Thủ tướng: Phải phòng, chống dịch bệnh thật tốt để có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

Thời sự 19:07 | 05/07/2022
Sáng 5-7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp lần thứ 15 của Ban Chỉ đạo. Phiên họp được tổ chức trực tuyến giữa đầu cầu Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động

Dự họp tại đầu cầu trụ sở Chính phủ có các thành viên Ban Chỉ đạo: Các Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương.

Các điểm cầu có thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các địa phương là Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Thủ tướng: Phải phòng, chống dịch bệnh thật tốt để có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Có tâm lý chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch, nhất là việc tiêm vắc xin

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 9 triệu ca mắc Covid-19, trong đó hơn 8,3 triệu ca đã khỏi bệnh, có hơn 10 nghìn ca tử vong (chiếm 0,1%). Tích lũy đến nay, cả nước ghi nhận 10.748.639 ca mắc Covid-19, trong đó có 9.708.984 người khỏi bệnh (90,3%), 43.087 ca tử vong (0,4%).

Đáng chú ý, từ ngày 15-3 đến nay, cả nước ghi nhận 4.368.193 ca mắc, 1.610 ca tử vong (tỷ lệ ca chết/mắc là 0,04%; giảm mạnh so với 3,5 tháng trước đó với tỷ lệ ca chết/mắc là 0,25%).

Trong tháng 6, số ca mắc chững lại ở khoảng 600 - 700 ca/ngày; số trường hợp nặng, tử vong tiếp tục giảm. Trong 30 ngày qua, tỷ lệ ca chết/mắc là 0,02%, trong đó, số mắc giảm 4,5 lần và số ca tử vong giảm 10 lần so với tháng trước đó, có 24 ngày cả nước không ghi nhận ca tử vong.

Về tình hình triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, đến hết ngày 3-7, Việt Nam đã tiêm được hơn 233 triệu liều, tỷ lệ sử dụng đạt 97,3%. Hiện nay, Việt Nam là một trong số những quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc xin cao nhất thế giới.

Tỷ lệ bao phủ mũi 2 trên tổng dân số đạt xấp xỉ 80%, vượt 30% so với mục tiêu của WHO. Tỷ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên cao gấp đôi tỷ lệ trung bình trên thế giới. Tỷ lệ tiêm liều cơ bản cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi cao hơn một số quốc gia châu Âu như Italia, Đức, Mỹ, Đan Mạch, Ba Lan...

Tuy vậy, thời gian qua, tốc độ tiêm chủng vắc xin Covid-19 còn chậm, nhất là tiêm mũi 3, mũi 4 cho người trên 18 tuổi và tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Có tình trạng tồn đọng vắc xin Covid-19 tại Trung ương và các địa phương.

Trong khi đó, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế ở nhiều nơi gây ảnh hưởng đến công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và công tác phòng, chống dịch nói chung. Việc triển khai Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội lĩnh vực y tế còn chậm, chưa đạt tiến độ theo yêu cầu.

Thủ tướng: Phải phòng, chống dịch bệnh thật tốt để có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Cần có quy định, hướng dẫn, công thức mới trong phòng, chống dịch

Phát biểu tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia và Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 ở các địa phương thẳng thắn thảo luận, đánh giá tình hình, rà soát công tác phòng, chống dịch, nhất là việc tiêm vắc xin; nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; đề xuất các mục tiêu, giải pháp cụ thể để tiếp tục phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Các đại biểu cho rằng, có tình trạng chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch, nhất là trong việc tiêm vắc xin, thậm chí, một bộ phận người dân né tránh tiêm chủng do đã mắc bệnh hoặc thấy tình trạng bệnh nhẹ khi mắc nên không muốn tiếp tục tiêm vắc xin. Công tác vận động, khuyến khích người dân tham gia tiêm chủng chưa thực sự hiệu quả.

Đặc biệt, hiện nay, chưa có quy định, hướng dẫn, công thức mới trong phòng, chống dịch phù hợp với tình hình thực tế. Việc rà soát nhân viên y tế nghỉ việc trong các cơ sở y tế công lập chưa được tổng hợp, phân tích cụ thể, chi tiết nên chưa khẳng định được nhân viên y tế nghỉ việc có phải chỉ do áp lực công việc, thu nhập thấp, hay do các lý do sức khỏe, gia đình, chuyển việc. Việc thống kê, phân tích số liệu liên quan dịch bệnh cần được tổ chức hiệu quả hơn. Rà soát, bố trí, phân bổ nguồn lực phòng, chống dịch phù hợp với tình hình...

Ban Chỉ đạo nhận định, trên thế giới, biến thể phụ BA.5 của Omicron đã ghi nhận tại nhiều quốc gia và đã xuất hiện tại Việt Nam. Biến thể phụ này có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể phụ BA.2 đang phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Do đó, trong thời gian tới, các ca nhiễm biến thể phụ BA.5 có thể ghi nhận nhiều hơn trong cộng đồng ở nước ta.

Như vậy, số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới do sự xuất hiện của biến thể phụ BA.5. Hệ thống giám sát, đáp ứng phòng, chống dịch từ Trung ương đến địa phương cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vắc xin tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tiếp tục truyền thông để người dân luôn có ý thức phòng, chống dịch.

Thủ tướng: Phải phòng, chống dịch bệnh thật tốt để có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Điều chỉnh công thức phòng, chống dịch từ 5K xuống 2K

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 khẳng định, toàn quốc kiểm soát được tình hình dịch Covid-19, các hoạt động đang trở lại trạng thái bình thường, kinh tế - xã hội phục hồi nhanh.

Theo Thủ tướng, có được kết quả trên là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự ủng hộ, đồng hành của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, thống nhất, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến khó lường với sự xuất hiện biến thể phụ BA.5 của Omicron tại nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Trong nước, sau khi tình hình dịch được kiểm soát tốt trên phạm vi cả nước đã có tâm lý lơ là, chủ quan, nhất là trong việc tiêm vắc xin; việc kiểm tra, đôn đốc thiếu quyết liệt. Trong bối cảnh đó, chúng ta vẫn phòng, chống các dịch bệnh khác, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân và xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế.

Thủ tướng yêu cầu, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, không để dịch tái bùng phát trở lại vì không có người dân nào an toàn, khi có người khác mắc Covid-19; không có quốc gia nào an toàn khi có quốc gia khác còn phải chống dịch; không có tỉnh, huyện, xã nào an toàn khi còn có tỉnh, huyện, xã khác đang phải chống dịch.

“Chúng ta phòng, chống dịch bệnh tốt để có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao đời sống nhân dân; xây dựng đất nước hùng, cường, thịnh vượng...”, Thủ tướng chỉ rõ.

Thủ tướng yêu cầu, phải coi tính mạng, sức khỏe người dân là trên hết, trước hết; người dân là chủ thể, là trung tâm, chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân; phòng dịch vẫn là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, phòng dịch tốt thì không phải chống dịch, chống dịch là thường xuyên, quan trọng, đột phá; phòng, chống dịch từ sớm, từ xa, mỗi người được tiếp cận y tế sớm nhất, nhanh nhất có thể, ngay từ cơ sở.

“Phòng, chống dịch là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự tham gia của nhân dân. Tiêm vắc xin là quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân với chính mình, gia đình và cộng đồng, xã hội”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị tiếp tục 3 trụ cột trong phòng, chống dịch Covid-19 là “xét nghiệm, cách ly, điều trị”; xem xét có hướng dẫn cụ thể thực hiện công thức phòng, chống dịch mới gồm “2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin, thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác”.

Thủ tướng: Phải phòng, chống dịch bệnh thật tốt để có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức triển khai nghiêm túc và hiệu quả Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17-3-2022 của Chính phủ; chủ động xây dựng và tập huấn với mọi tình huống có thể xảy ra, kể cả trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại.

Đặc biệt, tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả, nhất là đối với các đối tượng tuyến đầu và quản lý rủi ro. Theo đó, các bộ, ngành, cơ quan liên quan, thực hiện ngay việc quán triệt và chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa việc tiêm vắc xin cho cán bộ, chiến sĩ, quân nhân, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên trong toàn ngành... trên tinh thần đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để tiêm vắc xin.

Các bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh thông tin truyền thông về tác dụng, hiệu quả của vắc xin, nhất là hiệu quả về ngăn ngừa bệnh chuyển nặng, tử vong. Xác định tiêm vắc xin là để phòng, chống dịch, do vậy mọi người phải chủ động đi tiêm vắc xin để bảo vệ sức khỏe của bản thân, bảo vệ gia đình mình và góp phần bảo vệ cộng đồng.

Thủ tướng nhấn mạnh, Bộ Y tế, các cơ quan liên quan và UBND cấp tỉnh tiếp tục bám sát tình hình dịch bệnh trên thế giới, nhất là sự xuất hiện của các biến chủng mới; chủ động có giải pháp ứng phó với các dịch bệnh mới phát sinh, ngăn chặn, kiểm soát ngay tại cửa khẩu, không để xâm nhập vào nước ta; rà soát, bảo đảm năng lực thu dung, điều trị; chủ động, sẵn sàng các kịch bản, phương án đáp ứng các tình huống dịch bệnh, không để bất ngờ, bị động; phát hiện sớm, điều trị sớm, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển biến nặng, tử vong; tiếp tục tăng cường năng lực của hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở; tập trung xử lý, kiểm soát chặt chẽ dịch sốt xuất huyết. Bộ Y tế chú trọng việc triển khai Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong lĩnh vực y tế.

Đối với vấn đề bảo đảm đủ thuốc, vật tư y tế, nhân lực cho phòng, chống dịch Covid-19 và khám, chữa bệnh cho nhân dân, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế thần tốc triển khai các chỉ đạo của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp ngày 23-6-2022 và Công văn số 4035/VPCP-KTTH ngày 29-6-2022; khẩn trương hoàn thành hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan liên quan và trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị quyết của Chính phủ nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong việc mua sắm thuốc, vật tư y tế. Các bộ liên quan đề cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, tích cực phối hợp, góp ý vào dự thảo nghị quyết.

“Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan phải cải tiến thủ tục hành chính trong đấu thầu thuốc, cấp phép thuốc; công bố rộng rãi, công khai, minh bạch, khách quan, đúng pháp luật giá thuốc, sinh phẩm, vật tư y tế..., bảo đảm việc cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời, thông thoáng, đúng pháp luật”, Thủ tướng yêu cầu.

Thủ tướng chỉ đạo, Bộ Y tế và các địa phương ưu tiên đầu tư cho y tế cơ sở trong đó, quan tâm đầu tư và nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên y tế trường học. Ngành Y tế tại địa phương chủ động phối hợp, hỗ trợ ngành Giáo dục tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2022, đáp ứng yêu cầu về an toàn phòng, chống dịch.

Thủ tướng: Phải phòng, chống dịch bệnh thật tốt để có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
Các thành viên Ban Chỉ đạo tham dự Phiên họp lần thứ 15 tại trụ sở Chính phủ. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn, ổn định và phát triển thị trường lao động, bảo đảm an sinh xã hội; tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện, xử lý phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thủ tướng đề nghị, Bộ Y tế có đánh giá miễn dịch cộng đồng đối SARS-CoV-2 trên phạm vi toàn quốc và các dịch bệnh khác để có giải pháp phù hợp; tổ chức thống kê trung thực, đầy đủ, chính xác để phân tích và có giải pháp khắc phục tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc tại các cơ sở y tế công lập; tiếp tục nghiên cứu sản xuất vắc xin trong nước để chủ động khi có dịch bệnh.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu, các cấp, ngành, đặc biệt cơ quan truyền thông tăng cường truyền thông thông điệp phòng, chống dịch, phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh hiện nay, đồng thời, không bị động trong trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại; trên cơ sở đó, tổ chức triển khai hiệu quả để nhân dân hiểu, chia sẻ và tích cực tham gia, ủng hộ, thực hiện.

Theo Phạm Tiếp (TTXVN)/baotintuc.vn

https://baotintuc.vn/chinh-tri/thu-tuong-phai-phong-chong-dich-benh-that-tot-de-co-dieu-kien-phat-trien-kt-xh-20220705130142906.htm

Link gốc: http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Chinh-tri/1036172/thu-tuong-pham-minh-chinh-phai-phong-chong-dich-benh-that-tot-de-co-dieu-kien-phat-trien-kinh-te---xa-hoi

Tin khác

Bộ Tư pháp thông tin về giới hạn tuổi hành nghề với công chứng viên

Bộ Tư pháp thông tin về giới hạn tuổi hành nghề với công chứng viên

Điểm mới đáng chú ý là dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) giới hạn độ tuổi của công chứng viên là không quá 70 tuổi và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng, trong khi Luật Công chứng hiện hành không quy định điều này.
Lan tỏa tinh thần "Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc"

Lan tỏa tinh thần "Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc"

Hưởng ứng Phong trào thi đua cả nước chung tay “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động sáng nay (13/4), Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến kêu gọi các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, tập thể, cá nhân, các tầng lớp nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài chung tay, góp sức để "không để ai bị bỏ lại phía sau".
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm dịp nghỉ lễ 30/4

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm dịp nghỉ lễ 30/4

(LĐ&PL) Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024, công tác xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đóng vai trò quan trọng.
Quyết liệt các giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông

Quyết liệt các giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông

(LĐ&PL) Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan triển khai quyết liệt các giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông trong Quý II và các tháng cuối năm 2024.
Khẩn trương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc

Khẩn trương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc

(LĐ&PL) Việc sớm hoàn thành, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc là rất cần thiết và cấp bách. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng trong quy hoạch, thiết kế, quản lý đầu tư xây dựng và vận hành, khai thác các dự án đường bộ cao tốc mới, cũng như sớm triển khai nâng cấp các tuyến đường cao tốc đã đầu tư theo quy mô phân kỳ.

Có thể bạn quan tâm

Xứng đáng là người chiến sĩ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu

Xứng đáng là người chiến sĩ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu

Nhiệt tình, không ngại khó khăn, hết lòng phục vụ nhân dân là lời khen ngợi của người dân phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm dành cho Đại úy Nguyễn Đình Chiểu. Với những phẩm chất tốt đẹp anh đã được vinh danh là Gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu năm 2023.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Bộ Tư pháp thông tin về giới hạn tuổi hành nghề với công chứng viên

Bộ Tư pháp thông tin về giới hạn tuổi hành nghề với công chứng viên

Điểm mới đáng chú ý là dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) giới hạn độ tuổi của công chứng viên là không quá 70 tuổi và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng, trong khi Luật Công chứng hiện hành không quy định điều này.
Lan tỏa tinh thần "Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc"

Lan tỏa tinh thần "Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc"

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến kêu gọi các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, tập thể, cá nhân, các tầng lớp nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài chung tay, góp sức để "không để ai bị bỏ lại phía sau".
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm dịp nghỉ lễ 30/4

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm dịp nghỉ lễ 30/4

(LĐ&PL) Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024, công tác xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đóng vai trò quan trọng.
Quyết liệt các giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông

Quyết liệt các giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông

(LĐ&PL) Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan triển khai quyết liệt các giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông trong Quý II và các tháng cuối năm 2024.
Khẩn trương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc

Khẩn trương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc

(LĐ&PL) Việc sớm hoàn thành, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc là rất cần thiết và cấp bách. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng trong quy hoạch, thiết kế, quản lý đầu tư xây dựng và vận hành, khai thác các dự án đường bộ cao tốc mới, cũng như sớm triển khai nâng cấp các tuyến đường cao tốc đã đầu tư theo quy mô phân kỳ.
Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đăng cai tổ chức hội nghị quốc tế ASIACALL lần thứ 21

Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đăng cai tổ chức hội nghị quốc tế ASIACALL lần thứ 21

(LĐ&PL) Nối tiếp thành công của hội nghị ASIACALL lần thứ 20 tại Đà Nẵng, Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh chính thức là đơn vị đăng cai tiếp theo tổ chức hội nghị quốc tế ASIACALL lần thứ 21 với chủ đề “Trợ năng cho người dạy: Tích hợp các công cụ trí tuệ nhân tạo để cá nhân hóa việc dạy và học tiếng Anh”. Hội nghị dự kiến diễn ra ngày 23-24/11 với sự tham gia từ các trường đại học quốc tế, nhà nghiên cứu, giáo viên từ nhiều quốc gia.
Đúc kết những bài học 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển

Đúc kết những bài học 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển

Ngày 28/3, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Thành ủy tới 503 điểm cầu với hơn 11.000 đại biểu tham dự.
Đề xuất hai phương án về cấm nồng độ cồn

Đề xuất hai phương án về cấm nồng độ cồn

Uống rượu, bia, “chỉ dắt xe” có bị phạt vi phạm nồng độ cồn?
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với thanh niên

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với thanh niên

Sáng 26/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2024, nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024).
Sơn Tây: Tổ chức sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sơn Tây: Tổ chức sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐ&PL) Ngày 25/3, Ban Thường vụ Thị ủy Sơn Tây tổ chức hội nghị sinh hoạt chính trị, tư tưởng tới toàn bộ cán bộ chủ chốt các cấp của thị xã.
8 học sinh Hà Nội tham dự Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học

8 học sinh Hà Nội tham dự Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học

(LĐ&PL) Trong số 149 dự án dự thi Cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2023 - 2024, Hà Nội có 4 dự án.
Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng thành phố Hà Nội lần thứ X

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng thành phố Hà Nội lần thứ X

(LĐ&PL) Đến với Hội khỏe Phù Đổng thành phố Hà Nội lần thứ X năm 2024, các đoàn vận động viên quyết tâm thi đấu hết mình với tinh thần giao lưu học hỏi “đoàn kết, trung thực, cao thượng”.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động

(LĐ&PL) Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, dự kiến vào tháng 5/2024, LĐLĐ Thành phố và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố sẽ phối hợp tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố với đoàn viên, người lao động Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động