bêu đầu Tất Liệt dưới cửa khuyết, ướp thịt Thoát Hoan trong trại rơm...

Như thế chẳng những là thái ấp của ta mãi mãi là của gia truyền, mà bổng lộc các ngươi cũng được suốt đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được yên giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng được sum họp đến già; chẳng những là tông miếu ta sẽ được muôn đời tế lễ, mà tổ tông các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẳng những thân ta kiếp này đắc chí, mà đến các người dưới trăm đời nữa tiếng thơm vẫn lưu truyền; chẳng những tên tuổi ta không bị mai một, mà đến tên họ các người cũng để tiếng thơm trong sử xanh.

Tất cả những truyền thống tốt đẹp đó, đến thời đại Hồ Chí Minh, được nhân lên gấp bội. Sau nhiều cố gắng cải lương của các nhà cải cách, sau nhiều tìm tòi con đường giải phóng đất nước từ khởi nghĩa do sĩ phu hoặc trí thức tiểu tư sản lãnh đạo; hay tìm kiếm giúp đỡ bên ngoài của các chí sĩ thất bại; lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Chỉ có cách mạng dưới sự lãnh đạo của chính đảng vô sản, “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Với đường lối “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, Bác Hồ và Đảng ta đã lãnh đạo Nhân dân làm nên cuộc cách mạng tháng Tám thần thánh, giành thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến giữ nước.

Kết quả của Cách mạng tháng Tám và thắng lợi của các cuộc kháng chiến đó không chỉ giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, thu non sông về một mối với nền thống nhất, hòa bình bền vững mà còn khẳng định và nhân lên sức mạnh truyền thống, đúc kết lý luận cách mạng soi sáng tương lai.

Những phát biểu của Bác Hồ mang tính chân lý như “Đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”; “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”; “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”; “Ngoài lợi ích của Tổ quốc, của Nhân dân, Đảng ta không có lợi ích gì khác”...; chính là những giá trị truyền thống được phát huy trong thời đại Hồ Chí Minh, một thời đại đẹp nhất trong lịch sử dân tộc.

Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. Ảnh: Tư liệu
Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. Ảnh: Tư liệu

Nuôi dưỡng tự tin, khơi dậy lòng yêu nước

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: “Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần kiên định ý chí độc lập, tự chủ và nêu cao tinh thần hợp tác quốc tế, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại”.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đặt ra yêu cầu khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc với những mục tiêu cụ thể: Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng sẽ là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Muốn đạt được mục tiêu trên phải có một nỗ lực lớn, một ý chí tự lực, tự cường mạnh mẽ khi mà hiện nay chúng ta đang đối mặt với những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị thế giới; những khó khăn kinh tế, những thách thức môi trường, những tiêu cực xã hội ẩn chứa nguy cơ tồn vong. Và để tự cường, trước hết phải tự tin. Tự tin không phải là lòng tin mù quáng. Nó phải dựa trên nền tảng tri thức, thực tế lịch sử.

Bác Hồ từng nói: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập” (Bài nói chuyện tại “hội nghị chiến tranh du kích”, ngày 13 tháng 7 năm 1952). Ta cũng có thể nói: Một người, một dân tộc không có niềm tin thì không có bất cứ sức mạnh nào, không đạt được bất cứ mục đích gì và không thể có cuộc sống hạnh phúc.

Một góc Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Một góc Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Dân tộc ta quyết không như vậy

Chính vì tự tin, vì có sức mạnh từ chiều sâu văn hóa, mà dân tộc ta luôn lập được những chiến công hiển hách, luôn có những bước phát triển vượt bậc.

Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta từ một nước nhỏ yếu, trở thành một nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á, một ngọn cờ giải phóng dân tộc, rồi trở thành một nước XHCN là một bước phát triển nhảy vọt, vượt qua một số giai đoạn tuần tự lịch sử. Với ý chí “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập”; “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Lịch sử đã diễn ra đúng như vậy. Bước ra từ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chúng ta đã vượt qua cấm vận, thực hiện thành công đổi mới, trở thành một điểm sáng trong thời kỳ hội nhập. Đất nước ta đã đàng hoàng hơn, to đẹp hơn; con người và nhiều hình ảnh đất nước Việt Nam đã lộng lẫy trước mắt bạn bè thế giới.

Và với niềm tin son sắt, với ý chí tự lực, tự cường được hun đúc qua chiều dài lịch sử cộng với sức mạnh thời đại, nhất định dân tộc ta trong tương lai gần sẽ thực hiện trọn vẹn mong mỏi thiết tha của Bác Hồ. Phải chăng, trong triệu triệu trái tim Việt đang sôi trào một tình yêu, một khát vọng, một niềm tin đi tới như câu thơ Tố Hữu đã viết:

Thời đại lớn cho ta đôi cánh

Không có gì hơn Độc lập Tự do!

Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận

Có Đảng ta đây, có Bác Hồ!

Theo Nguyễn Sỹ Đại/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/toa-sang-tinh-than-tu-cuong.html

Link gốc: https://kinhtedothi.vn/toa-sang-tinh-than-tu-cuong.html

Tin khác

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, kiến tạo cho phát triển; phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu sự vận dụng nhanh chóng, phục vụ yêu cầu phát triển.
Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, bắt đầu từ năm học 2026 - 2027, phương thức tuyển sinh đầu cấp (lớp 1 và lớp 6) trên phạm vi toàn quốc sẽ có sự thay đổi lớn: không còn tuyển sinh theo địa giới hành chính (tuyến), mà chuyển sang nguyên tắc “học gần nhà”.
Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Sáng nay (16/5), khi thi công dọn hố móng ở dưới đập thủy điện, thì bất ngờ taluy âm tuyến đường qua địa phận xã Mồ Sì San phía trên sạt lở xuống, làm đất đá vùi lấp nhiều người.
Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Ngày 14/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký ban hành Quyết định số 923/QĐ-TTg, phê duyệt Kế hoạch triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Đây là bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự tham gia của toàn xã hội vào quá trình phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Đẩy nhanh cải cách tiền lương để giữ chân người tài là một chủ đề quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh nhân lực ngày càng gay gắt giữa khu vực công và khu vực tư nhân. Cải cách tiền lương không chỉ là vấn đề thu nhập, mà còn là chìa khóa để giữ chân và phát huy nguồn lực chất lượng cao cho đất nước. Việc đẩy nhanh cải cách này cần có quyết tâm chính trị cao, đồng thời đi đôi với cải cách bộ máy và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.

Có thể bạn quan tâm

Thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

Thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng trong việc triển khai, thực hiện mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Cho ý kiến đối với Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đánh giá đây là dự án Luật rất quan trọng, có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế và tác động đến nhiều đạo luật cũng như tác động trực tiếp đến vấn đề quản lý, phân bổ nguồn lực của cả hệ thống chính trị. Việc sửa đổi luật không chỉ là nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý tài chính công, mà còn là đòi hỏi khách quan để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, minh bạch và hội nhập.
Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, kiến tạo cho phát triển; phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu sự vận dụng nhanh chóng, phục vụ yêu cầu phát triển.
Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, bắt đầu từ năm học 2026 - 2027, phương thức tuyển sinh đầu cấp (lớp 1 và lớp 6) trên phạm vi toàn quốc sẽ có sự thay đổi lớn: không còn tuyển sinh theo địa giới hành chính (tuyến), mà chuyển sang nguyên tắc “học gần nhà”.
Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Sáng nay (16/5), khi thi công dọn hố móng ở dưới đập thủy điện, thì bất ngờ taluy âm tuyến đường qua địa phận xã Mồ Sì San phía trên sạt lở xuống, làm đất đá vùi lấp nhiều người.
Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Ngày 14/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký ban hành Quyết định số 923/QĐ-TTg, phê duyệt Kế hoạch triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Đây là bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự tham gia của toàn xã hội vào quá trình phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Đẩy nhanh cải cách tiền lương để giữ chân người tài là một chủ đề quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh nhân lực ngày càng gay gắt giữa khu vực công và khu vực tư nhân. Cải cách tiền lương không chỉ là vấn đề thu nhập, mà còn là chìa khóa để giữ chân và phát huy nguồn lực chất lượng cao cho đất nước. Việc đẩy nhanh cải cách này cần có quyết tâm chính trị cao, đồng thời đi đôi với cải cách bộ máy và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.
Sẽ hoàn thiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trước ngày 25/5

Sẽ hoàn thiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trước ngày 25/5

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính về việc hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa dưới nước, di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục quốc gia.
Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Sau khi dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 được công bố công khai lấy ý kiến đã thu hút sự tham gia góp ý của đông đảo người dân trên địa bàn Thủ đô. Nhiều ý kiến đã bày tỏ đồng thuận việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013, mong muốn việc sửa đổi Hiến pháp sẽ mở ra cơ hội để đưa đất nước phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới.
Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đại biểu Phạm Văn Hoà cho biết, qua theo dõi và tiếp nhận trực tiếp ý kiến của cử tri, người dân và cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này.
Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Theo Phương án, sau sắp xếp, Hà Nội còn 15/17 Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở thành phố Hà Nội (đã bao gồm thành lập 1 hội mới và giảm 3 hội). Đối với các Hội quần chúng còn lại, Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát tinh gọn đầu mối bên trong để hoạt động hiệu quả hơn.
Sáp nhập cấp xã: Hiệu trưởng, hiệu phó trường học có bị cắt giảm?

Sáp nhập cấp xã: Hiệu trưởng, hiệu phó trường học có bị cắt giảm?

Trước chủ trương tổ chức lại chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp, việc sáp nhập cấp xã trên phạm vi cả nước đang được triển khai nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra những băn khoăn từ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trường học, đặc biệt là câu hỏi: Hiệu trưởng và hiệu phó các trường học có bị cắt giảm?
Việt Nam giành 3 Huy chương Vàng tại Olympic Vật lý Châu Á 2025: Thành tích bứt phá ấn tượng

Việt Nam giành 3 Huy chương Vàng tại Olympic Vật lý Châu Á 2025: Thành tích bứt phá ấn tượng

Sáng 11/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố thành tích của đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO) lần thứ 25. Với 3 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng, đoàn học sinh Việt Nam đã ghi dấu ấn mạnh mẽ, vượt xa kết quả của năm 2024 và lần đầu tiên lọt nhóm 5 quốc gia/vùng lãnh thổ có thành tích xuất sắc nhất.
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục

Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT, bảo đảm biên chế giáo viên mầm non, phổ thông và nghỉ hè cho học sinh.
Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Ngày 10/5, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố, đề nghị đẩy mạnh truyền thông về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Xem thêm
Phiên bản di động